Vì một giấc mơ tiên

Có lẽ hiếm đâu trên thế giới có một bộ quốc sử ghi lại truyền thuyết Cha Rồng-Mẹ Tiên như bộ Đại Việt sử ký toàn thư. Đó là tiền đề quan trọng tạo nên sự bùng nổ hình ảnh Rồng - Tiên trong nghệ thuật điêu khắc thế kỷ 16-18. Năm 2022, tại EXPO 2020 Dubai, qua hiệu tứng 3D mapping hình ảnh Rồng-Tiên, một biểu tượng thiêng liêng, đầy tự hào của người Việt đã được trình chiếu trên vòm của tòa nhà Al Wasl Plaza. Cũng như nhiều con dân đất Việt, tôi mơ ngày nào đó sẽ có một bộ phim mang âm hưởng huyền sử về sự sinh thành dân tộc. Một bộ phim mang âm hưởng sử thi thực sự hùng tráng, bay bổng và lãng mạn. Để có được một bộ phim như vậy, bên cạnh yếu tố kịch bản hay, không thể không quan tâm đến thiết kế mỹ thuật, đến kỹ xảo điện ảnh… những vấn đề thị giác.

Cánh diều Tiên được nghệ nhân Cao Hằng Quan lấy cảm hứng từ Tiên chạm khắc đình làng

 

Lịch sử điện ảnh Việt Nam đã suýt soát 100 năm, nhưng chúng ta có rất ít những bộ phim lịch sử (hơn 20 bộ phim). Phim lấy bối cảnh cổ đại càng ít. Chỉ có một số bộ phim như Sơn thần thủy quái (1991,Về truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh ), Thạch Sanh (1995, về chuyện Thạch Sanh - Lý Thông) Cuộc chiến với Chằn Tinh (2014, về chuyện Thạch Sanh - Lý Thông). Phải tới năm 2017 thì bộ phim hoạt hình Con Rồng cháu Tiên do đạo diễn Leo Dinh, được đầu tư bởi Biti’s. Đây cũng là b phim hot hình đầu tiên v truyn thuyết Lc Long Quân và Âu Cơ. B phim hot hình Con Rồng cháu Tiên dài 23 phút, được đầu tư nghiên cứu trong suốt 2 tháng để lên ý tưởng, tìm kiếm tư liệu kho tàng lịch sử - văn hóa. Bộ phim có sự góp sức của hơn 100 nghệ sĩ miệt mài sau hơn 180 ngày. Mặc dù phim tạo nên một kỷ lục về lượt người xem, được coi là phim phim hoạt hình hình lịch sử thành công nhất cho đến nay, nhưng phim đã bộc lộ những hạn chế vốn có lâu nay của điện ảnh Việt Nam. Đó chính là vấn đề nghiên cứu, phát huy vốn di sản mỹ thuật, để thể hiện được chiều sâu văn hóa, thể hiện được tâm hồn, bản lĩnh, khí phách văn hóa của ông cha ta.

Tiên cưỡi rồng đình Viên Đình, Ứng Hòa, Hà Nội.
Bản vẽ: Trần Hậu Yên Thế

 

Có thể ví bộ Đại Vit s toàn thư như tờ giấy khai sinh hợp pháp của triều đình phong kiến Việt Nam cho đồ án Rồng - Tiên. Cho dù hình ảnh Rồng - Tiên hết sức đẹp đẽ, bay bổng nhưng cho đến nay chưa thấy có hình ảnh nào về đồ án này trong không gian cung đình, dù Thăng Long hay Thun Hóa. Mc dù tính cht quan phương ca Đại Vit s toàn thư thì không có gì phải nghi ngờ, nhưng sự thiếu vắng hình ảnh của huyền thoại sinh thành dân tộc này dường như không có chỗ đứng trong không gian quyền uy cung đình.

1. Tiên nữ trên mặt sau tấm bia Thần Quang tự Đại pháp bi sư, niên đại 1670 ở chùa Keo, Xuân Trường, Nam Định.
Bản rập: Xuân Như

 

2. Tiết mục Tiên múa, rối nước.
Ảnh: Bá Ngọc

 

Liệu những con rồng uy dũng, ngạo nghễ thời Lê Sơ có chấp nhận để các nàng tiên điệu đà ngồi trên lưng? Liệu triều đình có th chp nhn nhng nàng tiên chân đất, đầu trần đè đầu cưỡi cổ rồng không? Vì cung đin thi Lê Sơ đã thành tro bi nên không th xác quyết là có hay không. Nhưng trên nhng tm bia thời này, chúng ta cũng tuyệt nhiên không thấy hình ảnh đồ án Tiên cưỡi rồng. Những bức chạm Rồng - Tiên phải tới thời Mạc mới xuất hiện.

Đồ án tiên nữ xuất hiện phổ biến trong trang trí kiến trúc các không gian tâm linh của người Việt. Sự bùng nổ hình ảnh tiên nữ trong khoảng ba thế kỷ từ thế kỷ 16 - 18, theo chúng tôi liên quan đến vô thức tập thể và hoàn cảnh xã hội đương thời hơn là kết quả trực tiếp của Lão giáo hay đạo Mẫu hay một sắc lệnh nào của triều đình.

Một tác động quan trọng trong giai đoạn thế kỷ 16-18 là thương mi quc tế đã to điu kin cho s nâng cao v thế ca người ph n - mt nhân t quan trng trong mng lưới thương mi toàn cuTừ những bà Hoàng trên đá đến những bà Tiên trên gỗ cho chúng ta tin rằng vị thế nổi bật của người phụ nữ ở giai đoạn này là bệ đỡ cho sự xuất hiện vô số hình ảnh Tiên nữ trong nghệ thuật tạo hình. Cuốn sách Bà hoàng trên đá của Vũ Thị Hằng cho ta gặp lại rất nhiều gương mặt quý bà lưu lại trên những tấm bia hậu Phật thế kỷ 16-18. Nhưng ngay từ thời Lý - Trần, học giả Nhật Bản Momoki Shiro đã chú ý đến v thế ca nhng người ph n Đại Vit trong tương quan vi các nước trong khu vc.

Cũng vào thời gian hưng thịnh tín ngưỡng thờ Mẫu, trong nghệ thuật điêu khắc người Việt bỗng xuất hiện vô vàn hình tượng Tiên nữ. Những nàng Tiên sừng sững hiên ngang, cưỡi rồng đạp hổ, náo nức khúc hoan ca trên những mảng chạm ở đình chùa, đền miều. Từ góc khuất, bên rìa của các không gian tín ngưỡng, các Tiên nữ bước ra ánh sáng, đứng ở vị trí trung tâm: lung linh sắc màu, rạng ngời hào quang. Hình nh Tiên n cưỡi rng vượt lên khuôn phép ca ngh thut phong kiến t nhiu thế k trước đó Vin Đông. Chc chn, đó là hình nh lãng mn, truyn cm hng mãnh lit nht trong ngh thut to hình Vit Nam. Hình nh Tiên n cưỡi rng là mt ni dung quan trng được đề cp đến trong chuyên kho Tinh hoa mỹ thuật Việt truyền thống - Hình tượng tiên n (Nxb Giáo dục Việt Nam, 2022) của tập thể tác giả Trần Hậu Yên Thế, Trần Trung Hiếu, Lê Thị Liễu, Trần May. Để hướng đến mt b phim mang âm hưởng s thi v truyn thuyết Lc Long Quân và Âu Cơ trong tương lai, tương xng vi lch s hào hùng ca dân tc Vit Nam, chúng tôi xin được nêu những nét chính yếu về tạo hình của hình tượng Cha Rồng - Mẹ Tiên.

1. Múa Sư tử - Nghê - Tiên. 
Ảnh: Phan Huy 

 

2. Các đào nương ca trù hát cửa đình là nguồn cảm hứng quan trọng cho các nghệ nhân tạo tác nên hình tượng tiên nữ
Ảnh: Phan Huy 

 

_______________
1. Vũ Thị Hằng (2022), Bà Hoàng trên đá - Chân dung nữ quý tộc trên điêu khắc Hậu Phật thế kỷ 16 - 18 ở Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
2. Momoki Shiro (2007), Sự biến đổi xã hội Đại Việt thế kỷ XIV qua văn khắc (khảo sát ở Hà Tây), Việt Nam học, Kỷ yếu hội thảo quốc tế lấn thứ Hai, Nxb Thế giới, Hà Nội.

TRẦN HẬU YÊN THẾ

Nguồn: Tạp chí VHNT số 523, tháng 1-2023

;