Con Mèo trong thành ngữ, tục ngữ người Việt

Trong dòng chảy 12 con giáp của lịch phương Đông truyền thống, có lẽ MÈO là con giáp mang bản sắc dân tộc hơn cả. Bởi trong 12 con giáp này, con giáp thứ tư - MÈO - cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa Việt Nam và Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan...

Tranh Xuân Quý Mão của nhóm họa sỹ Phố cổ Hà Nội

 

Thật vậy, theo Hán điển, Mão chỉ con thỏ - như Mão canhcanh thịt thỏ. Baidu bách khoa giải thích tương tự. Mà nói đâu xa, ngay cả cụ Đồ Chiểu, một nhà thơ lớn đậm hồn cốt dân tộc cũng từng có lần đưa hình tượng thỏ vào 12 con giáp khi bàn về vận số Vân Tiên: “Hiềm vì ngựa chạy đường xa/ Thỏ vừa ló bóng, đà gáy tan/ Bao gi cho ti bc phang/ Gp chuột ra đàng con mới nên danh”… Song, với phần đông người Việt Nam, Mão dứt khoát là mèo. Và dù trong li ăn tiếng nói hng ngày, trong kho tàng thành ng - tc ng, văn hc dân gian Vit Nam, hình tượng, bóng dáng con mèo có ít hơn con trâu, con gà, con lnthì vn còn đó vô vàn nhng triết lý nhân sinh được các bc tin nhân gi li.

Nếu Ăn như mèo chỉ ai đó ăn chậm và ít, chủ yếu là trẻ nhỏ và phụ nữ (vì Nam thực như hổ, nữ thực như miêu) thì Ăn nht mi biết thương mèo là mt s tri nghim: có vào hoàn cnh thiếu thn, thit thòi mi biết thương người cùng cnh ng. Bắt mèo ăn gừng cho thấy chuyện ép buộc ai đó làm một việc trái sở trường, không phù hợp năng lực. Buộc cổ mèo, treo cổ chó phê phán sự hà tiện, keo kiệt quá đáng. Chưa biết mèo nào cắn mỉu nào hàm ý s nhc nh: "đường dài mi hay sc nga", chưa chc ai đã hơn ai đâu, đừng trông mt mà bt hình dong hay nhn xét cm tính, phi ch thc tế chng minh! Chửi mèo quèo chó chỉ thái độ vùng vằng, giận dỗi “đá thúng đụng nia” hoặc mượn chuyện chửi người này để cạnh khóe người khác. Coi mèo vẽ hổ nói vic hình dung, phng đoán s vt thông qua cái tương tự. Đó cũng là việc làm không chắc chắn, không hoàn toàn chính xác, dễ dẫn tới sai lầm. Cùng một hình ảnh nhưng nếu Mèo uống nước bể nhắc nhở ai đó làm gì cũng phải biết lượng sức mình vì khả năng có hạn (Mèo uống nước bể có khác gì Mèo vật đống rơm hay Dã tràng xe cát biển Đông) thì Giàu về thể, khó về thể, mãn (mèo) ung nước b có bao giờ cạn lại mang ý nghĩa khác: người biết chi tiêu hợp lý sẽ không bao giờ túng thiếu! Mèo già hóa cáo nói k lâu ngày, sng lâu năm tr nên ranh mãnh, qu quyt. Làm như mèo mửa là câu dành cho người làm vic gì lem nhem, không chu đáo đem li s nhp nhúa, bn thu như th mèo ma ra. Mèo bỏng sợ cả nước lạnh ngụ ý một lần dại dột, lầm lẫn hay gặp điều không hay thì “khiếp đến già”, lần sau chỉ thấy loáng thoáng đã vội tránh xa như Kinh cung chi điểu. Lèo nhèo như mèo vật đống rơm nói k nài n, mè nheo dai dng để xin bng được cái gì đó. Người hay khoe khoang, t ph có th soi gương mình qua câu Mèo khen mèo dài đuôi. Câu Mèo lại hoàn mèo dành cho k không an phn, mun bt phá vươn lên nhưng lc bt tòng tâm, vn phi quay v đim xut phát cũ. Sợ xanh mắt mèo là ni s hãi lên đến cc đim. Mổ mèo lấy mỡ chỉ sự tham lam, “vắt cổ chày ra nước”. Nói v chuyn phi chăm ch lao động mi có cái mà ăn, người xưa “mượn” mèo nhc nh: Con mèo, con mẻo, con meo/ Muốn ăn thịt chuột, phải leo trần nhà. Nếu Tiu nghỉu như mèo bị cắt tai cho thấy những buồn rầu, hụt hẫng, thất vọng ghê gớm thì Mèo lành ai nỡ cắt tai là một sự ăn ở biết điều: không thể cư xử tệ với người tốt.

1. Lê Anh Vân, Mèo ăn cá, acrylic, 2022

 

2. Lê Anh Vân, Gia đình mèo, acrylic, 2022

 

Trong đời sống thực, hai món ăn mà mèo thích nhất là mỡ và . Chính vì vậy, câu Như mèo thấy mỡ là s v vp mt cách thái quá, thy th mình thích mà quên c ý t, th din và Mỡ để miệng mèo là hành động không khôn ngoan bi Mỡ để miệng mèo trước sau thế nào cũng mất. Chẳng thế mà người xưa từng đúc kết: Mèo nào chẳng ăn vụng mỡ. Ngoài mỡ thì là món quà may mn đối vi mèo. Mèo ăn được đã là may, Mèo mù vớ phải cá rán thật ngoài sức trông đợi, vượt quá sự mong chờ.

Có những câu thành ngữ, tục ngữ nói về mèo không mang ý nghĩa tích cực cho lắm. Mèo là điềm chẳng lành như câu thành ngữ mang màu sắc duy tâm xưa: Mèo đến thì khó, chó đến thì giàu. Do chỉ quẩn quanh trong nhà, góc bếp, ngoài sân… hình ảnh mèo cũng thường được dùng để chỉ những người nam nhi an phận thủ thường, không có chí vẫy vùng “Phú Xuân đã trải, Đồng Nai cũng từng”: Chồng người vác giáo săn beo/ Chồng em vác đũa săn mèo quanh mâm; Chồng người đi ngược về xuôi/ Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo

Dưới cái nhìn dân gian, mèo thường hiện lên trong mối quan hệ với chuộtchó bởi mèo và chuột vốn không đội trời chung, còn mèo và chó thì xung khắc, không bên nào chịu nhường bên nào. Trong mối quan hệ giữa mèo và chuột, Lôi thôi như mèo sổ chuột chỉ sự thẫn thờ, ngơ ngác của người đang tiếc rẻ vì đánh mất một cơ hội ngon ăn. Nếu Mèo bé bắt chuột con là hành động ca kẻ biết mình, biết người, không dám “ôm” những gì quá sức thì Mèo con bắt chuột cống là hành động phi thường ca k tài không đợi tui. Ngược li, Mèo mẹ bắt chuột con chỉ người có khả năng lớn mà đi làm những chuyện nhỏ, không xứng với kỳ vọng. Đây đó, đôi khi còn có chuyn ngược đời: Mèo già lại thua gan chuột nhắt - ý chê người nhiều tuổi nhát gan hơn trẻ con hoặc người có thế lực lại thất bại trước sự mạnh mẽ, vươn lên của kẻ không có gì để mất. Mèo già khóc chuột hay Con mèo mà trèo cây cau/ Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà chỉ phường đạo đức giả. Rình như mèo rình chuột là s quan sát, theo dõi mt cách kín đáo, kiên nhn, quyết không buông tha. Chuột gặm chân mèo hay Chuột cắn dây buộc mèo là hành động quá ư liu lĩnh, nguy him, nhất định chuốc tai họa vào thân không khác nào Chuột sa cũi mèo.

1. Trần Đức, Mèo ôm cá

 

Trong mối quan hệ giữa mèo và chó, Mèo đàng chó điếm chỉ phường vô lại, quỷ quái, bịp bợm, thường sống lang thang không nhà, không cửa. Chó tha đi, mèo tha lại là nhng th b chê bai, rung b, b đùn đẩy qua tay nhiu người, không ai chu nhn. Ăn như chó vi mèo nói chuyn nhng người hay mâu thun, xích mích, không hòa thun. Chó chê mèo lắm lông chỉ kẻ đã xấu, kém lại đi bới móc, chê bai người khác. Mượn hình ảnh chó, mèo để chỉ những ai ghen ăn tức ở, dân gian khái quát: Chó ghét đứa gặm xương/ Mèo thương người hay nh. Chó treo mèo đậy là li nhc: phải tùy đối tượng vật nuôi mà có cách gìn giữ đồ ăn thức uống cho phù hợp. Cũng có lúc “Mèo làm, chó chịu” như câu ca dao: Con mèo làm vỡ nồi rang/ Con chó chạy lại nó mang lấy đòn.

Ngoài mối quan hệ với chuộtchó, đôi khi, mèo còn được so sánh với hổ để thấy được cái nghịch lý, trớ trêu của cuộc đời rằng người ta thường chỉ dám bắt nạt kẻ yếu thế hơn, còn với kẻ mạnh thì dù chịu thiệt hại bao nhiêu cũng phải ngậm bồ hòn làm ngọt: Mèo tha miếng thịt xôn xao/ Kễnh (hổ) tha con lợn thì nào thấy chi hay: Mèo tha miếng thịt thì đòi/ Hùm tha con lợn mắt coi trừng trừng

2. Vũ Đình Tuấn, Mèo châu Á, khắc gỗ, 2011

 

Nói về mèo, dân gian có sự phân biệt rất rõ giữa mèo nhàmèo hoang. Mèo hoang là mèo vô chủ, nay đây mai đó, không có đức hạnh gì. Mèo hoang mà gp chó hoang thì đúng là “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” vì chúng là bn người vô li, kết bè kéo cánh để làm vic xu xa, tồi tệ. Dân gian từng mượn hình ảnh mèo hoang, chó hoang để nói về những người khốn khó, bần hàn đến tận cùng, không còn lựa chọn nào khác ngoài chuyện đi ăn trộm: Mèo hoang lại gặp chó hoang/ Anh đi ăn trộm, gặp nàng bới khoai.

Du đã ln tìm hàng ngàn trang sách, hàng vạn câu thành ngữ, tục ngữ thì trong một bài viết nhỏ, người viết cũng không dám chắc chắn đã đề cập hết những câu chữ về mèo. Song, chỉ bấy nhiêu thôi, cũng đã hiện lên cả một thế giới nhân sinh, nhân tình với nhiều triết lý, ngụ ngôn sâu sắc.

 

THANH HÀ

Nguồn: Tạp chí VHNT số 523, tháng 1-2023

;