• Xây dựng đời sống văn hóa > Đất nước - con người

Trăm năm làng nghề bên sông Tiền

Chợ Mới là một huyện cù lao của tỉnh An Giang, có vị trí địa lý khá đặc biệt khi nằm giữa hai dòng sông Tiền và sông Hậu. Do đó, cù lao này không chỉ là vùng đất trù phú được thiên nhiên ban tặng, mà còn có nhiều giá trị văn hóa đậm chất sông nước. Đặc biệt, huyện Chợ Mới có đến ba làng nghề truyền thống hết sức độc đáo, nằm trải dài dọc theo sông Tiền. Mỗi làng nghề đều có danh tiếng lan rộng khắp cả Nam Bộ.

Huyện Quan Sơn (Thanh hóa): Độc đáo trang phục truyền thống của người phụ nữ Thái

Ai đã lên miền sơn cước Quan Sơn (Thanh Hóa), hẳn không khỏi ngẩn ngơ trước những cô gái Thái trong trang phục truyền thống với áo cóm, váy đen và chiếc khăn đội đầu. Là vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời, trải qua các thời kỳ lịch sử, đồng bào dân tộc Thái nơi đây luôn gìn giữ và trao truyền di sản văn hóa truyền thống. Trang phục là một trong những nét tiêu biểu của sắc thái độc đáo văn hóa Thái.

Nghề “Ăn cơm dưới đất làm việc trên... trời”

Vùng Bảy Núi (An Giang) từ lâu nổi tiếng với những rừng thốt nốt bạt ngàn - một loài cây kì lạ 20 năm mới ra trái đã vô tình sản sinh ra nghề trèo thốt nốt độc đáo. Những người “ăn cơm dưới đất, làm việc trên... trời” này thường “độc lập tác chiến” và luôn đối mặt với sự an nguy của tính mạng nhưng do cuộc mưu sinh, họ chấp nhận rủi ro để kiếm tiền lo cho gia đình.

Lễ mát nhà của người Mường

Lễ mát nhà là nghi lễ có ý nghĩa rất quan trọng đối với các gia đình người Mường. Mát nhà là nghi lễ cúng tế để hóa giải, xua đuổi những điều xấu, cầu may mắn, mát mẻ cho con người, nhà cửa, cây trồng vật nuôi và đồ dùng vật dụng trong gia đình… Hưởng ứng chương trình: “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” và chương trình kích cầu du lịch nội địa với chủ đề: “Du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn” do Bộ VHTTDL phát động, mở đầu cho chuỗi sự kiện của tháng 10 “Giai điệu núi rừng”, Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã tái hiện Lễ mát nhà tại không gian làng dân tộc Mường.

Sóc Trăng sôi nổi lễ hội đua ghe ngo

Đua ghe ngo từ lâu đã trở thành một hoạt động hấp dẫn không thể thiếu trong ngày Lễ hội Oóc om bóc truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ. Đua ghe ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2020 diễn ra từ ngày 30 đến 31/10/2020 trong sự rộn ràng, háo hức của hàng chục ngàn người hâm mộ và du khách.

Sống chậm ở Rue Gia Hoi

Rue Gia Hoi (đường Gia Hội) là tên gọi trước đây của đường Chi Lăng. Con đường dài 1850m chạy song song với bờ sông Hương thuộc địa phận ba phường Phú Cát, Phú Hiệp, Phú Hậu (thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế) với nhiều kiến trúc cổ độc đáo, nhiều giai thoại thú vị và nhiều đặc sản ẩm thực đặc trưng của Huế.

Dấu ấn lịch sử lâu đời và độc đáo của văn hóa Chăm Pa tại Quảng Bình

Quảng Bình là nơi nền văn minh Chăm Pa sinh sôi và phát triển với bề dày gần 10 thế kỷ (từ thế kỷ II đến thế kỷ X). Hơn 1.000 năm đã qua nhưng những loại hình di tích, di vật lâu đời và độc đáo vẫn còn tồn tại như lũy, thành, mộ, tượng, văn bia, giếng nước... góp phần tích cực trong việc nhận diện loại hình văn hóa Chăm Pa tại Quảng Bình cũng như minh định được những đóng góp của thành tố văn hóa này trong tổng thể văn hóa dân tộc Việt Nam.

Lên núi Bình San, nhớ người khai mở đất

Núi Bình San - một trong Hà Tiên thập cảnh - còn gọi là núi Lăng, nằm ở hướng Tây Bắc cách Hà Tiên khoảng 1km. Phần lưng chừng núi nhìn ra biển Tây, là nơi yên nghỉ của dòng họ Mạc, đặc biệt là đền thờ Mạc Cửu (1655-1735) - người có công khai phá và xây dựng đất Phương Thành hoang vu, giáp biển thành một khu đô thị Hà Tiên trù phú, có vị trí chiến lược ở Tây Nam nước Việt.

Căn cứ Tiên Động nơi ghi dấu lòng yêu nước

Di tích lịch sử quốc gia Căn cứ Tiên Động xã Tiên Lương (Cẩm Khê - Phú Thọ), gắn liền với tên tuổi và công lao của tướng quân Ngô Quang Bích cùng các nghĩa sĩ của phong trào Cần Vương thời kỳ chống Pháp.