• Xây dựng đời sống văn hóa > Đất nước - con người

Đa Nhim, dòng sông đậm dấu văn hóa

Dòng sông ấy là một dòng sông lớn, nước chảy tự nhiên khi hiền hòa, lúc dữ dội, miệt mài bồi đắp phù sa cho đôi bờ. Dòng sông ấy cũng là nơi chứng kiến những cuộc gặp gỡ giữa các nền văn hóa, rồi dung nạp chúng để làm nên vùng đất Đơn Dương - Lâm Đồng trù phú, mang đậm nét văn hóa đặc sắc.

Thú đam mê câu cá rô đồng

Tuổi thơ của tôi đã gắn với chiếc cần câu, con cá rô đồng cùng với đầm, ao, ruộng, mương, máng nơi có những đàn cá bơi lội tung tăng hút hồn con trẻ tự bao giờ tôi cũng không còn nhớ chính xác nữa. Kỷ niệm ấy là cả thời gian đầy ắp niềm vui khôn tả khi câu được những con rô “ cụ” và sự tiếc nuối có khi ngẩn ngơ cả người khi “sểnh” mất cá. Cái cảm giác ấy đến không chỉ ở những buổi đi câu mà còn len vào giấc ngủ của tôi. Tôi cũng không thể ngờ rằng cái thú đam mê câu cá từ lúc còn rất nhỏ qua nhiều năm tích luỹ kinh nghiệm đã trở thành “nghề” giúp tôi rất nhiều trong việc cải thiện bữa ăn gia đình thời bao cấp, thậm chí có lúc còn bán sản phẩm đi câu để chi dùng vào việc khác.

Di sản đồng bạc Đông Dương

Nói đến đồng bạc Đông Dương, nhiều người chỉ nghĩ hoặc biết đó là một loại tiền tệ được rập và lưu hành trong thời Pháp thuộc. Điều này đúng nhưng chưa đủ bởi đồng bạc ấy đã là di sản, gắn với ký ức Đông Dương, trầm tích nhiều giá trị lịch sử - văn hóa. Và nếu có một không gian trưng bày hay tập sách ảnh về ký ức Đông Dương như chúng ta từng làm với thời bao cấp, chắc chắn đồng bạc kia sẽ là hiện vật không thể thiếu!

Nà Khương sau 5 năm đổi mới

Nà Khương, theo cách gọi địa phương có nghĩa là nơi bình yên, yên ổn. Nằm cách trung tâm huyện Quang Bình (Hà Giang) khoảng 40km, xã Nà Khương so với trước kia bây giờ giao thông khá thuận tiện, thời gian di chuyển bằng ô tô mất khoảng gần 1 giờ đồng hồ. Xuyên qua những cánh rừng bạt ngàn, chúng tôi cảm nhận được sự yên bình nơi đây. Thấp thoáng những nếp nhà sàn trên các sườn đồi, dọc con suối Nà Khương, một cảm giác bình yên, tĩnh lặng, khác hẳn với sự ồn ã của đô thị. Ngồi trên xe, vượt qua những khúc quanh bắt gặp những đọt hoa chuối đỏ tươi mọc bên ven rừng; những khe nước róc rách, tiếng chim rừng rọc rạch trong bụi lá, tiếng mõ trâu kêu lách cách; hòa mình trong không gian ấy, chúng tôi đến Nà KHương lúc nào không hay.

Con đường phượng tím

Mỗi năm, cứ sau Tết Nguyên đán, nhất là vào tháng 3, trên hầu hết các con đường, từ trung tâm đến các phường, xã, cơ quan, trường học, các khu dân cư trên TP Đà Lạt… tím thẫm màu hoa phượng khiến du khách thập phương và ngay cả người dân bản địa cũng phải ngẩn ngơ.

Bác Ba Phi - ông vua tiếu lâm miền Tây

Nhắc tới truyện dân gian đồng bằng sông Cửu Long, không thể không nói đến bác Ba Phi. Không chỉ sáng tác nhiều truyện tiếu lâm lưu truyền khắp Nam kỳ lục tỉnh, mà bác Ba Phi còn là biểu tượng cho khí chất người miền Tây: chân chất, hào sảng, phóng khoáng và rất nghĩa hiệp.

Hạt muối phương Nam trong biển trời Tổ quốc

Cuối năm 2020, Đại hội Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (Hội NSNAVN) khóa IX (2020-2025) đã diễn ra thành công tốt đẹp tại Thủ đô Hà Nội. Một giai đoạn tiếp nối của nhiếp ảnh nước nhà được mở ra với lòng quyết tâm cao trong việc kế thừa và tiếp tục sứ mệnh phụng sự Tổ quốc. Đặc biệt hơn, lần đầu tiên trong lịch sử, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh có Chủ tịch là nữ: Trần Thị Thu Đông.

Văn hóa Óc Eo dấu ấn của một nền văn minh rực rỡ

Về với miền Tây sông nước Nam Bộ, dù đặt chân ở vùng đất Tiền Giang, Kiên Giang, An Giang hay Đồng Tháp, du khách vẫn thấy thấp thoáng những di chỉ còn sót lại từ nền văn hóa Óc Eo (từ thế kỉ I - VII sau Công nguyên). Đã qua 15 thế kỷ, dấu tích của nền văn hóa vẫn còn lưu lại trên vùng đất châu thổ Đồng bằng sông Cửu Long như một quá khứ vàng son chưa bao giờ tàn lụi.

Khám phá Cù Lao Thu

Cù Lao Thu là tên gọi dân gian của đảo Phú Quý nằm ngoài khơi biển Bình Thuận. Về Phan Thiết, thủ phủ của tỉnh Bình Thuận, muốn ra đảo Phú Quý, du khách có thể đi tàu cao tốc Hưng Phát, SuperDong, Express... Cách đây mươi năm, việc đi ra, vào Phú Quý khá vất vả, phải đi tàu cây, tàu sắt gần nửa ngày. Bây giờ, thời gian vượt biển chỉ 2 tiếng rưỡi đồng hồ trong điều kiện thời tiết bình thường. Mỗi ngày có 3 chuyến cao tốc ra, vô Cù Lao Thu, khách du lịch ngày càng đông hơn.