• Xây dựng đời sống văn hóa > Đất nước - con người

Kiên Giang: Độc đáo dây đờn Rạch Giá

Hòa vào nguồn âm nhạc dân tộc nói chung, Đờn ca tài tử trên mảnh đất Tây Nam Bộ nói riêng, Đờn ca tài tử thành phố Rạch Giá tự hào đã sáng tạo ra dây đờn mang sắc thái riêng mộc mạc, ngọt ngào như mật U Minh rót vào lòng người.

Lãng mạn sương mờ Đà Lạt

Đi khắp các tỉnh, thành trong cả nước; tìm hiểu hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, ít có nơi nào được bạn bè bốn phương yêu mến dành tặng nhiều mỹ danh như Thành phố Đà Lạt, đó là: “Miền đất lạnh”, “Xứ hoa Anh đào”, “Thành phố ngàn thông”, “Thành phố ngàn hoa”, “Thành phố tình yêu”, “Thành phố mộng mơ”, “Thành phố sương mù”…

Huyền thoại Thất Sơn

Giữa mênh mông đồng đất bằng phẳng được sông Cửu Long bồi tụ, những ngọn núi lớn nhỏ mọc lên rải rác theo hình cánh cung, tạo nên một vùng bán sơn địa Thất Sơn đặc sắc, như một điểm nhấn ở miền biên thùy Tây Nam Tổ quốc. Nơi đây nổi tiếng không chỉ có cảnh sắc “đệ nhất miền Tây” mà còn là vùng đất có truyền thống cách mạng hào hùng.

Nghi thức lễ cưới truyền thống của người Khmer

Đối với người Khmer, lễ cưới là một sự kiện quan trọng nhất của đời người. Những chàng trai, cô gái dân tộc Khmer đến tuổi trưởng thành đều được tự do tìm hiểu nhau, nhưng để đi đến hôn nhân thì họ phải trải qua nhiều nghi lễ, tập tục truyền thống. Trong đó, nghi thức lễ cưới thể hiện nhiều nét đẹp văn hóa của đồng bào Khmer.

Cổ kính đình Mai Xá

Từ bao đời nay, người dân thôn Mai Xá nói riêng, xã Hiệp Lực (Ninh Giang, Hải Dương) nói chung luôn coi đình Mai Xá như báu vật của mình. Bởi đây là di tích cổ kính hàng trăm năm duy nhất còn tồn tại, như minh chứng cho sự trường tồn của di sản giữa bao thăng trầm lịch sử của địa phương.

Đua bò Bảy Núi

Hội đua bò Bảy Núi là hoạt động văn hóa thể thao độc đáo mang nét đặc trưng riêng của đồng bào dân tộc Khmer tại hai huyện vùng núi Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang). Hằng năm, Hội đua bò Bảy Núi được tổ chức trang trọng trong dịp lễ Sel Dolta của dân tộc Khmer Nam Bộ (lễ cúng ông bà của người Khmer Nam Bộ, diễn ra vào cuối tháng 8 đầu tháng 9 âm lịch hằng năm). Đây là một trong những lễ hội lớn mang tính truyền thống của người Khmer tỉnh An Giang nói riêng, vùng Tây Nam Bộ nói chung để biểu lộ lòng tưởng nhớ, biết ơn đối với tổ tiên và công lao của những người đã khuất.

Hát Bội - Di sản văn hóa Nam Bộ

Ở xứ Đàng Trong, hát Tuồng đã trở thành một loại hình sân khấu rất được dân chúng hâm mộ với tên gọi khác là hát Bội, xuất hiện vào thế kỷ thứ XIII đời nhà Trần là một loại hình sân khấu cung đình chỉ dành cho cung vua phủ chúa.