• Xây dựng đời sống văn hóa > Đất nước - con người

Một chiều bên cầu treo Kon Klor

Chúng tôi là cư dân miền duyên hải miền Trung ngày đêm nghe sóng biển vỗ rì rào nhưng khi có dịp đến Kon Tum vào những ngày cuối hè, ấn tượng đầu tiên với tôi là vào những buổi chiều về, những cụm mây trắng bồng bềnh bay lang thang về nơi vô định trên nền trời rất xanh thẳm, khiến tâm hồn lữ khách chúng tôi bâng khuâng, xao xuyến.

Sức sống của làng nghề điêu khắc xứ Huế

Trong các nghề thủ công mỹ nghệ của tỉnh Thừa Thiên Huế, có một làng nghề khá nổi tiếng, gây được thiện cảm với du khách gần xa, bởi các yếu tố: thương hiệu, uy tín, chất lượng sản phẩm… đang ngày càng được phát huy, nâng tầm lên vị thế mới. Đó là nghề điêu khắc ở làng Mỹ Xuyên.

Cách của người K’Ho lý giải về nhật thực và nguyệt thực

Sử thi của người K’Ho đã lý giải về hiện tượng nhật thực và hiện tượng nguyệt thực như sau: nhật thực là hiện tượng mặt trăng “cắn” mặt trời, nguyệt thực là hiện tượng mặt trời “cắn” mặt trăng. Nó liên quan đến câu chuyện tình yêu giữa Thần mặt trăng (K’Iut) và Nữ thần mặt trời (Ka Nar).

Về Côn Đảo thêm yêu Tổ quốc

Dù chỉ là một đảo nhỏ trong hơn 3.000 hòn đảo của Việt Nam song Côn Đảo được nhân dân cả thế giới biết tên và ngưỡng vọng; bởi đây là dấu tích đầy đau thương và bi hùng của dân tộc Việt Nam qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mỹ. Côn Đảo - vùng đất thiêng liêng, hòn đảo huyền thoại và tâm linh…

Người có công đưa đèn lồng cố đô Huế ra thế giới

Chúng tôi tìm đến thăm cơ sở sản xuất đèn lồng nổi danh xứ Huế của gia đình anh Nguyễn Ngọc Mẫn, 48 tuổi (trú số 26, đường Phạm Tu, phường Hương Long, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế). Lúc này, anh Mẫn cùng tốp thợ đang hoàn thiện số lượng lớn đèn để kịp giao cho khách hàng ở Bình Định và một số tỉnh thành phía Nam.

Ca khúc “Tiếng hát giữa rừng Pác Bó” đã ra đời như thế nào?

Những cuộc tiếp cận thông tin về nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ khi ông còn sống đối với tôi từng luôn luôn là những thử thách. Khi thì tôi bị choáng ngợp trước khối lượng tri thức đồ sộ về âm nhạc của ông, khi thì xúc động trước những bản nhạc chép tay vô cùng tỉ mỉ, chính xác với những nét ký âm chuẩn xác, chân phương, thanh lịch và rắn rỏi do chính tay ông viết. Dưới đây là những tâm sự của Nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ (1936 - 2022) xung quanh quá trình sáng tác ca khúc Tiếng hát giữa rừng Pác Bó.

Tháng 6 trẩy hội đền Hàn Sơn

Đến hẹn lại về, trong những ngày nắng chính hạ, từng đoàn khách muôn phương lại nối chân nhau về Hà Trung (Thanh Hóa) trẩy hội đền Hàn Sơn, thỏa mãn niềm tin tâm linh.

Lãng mạn hoa phượng tím Đà Lạt

Trong một cuộc Hội thảo bàn về phát triển TP. Đà Lạt, có ý kiến rằng: Đà Lạt được bạn bè yêu mến tặng quá nhiều mỹ danh, nên xác định mỹ danh nào chính? Theo tôi, “Thành phố ngàn hoa” là chuẩn nhất. Bởi, ngoài “Thành phố Festival hoa của Việt Nam”, không nơi nào có nhiều hoa như Đà Lạt. Riêng hoa phượng, Đà Lạt đã “sở hữu” 5 loài: phượng đỏ, phượng hồng, phượng vàng, phượng tím, phượng trắng. Và, bây giờ Đà Lạt đang tím trời hoa phượng tím.

Huyền Trân Công chúa in dấu sâu đậm trong tâm thức người dân Cố đô Huế

Huyền Trân công chúa là một nhân vật lịch sử nổi tiếng, cùng với vua cha Trần Nhân Tông, là những danh nhân gắn liền với sự hình thành của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế. Trong tâm thức cộng đồng, bà là một người phụ nữ hiếu nghĩa vẹn toàn, yêu nước thương dân. Vâng lệnh vua cha, và sau đó là anh trai - Hoàng đế Trần Anh Tông, Huyền Trân đã gác tình riêng, gạt lệ xuống thuyền theo chồng là quốc vương Champa, nhằm lập mối hòa hiếu với lân bang và mở mang bờ cõi của đất nước về phương Nam vào đầu thế kỷ XIV. Từ món quà cưới của bà, Đại Việt có thêm “Hai châu Ô, Lý vuông ngàn dặm”, trong đó có vùng đất Huế (Thuận Hóa). Vì vậy, Huyền Trân công chúa đã được nhân dân tôn vinh, dựng đền để thờ phụng, truyền tụng nhiều giai thoại nhằm tri ân và ghi nhớ công lao của Bà.

Nghề trồng đào, trồng mai dưới chân núi Tản Viên

Những năm gần đây, Ba Vì (Hà Nội) bỗng nhiên được biết đến bởi một thứ vốn không phải là “đặc sản” nơi đây: hoa đào, hoa mai. Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, người ta lại thấy những cành đào phai - đào núi, những chuyến xe chở đầy mai trắng được chuyển về trung tâm Hà Nội. Thứ đào phai có một màu sắc rất riêng, “thế” rất riêng, thứ mai trắng tinh khôi, cánh mỏng manh, với những dáng thế đặc biệt bởi lớn lên từ đất ở chân núi Ba Vì, nơi xứ Đoài mây trắng, đang có những ngôi làng, những con người gắn bó cả cuộc đời với cây hoa đào, cây mai trắng.