• Xây dựng đời sống văn hóa > Đất nước - con người

Người Cor huyện vùng cao Trà My làm trống đất thực hiện lễ cầu mưa

Từ lâu, người Cor có nhiều phong tục, tập quán được bảo tồn qua nhiều thế hệ, trong đó có tục làm trống đất và thực hiện nghi lễ cầu mưa, thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên; mong ước cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cuộc sống của người dân được yên vui, ấm no, hạnh phúc.

Về thăm “Thủ đô” văn nghệ kháng chiến

Một thời, nơi đây từng là nơi “Nhận đường”, là “Thủ đô” của nền văn nghệ kháng chiến Việt Nam, nơi các văn nghệ sĩ hòa mình vào cuộc kháng chiến và đời sống của nhân dân. Đó là dấu ấn, là ân tình về mảnh đất Gia Điền, Chu Hưng (Hạ Hòa, Phú Thọ).

Mùa cây sang chín đỏ

Những chùm quả chín đỏ, xoè cánh, tựa như những chiếc đèn lồng nhỏ lấp ló sau những tán lá, trên những vạt rừng. Đó là sắc màu tươi đỏ, đặc trưng của những cây sang nơi núi rừng đại ngàn.

Một thoáng Măng Đen

Cách thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum) 50km, chỉ mất 1 giờ lái xe trên quốc lộ 24 là đến Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen, nơi đã từng có câu ám ảnh: "Ruồi vàng, bọ chó, gió Măng Đen". Đây là điểm khởi đầu của tuyến du lịch "Con đường xanh Tây Nguyên", rất thích hợp cho việc nghỉ dưỡng và khám phá những điều kỳ diệu trong cảnh quan thiên nhiên.

Phố cổ Gia Hội - Vùng đất đậm đặc văn hóa Huế

Nằm phía Đông Nam của TP Huế, phố cổ Gia Hội là vùng đất đậm đặc văn hóa Huế. Nếu kinh thành Huế và lăng tẩm các hoàng đế nhà Nguyễn là những gì còn sót lại của một vương triều đã lùi xa vào dĩ vãng thì phố cổ Gia Hội chính là dấu ấn vẫn chưa vội phai mờ của đời sống cư dân mảnh đất Thần kinh xưa.

Những “truyền nhân” của bản làng

Nghệ nhân và những người cao tuổi trong các bản làng trực tiếp giảng bài, dạy cho dân làng và con trẻ những bài học về di sản, văn hóa truyền thống của dân tộc mình để tạo nên một sự kết nối, trao truyền những giá trị văn hóa cho mạch nguồn được chảy mãi. Đó là việc làm ý nghĩa ở huyện Bảo Yên (Lào Cai).

Phố phường vẫn “bám” nghề nông

Trên địa bàn TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang một thời từng nổi tiếng với những vùng chuyên canh rau màu, hoa, cây cảnh, lúa… Thế nhưng, gần hai chục năm trở lại đây, do tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều “bờ xôi ruộng mật” đã được thu hồi phục vụ các dự án xây dựng khu đô thị, khu dân cư, trung tâm thương mại, dịch vụ và công trình an sinh xã hội… Dù phần lớn đất sản xuất bị thu hẹp, song, với kinh nghiệm và sự cần cù vốn có, nhiều hộ dân đã khắc phục khó khăn để thâm canh, tăng vụ, xoay xở mưu sinh bám trụ với nghề nông, chăm chút đồng ruộng nhằm có thêm thu nhập.

Có một làng nghề chiếu cói 200 năm tuổi

Nghề dệt chiếu cói ở nước ta đã hình thành từ khoảng những năm 908 - 1009 vào thời Tiền Lê. Đến nay, nghề dệt chiếu đã có mặt ở nhiều nơi trên đất nước. Tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, từ sáng sớm, làng chiếu cói Hoài Châu Bắc đã tấp nập làm việc, tạo nên bức tranh quê đẹp thơ mộng.

Bảo tàng Quảng Nam phát huy giá trị bảo vật quốc gia

Với một không gian trưng bày hợp lý cùng những tư liệu, hình ảnh, hiện vật gốc, tiêu biểu về văn hóa và con người Quảng Nam trong suốt chiều dài lịch sử, cùng ứng dụng công nghệ số trong các hoạt động quảng bá, phục dựng nhiều phiên bản bảo vật quốc gia... Bảo tàng Quảng Nam đã trở thành những điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, góp phần phát triển du lịch bền vững.