• Văn hóa > Cổ truyền

KIẾN TRÚC CHÙA VIỆT NAM BỘ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chùa Nam Bộ là sự tích hợp giữa nghệ thuật kiến trúc truyền thống và văn hóa Nam Bộ. Tự thân mỗi công trình kiến trúc chùa ở Nam Bộ, đã chuyển tải giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống của người dân nơi đây. Chùa Nam Bộ xuất hiện rất sớm, theo dấu chân khẩn hoang của lưu dân người Việt. Theo đó, tôn giáo và văn hóa truyền thống nảy nở trên vùng đất mới. Trong đó, niềm tin Phật giáo luôn được trân trọng, giữ gìn. Vì thế, chùa trở thành ngôi nhà tâm linh và là một bộ phận văn hóa đặc trưng của người dân Nam Bộ.

ẢNH HƯỞNG TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CON NGƯỜI CỦA NHO GIÁO ĐẾN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC Ở NƯỚC TA

Nho giáo là một học thuyết chính trị - xã hội do Khổng Tử (551 - 479 trước CN), nhà tư tưởng lớn của Trung Quốc sáng lập. Quá trình tồn tại, Nho giáo đã có ảnh hưởng không nhỏ đối với nhiều nước phương Đông, trong đó có Việt Nam. Sự ảnh hưởng này được thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực đạo đức trước đây cũng như hiện nay. Nội dung bài viết này, tác giả chỉ đề cập một số nét cơ bản trong tư tưởng giáo dục con người của Nho giáo và ảnh hưởng tích cực của nó đối với giáo dục đạo đức cho con người Việt Nam hiện nay.

Ý NGHĨA VĂN HÓA MỘT SỐ LINH VẬT TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG

Hiện nay, mỗi năm có hàng ngàn lượt khách đến tham quan và dâng hương tại Khu di tích lịch sử đền Hùng, tuy nhiên, số lượng hướng dẫn viên cũng như du khách hiểu được giá trị hệ thống những biểu tượng của các công trình kiến trúc nơi đây không nhiều. Do đó, việc tìm ra ý nghĩa văn hóa và khai thác hệ thống mã văn hóa linh vật trong kiến trúc các đền, chùa Khu di tích lịch sử đền Hùng góp phần cung cấp thêm tư liệu cho đội ngũ hướng dẫn viên trong quá trình thuyết minh cho du khách về ý nghĩa, giá trị tâm linh, lịch sử của di tích này.

ẨM THỰC CHAY TRONG PHẬT GIÁO BẮC TÔNG

Ẩm thực là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của con người. Ẩm thực có hai loại: chay và mặn. Nguyên liệu chính của ẩm thực mặn là thịt các loài động vật. Ẩm thực chay có nguyên liệu chính từ thực vật như rau quả và ngũ cốc. Có nguồn gốc từ trong giáo lý của nhà Phật nhưng việc ăn chay ngày nay không chỉ trong phạm vi tăng, ni hay phật tử, mà đã lan rộng ra toàn xã hội và ở nhiều quốc gia trên thế giới, bởi một lý do rất đáng quan tâm: cải thiện sức khỏe của con người… Tuy nhiên, bài viết của chúng tôi không đặt vấn đề nghiên cứu về lịch sử ăn chay, về cuộc tranh luận giữa khoa học và tín ngưỡng, mà chỉ đi sâu vào một phương diện: tìm hiểu ẩm thực chay theo quan điểm của Phật giáo Bắc Tông.

SỨC SỐNG CỦA VĂN HÓA KHOAN DUNG THỜI THỊNH TRẦN

Khoan dung là khái niệm xuất hiện khá sớm trong văn hóa Á Đông. Theo một số tài liệu, thuật ngữ này được bàn đến trong Kinh Thư, có nghĩa là bao dung, độ lượng, rộng lòng tha thứ. Ngày nay, khái niệm khoan dung được hiểu theo nghĩa rộng hơn. Khoan dung trở thành một vấn đề mang tính thời sự toàn cầu, trong bối cảnh tính đa dạng ở từng quốc gia và trên toàn thế giới đang bị xâm hại nghiêm trọng kéo theo nguy cơ xung đột văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội dẫn đến những tranh chấp, khủng bố, chiến tranh… diễn ra ngày càng phổ biến và phức tạp. Yêu cầu về một sự chung sống hòa bình, thái độ khoan dung, đối thoại, tôn trọng sự khác biệt của các nền văn hóa trên thế giới đặt ra cấp thiết.

LỄ HỘI CẦU MÙA CỦA NGƯỜI KHƠ MÚ Ở XÃ NGHĨA SƠN, VĂN CHẤN, YÊN BÁI

Người Khơ mú có số dân đông thứ 8 trong 12 tộc người nói ngôn ngữ Môn - Khơme ở Việt Nam (1). Ở khu vực Tây Bắc, tộc người này tập trung đông nhất tại xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn, Yên Bái. Giống như những cư dân nông nghiệp khác, họ thường tổ chức lễ hội cầu mùa vào mỗi dịp đầu năm mới, với mong muốn trời đất, thần linh phù hộ cho họ một năm làm ăn thuận lợi, mùa màng tươi tốt.

TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ DÂN CƯ, DÂN TỘC ĐẾN SINH KẾ NGƯỜI MƯỜNG Ở THANH HÓA

Phương thức mưu sinh của một tộc người, một cộng đồng cư dân phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó, hai yếu tố có ảnh hưởng sâu đậm nhất là điều kiện tự nhiên và dân cư. Điều kiện dân cư gồm các yếu tố: tộc người, dân số và mật độ dân số, lịch sử tụ cư và sinh sống. Cùng điều kiện môi trường, nhưng các nhóm cư dân có những cách ứng xử khác nhau, phụ thuộc trước hết vào truyền thống tộc người. Bên cạnh đó, các yếu tố về phương thức tụ cư, mật độ dân số của vùng đất cũng ảnh hưởng lớn đến cách thức ứng xử với môi trường, nhất là khi có những tác động của các yếu tố khách quan. Bài viết tập trung làm rõ ảnh hưởng của các yếu tố dân cư và dân tộc đối với hoạt động mưu sinh của người Mường ở xã Cẩm Lương, Cẩm Thủy, Thanh Hóa.

SỰ DUNG HỢP TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN TRONG CHÙA VIỆT KHÁNH HÒA

Từ lâu, chùa Việt Khánh Hòa không chỉ thờ Phật, mà còn dung hợp nhiều vị thần trong tín ngưỡng dân gian, tiêu biểu như Thiên Y A Na, Quan Thánh, Ngũ hành thần nữ; sự dung hợp này được phản ánh qua cấu trúc thờ tự, thực hành văn hóa. Đồng thời, nó biểu hiện tính truyền thống, đa dạng, biến đổi, tiếp biến văn hóa, sắc thái vùng miền trong chùa Việt Khánh Hòa. Từ nghiên cứu thực địa, bài viết bàn luận về sự dung hợp tín ngưỡng dân gian tại nơi đây.

BẢO TỒN VĂN HÓA SI LA TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

Dân tộc Si La hiện có 840 người sinh sống tập trung tại bản Seo Hay, bản Sì Thâu Chải, xã Can Hồ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu và bản Nậm Xin, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Người Si La cư trú ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, nơi điều kiện địa lý đặc biệt khó khăn, địa hình hiểm trở, chia cắt, giao thông cách trở, cơ sở hạ tầng thiết yếu hết sức sơ khai… Cùng chung mối lo với các dân tộc ít người khác, đồng bào Si La đang đứng trước nguy cơ văn hóa bị mai một, biến dạng, mất đi bản sắc truyền thống...

LỄ HỘI QUA GÓC NHÌN BÁO CHÍ NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XX

Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, số lượng báo và bài viết về lễ hội không quá nhiều. Thêm nữa, công việc bảo quản và lưu trữ, do nhiều nguyên nhân, chưa được như mong muốn, song với những gì hiện còn, chúng ta vẫn có thể nhận thấy ba xu hướng diễn ngôn về lễ hội. Xu hướng thứ nhất là đánh giá tiêu cực về lễ hội. Xu hướng thứ hai vừa đánh giá tiêu cực về lễ hội vừa nhìn thấy mặt khả thủ của lễ hội. Xu hướng thứ ba nhìn chung đánh giá tương đối tích cực về lễ hội. Ở một chừng mực nhất định có thể thấy những đánh giá này khá giống với các đánh giá về lễ hội trên báo chí Việt Nam những năm đầu TK XXI.

CHỢ BÀ HOA, KHÔNG GIAN VĂN HÓA XỨ QUẢNG Ở SÀI GÒN

Là một đô thị phát triển năng động bậc nhất cả nước, Sài Gòn có sức hút mãnh liệt, hội tụ cư dân nhiều vùng miền đến định cư. Trong quá trình sinh sống và phát triển tại đây, cộng đồng người Quảng vẫn giữ được những nét văn hóa đặc trưng. Trong đó phải kể đến chợ Bà Hoa, nay là chợ phường 11, quận Tân Bình. Đây vừa là nơi người xứ Quảng tìm hương vị quê nhà, vừa là nơi để mọi người trải nghiệm, hiểu biết nhiều hơn về cộng đồng người Quảng.

NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI HOA Ở QUẬN 5, THÀNH PHÔ HỒ CHÍ MINH

Người Hoa ở TP.HCM sống tập trung thành khu vực, tụ cư chủ yếu ở quận 5, quận 6, quận 10, quận 11... Trong đó, quận 5 được xem là trung tâm kinh tế, văn hóa lớn của cộng đồng người Hoa. Ở đó, họ vẫn còn gìn giữ, sinh sống trong các ngôi nhà cổ. Đây là bằng chứng sinh động cho sự thích ứng văn hóa từ phong cách kiến trúc cho đến phong tục tập quán qua các giai đoạn lịch sử của TP.HCM.