• Văn hóa > Cổ truyền

NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI HOA Ở QUẬN 5, THÀNH PHÔ HỒ CHÍ MINH

Người Hoa ở TP.HCM sống tập trung thành khu vực, tụ cư chủ yếu ở quận 5, quận 6, quận 10, quận 11... Trong đó, quận 5 được xem là trung tâm kinh tế, văn hóa lớn của cộng đồng người Hoa. Ở đó, họ vẫn còn gìn giữ, sinh sống trong các ngôi nhà cổ. Đây là bằng chứng sinh động cho sự thích ứng văn hóa từ phong cách kiến trúc cho đến phong tục tập quán qua các giai đoạn lịch sử của TP.HCM.

MIẾU NHỊ PHỦ CỦA NGƯỜI HOA PHÚC KIẾN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Miếu Nhị Phủ của người Hoa ở TP.HCM đóng vai trò đặc biệt trong đời sống văn hóa, là sợi dây liên kết cộng đồng người Hoa Phúc Kiến ở vùng đất mới trong buổi đầu đến định cư. Tín ngưỡng của người Hoa là một trong các tiêu chí quan trọng xác định bản sắc văn hóa dân tộc, phân biệt họ với các tộc người khác. Ngôi miếu là một phần văn hóa của người Hoa. Vì thế nghiên cứu vai trò và chức năng của miếu Hoa sẽ góp phần tìm hiểu đời sống văn hóa của người Hoa ở TP.HCM và nhóm Hoa Phúc Kiến nói riêng.

VĂN HÓA ẨM THỰC NGƯỜI VIỆT Ở NAM BỘ

Nói đến văn hóa là nói đến quan hệ, sự tương tác lẫn nhau giữa con người - tự nhiên - xã hội; trong đó, con người vừa là chủ thể, vừa là khách thể của văn hóa. Ẩm thực và văn hóa ẩm thực, một thành tố quan trọng của văn hóa cũng không nằm ngoài những mối quan hệ đó. Tập quán ăn uống của con người bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau, từ địa lý, khí hậu (môi trường tự nhiên) đến lịch sử, văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng… (môi trường xã hội). Với những điều kiện tự nhiên, xã hội đặc thù, văn hóa ẩm thực của vùng đất Nam Bộ cũng mang những đặc trưng riêng biệt. Sự hội tụ của những giá trị văn hóa ẩm thực ở vùng đất này đã góp phần làm phong phú hơn những giá trị của nền văn hóa ẩm thực Việt Nam.

VĂN HÓA CHỢ Ở TIỀN GIANG

Chợ ở Tiền Giang, ra đời, phát triển song song với quá trình hình thành làng xã, không chỉ là nơi mua bán mà còn là biểu tượng văn hóa gắn liền với lịch sử phát triển vùng đất. Nghiên cứu về văn hóa chợ là một phương cách để giải mã các đặc trưng về ngôn ngữ, lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội... của tỉnh Tiền Giang.

TẾT NGUYÊN ĐÁN CỦA NGƯỜI TÀY, NÙNG Ở CAO LỘC, LẠNG SƠN

Với lịch sử cộng cư lâu đời người dân xã Thạch Đạn có một nền văn hóa phong phú và đa dạng, một trong số đó là văn hóa lễ tết. Hầu như tháng nào người Tày, Nùng ở đây cũng có tết: tết nguyên đán (tháng giêng), thanh minh (mùng 3-3 âm lịch), tết đoan ngọ (mùng 5-5 âm lịch), tết so lộc (mùng 6-6 âm lịch), tết slíp slí (ngày 14-7 âm lịch), tết trung thu (ngày 15-8 âm lịch), tết trùng dương (mùng 9-9 âm lịch), tết đông chí. Trong đó tết nguyên đán là tết lớn nhất, bắt đầu từ chiều 30 tháng chạp đến hết ngày 15 tháng giêng.

ĐI TÌM Ý THỨC TỘC NGƯỜI CAO LAN QUA SỊNH CA

Cho đến nay, những tiêu chí cơ bản, phổ biến để xác định một tộc người là ngôn ngữ, văn hóa, ý thức tộc người. Hướng tiếp cận dùng ý thức tự giác dân tộc để xác định thành phần dân tộc thường là chủ quan, là một chỉ báo quan trọng trong việc xác định thành phần dân tộc. Với trường hợp người Cao Lan, một dân tộc ẩn dấu trong trạng thái hài hòa, bài viết muốn khám phá đối tượng từ bên trong để góp phần nhận định, lý giải chiều sâu ý thức dân tộc. Mặt khác, trong sự soi chiếu bởi các chiều kích lịch sử, địa - chính trị, đặc biệt là đặt trong các không gian xã hội để khẳng định những nét đặc thù làm nên căn cước tộc người.

LỄ HỘI NGUYỄN TRUNG TRỰC Ở KIÊN GIANG

Hàng năm, cứ từ ngày 27 đến 29-8 âm lịch, tại khu di tích đền thờ Nguyễn Trung Trực, Rạch Giá, Kiên Giang lại tổ chức lễ hội, nhằm tưởng niệm vị anh hùng dân tộc đã có công đáng giặc, giữ nước trong những ngày chống Pháp. Đây không phải là ngày mất hay ngày sinh mà là ngày nhân dân làm lễ tưởng niệm, ghi tạc công ơn ông. Lễ hội bắt nguồn từ đám giỗ trong phạm vi một nhóm người nhỏ ở thôn, ấp, đến nay đã phát triển thành lễ hội lớn trong tỉnh, có giá trị toàn khu vực, mang đậm nét văn hóa dân gian đặc sắc vùng đồng bằng sông nước. Bài nghiên cứu này nhằm miêu tả, làm rõ về lễ hội, để thấy được những giá trị văn hóa tâm linh đối với người dân nơi đây.

SÔNG TRONG TÂM THỨC NGƯỜI NAM TRUNG BỘ

Sông có một vị trí đặc biệt trong tâm thức người Nam Trung Bộ như núi đối với người Tây Bắc, rừng đối với người Tây Nguyên… Tiếp cận kho tàng ca dao Nam Trung Bộ, có thể thấy một hiện tượng thú vị: có hàng trăm bài ca dao nhắc đến hàng chục con sông ở vùng đất duyên hải này. Hầu hết các dòng sông được nhắc đến mang trong mình nhiều giá trị phản ánh, gắn với những quan niệm về cuộc sống, biểu hiện tâm hồn phong phú của con người nơi đây. Hiếm có nơi nào, sông được nhắc đến trong thơ ca dân gian một cách thiết tha, trìu mến, nhiều trường hợp được nâng lên thành biểu tượng như vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

VAI TRÒ THÀY MO TRONG NGHI LỄ TANG MA CỦA NGƯỜI MƯỜNG

Trong hệ thống nghi thức tang ma của người Mường, thày mo là người thực hiện tất cả nghi lễ như phát tang, cúng áo quan, khâm liệm, quạt ma, kẹ… Người Mường quan niệm giữa người sống, người chết có một ranh giới siêu nhiên và thày mo là sứ giả kết nối giữa hai thế giới ấy. Ngày nay, nghi lễ tang ma của người Mường tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình có nhiều thay đổi và vai trò của thày mo cũng có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với cuộc sống văn minh hiện đại.

BIẾN ĐỔI VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG ĐÌNH LÀNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Hơn 300 năm trước, người Việt đã đến TP.HCM từng bước khai hoang, lập làng và mang theo những phong tục tập quán nơi quê cha đất tổ. Đến nay, TP.HCM đã trở thành một trong những thành phố phát triển nhất đất nước với quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ. Những giá trị văn hóa truyền thống theo đó cũng có nhiều biến đổi, trong đó có thể kể đến văn hóa làng với các tín ngưỡng thờ cúng tại ngôi đình. Những thay đổi về chức năng, đối tượng thờ cúng đã tạo nên sự khác biệt giữa đình làng ở TP.HCM với khu vực Bắc và Trung Bộ. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi tập trung phân tích loại hình tín ngưỡng đình làng của cư dân đô thị thông qua nghiên cứu trường hợp ngôi đình Nam Chơn, đường Trần Quang Khải, phường Tân Định, quận 1, TP.HCM.

SỰ HỘI NHẬP CỦA NGƯỜI HOA VÀO XÃ HỘI NAM BỘ

Cùng với người Khơme và người Việt, người Hoa đã tham gia vào công cuộc khai khẩn vùng đất Nam Bộ từ rất sớm. Người Hoa ở khu vực này đa số có nguồn gốc từ duyên hải phía nam Trung Quốc. Trải qua ba thế kỷ sinh sống, họ không chỉ nhận mà còn góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng của văn hóa khu vực này. Vấn đề hội nhập của người Hoa vào vùng đất Nam Bộ diễn ra thực sự mạnh mẽ từ cuối TK XVII, khi phong trào di dân từ Trung Hoa vào Việt Nam trở nên ồ ạt và người Hoa có ý thức coi Việt Nam là quê hương thứ hai của mình. Người Hoa định cư theo những tổ chức xã hội của riêng mình, được chính quyền sở tại công nhận như Minh Hương xã, các hình thức bang, hội… Chính quyền nhà Nguyễn luôn sẵn sàng chấp nhận người nước ngoài đến xin tá túc tị nạn hay làm ăn, nhưng bắt buộc phải theo một quy chế tuần tự đồng hóa. Với những quy chế rộng mở, đồng hóa như vậy, Hoa kiều sang đến đời thứ hai đã được coi như người Việt, tuân theo thể chế chính trị của người Việt. Có rất nhiều người Minh Hương (như Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Phan Thanh Giản…) đã trở thành sứ thần, trọng thần của triều đình nhà Nguyễn.