MÔ HÌNH QUẢN LÝ DI SẢN MỘC BẢN CHÙA VĨNH NGHIÊM VÀ CHÙA BỔ ĐÀ TỈNH BẮC GIANG
Cho đến nay, Việt Nam đã có 6 di sản được công nhận là di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới (1). Việc vinh danh các di sản tư liệu thế giới vừa là sự ghi nhận giá trị văn hóa của chủ thể và quốc gia có di sản, đồng thời cũng đặt ra trách nhiệm bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản đó. Mộc bản ở chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà được Luật Di sản văn hóa và các Công ước quốc tế về Bảo vệ di sản văn hóa bảo vệ. Vì vậy, việc bảo tồn, phát huy giá trị của di sản mộc bản tại hai chùa Bổ Đà và Vĩnh Nghiêm là rất cần thiết. Quá trình trên phụ thuộc rất lớn vào việc định hướng mô hình quản lý di sản đi theo hướng phát triển nào. Để lựa chọn mô hình bảo tồn và phát huy di sản, chúng ta phải căn cứ trên những tiêu chí như: mục đích, nguyên tắc, loại hình di sản và nguồn lực, bao gồm các nguyên tắc, mục tiêu, nội dung hoạt động, với các vấn đề cụ thể.