• Văn hóa > Cổ truyền

VĂN HÓA DÒNG HỌ NGÔ THÌ Ở LÀNG TẢ THANH OAI

Sự phục hưng dòng họ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dòng họ nhằm giáo dục các thế hệ tiếp nối là việc làm cần thiết, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Văn hóa dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội đã, đang có những bước chuyển mình một cách toàn diện, sâu sắc trước những tác động mạnh mẽ, đa chiều của quá trình đô thị hóa hiện nay.

LỄ HỘI CHÙA VĨNH NGHIÊM TỈNH BẮC GIANG

Bắc Giang, một trong những vùng đất cổ thuộc Kinh Bắc xưa, không chỉ nổi tiếng về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, mà còn là vùng văn hóa có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và lễ hội truyền thống. Chùa Vĩnh Nghiêm được đánh giá là một trong những ngôi chùa cổ đẹp nhất đất Kinh Bắc, được Bộ VHTT xếp hạng di tích cấp quốc gia từ năm 1964. Tháng 5-2012, kho mộc bản lưu trữ tại chùa được tổ chức UNESCO thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương ghi danh di sản tư liệu trong chương trình Ký ức thế giới. Chùa cũng là nơi nuôi dưỡng lễ hội truyền thống đặc sắc nhất huyện Yên Dũng - lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm.

TỤC NHUỘM RĂNG ĐEN CỦA NGƯỜI VIỆT

Nhuộm răng đen là một tục lệ lâu đời, xuất hiện từ thời Hùng Vương, tồn tại suốt mấy ngàn năm trong lịch sử văn hóa của người Việt. Đây vốn là phong tục cổ truyền không chỉ của cư dân người Việt mà còn tồn tại ở cộng đồng các dân tộc như Thái, Mường, Dao, Lự, Si La,…Trong cộng đồng người Việt, tục nhuộm răng đen chủ yếu chỉ phổ biến ở khu vực miền Bắc và miền Trung, còn ở miền Nam không thấy dấu vết của phong tục này.

TÍN NGƯỠNG THỜ THIÊN Y A NA CỦA NGƯỜI VIỆT Ở KHÁNH HÒA

Thiên Y A Na là kết quả của quá trình tiếp biến văn hóa Việt - Chăm. Chính quá trình này đã góp phần làm cho tín ngưỡng thờ Thiên Y A Na của người Việt ở Khánh Hòa trở nên phổ biến, đa dạng về hình thức, nhiều về số lượng và tạo nên sắc thái văn hóa riêng. Thiên Y A Na được người Việt thờ ở tháp Bà, am, đình làng, chùa, miếu ngũ hành, điện thờ mẫu tứ phủ, lăng ông Nam Hải, miếu hội đồng và điện thờ tư gia. Bài viết nhằm hệ thống về dạng thức thờ tự, diễn giải về sự tích hợp và biến đổi nghi lễ hầu đồng trong sinh hoạt tín ngưỡng này của người Việt ở Khánh Hòa hiện nay.

HÁT SOỌNG CÔ CỦA NGƯỜI SÁN DÌU Ở TUYÊN QUANG

Soọng cô là loại hình ca hát dân gian độc đáo, thể hiện sinh động đời sống của người Sán Dìu ở Tuyên Quang. Nó luôn là phương tiện truyền tải mọi tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của người dân. Trước sự phát triển của nhiều loại hình giải trí hiện đại, việc tìm hiểu đặc trưng, vai trò, ý nghĩa của làn điệu dân ca này là việc làm cần thiết, góp phần bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc.

NGHI LỄ ĐẶT TÊN CỦA NHÓM DAO TIỀN Ở NGÂN SƠN, BẮC CẠN

Huyện Ngân Sơn, Bắc Cạn chủ yếu có 2 nhóm Dao cư trú là Dao Tiền, Dao Đỏ. Huyện có tổng số 27.680 nhân khẩu, gồm các dân tộc Tày, Dao, Kinh, Nùng, Mông, Hoa. Riêng tộc người Dao có 7.444 nhân khẩu (trong đó, người Dao Tiền có khoảng gàn 4.000 nhân khẩu), đứng vào hàng thứ 2, chỉ sau dân tộc Tày. Người Dao Tiền tập trung đông đúc ở các xã Thượng Ân, Trung Hòa, Cốc Đán, đều là những xã đặc biệt khó khăn nằm trong chương trình 135 hiện nay. Người Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn có rất nhiều nghi lễ mang đậm các yếu tố đặc trưng của văn hóa Dao, như lễ đặt tên con, lễ cưới, lễ tang, lễ cấp sắc 3 đèn, 7 đèn và 12 đèn. Bài viết này đề cập các nghi lễ liên quan đến tên gọi của người đàn ông Dao Tiền ở cõi dương, cõi âm.

TRI THỨC BẢN ĐỊA CỦA CÁC DÂN TỘC ÍT NGƯỜI Ở TÂY BẮC

Tri thức bản địa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung, các dân tộc ít người ở vùng Tây Bắc nói riêng là một phức hợp những kinh nghiệm được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài, lưu truyền từ đời này sang đời khác bằng trí nhớ, thực tiễn sản xuất, thực hành xã hội. Tri thức bản địa bao gồm các lĩnh vực như: sản xuất lương thực, thực phẩm, chăn nuôi; cất trữ, chế biến thức ăn; thu hái, sử dụng các cây thuốc, cách chữa bệnh; truyền thụ kiến thức qua các thế hệ, quản lý, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên; tổ chức quản lý cộng đồng… Đây là một trong những thành tố quan trọng của văn hóa, đồng thời tác động đến mọi mặt của đời sống, nhất là bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển kinh tế, quản lý xã hội, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

SỰ BIẾN ĐỔI TRONG LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG VEN BIỂN QUẢNG NINH

Trước năm 1945, khi cơ cấu tổ chức xã hội vẫn còn theo phe, giáp thì lễ hội được tổ chức dưới sự điều hành của các giáp trong các kỳ lễ hội. Người dân các làng tự tổ chức lễ hội của mình, họ coi đó là quyền lợi và nghĩa vụ của họ đối với làng, xã. Ngày nay, việc tổ chức lễ hội đã có nhiều biến đổi về cách thức tổ chức, không gian lễ hội, vật dâng cúng, lễ nghi, trò chơi, trò diễn.

Biến đổi văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên trong bối cảnh chuyển đổi cấu trúc không gian buôn làng

Trong vài thập niên trở lại đây, toàn cầu hóa và các chương trình phát triển nội địa đã tác động mạnh mẽ đến sinh hoạt văn hóa của các tộc người trên lãnh thổ Việt Nam. Trong các buôn làng Tây Nguyên, từ lâu, đã phát sinh nhiều hiện tượng phức tạp, thách thức khả năng bảo tồn các giá trị văn hóa tộc người. Để duy trì bản sắc văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên, giới quản lý nhà nước đã thực hiện chính sách bảo tồn có chọn lọc, với nội dung cơ bản là tập trung nguồn lực nhằm duy trì hoặc tái tạo những yếu tố quan trọng nhất trong di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc (1).

ĐẶC ĐIỂM TRUYỀN THUYẾT ĐỊA DANH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Nghiên cứu về truyền thuyết cũng chính là nghiên cứu về lịch sử, văn hóa của dân tộc, quốc gia, bởi nó gắn với các nghi lễ, phong tục tập quán... của mỗi cộng đồng. Đây là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa, góp phần khẳng định bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, tránh khoác lên mình “bộ đồng phục văn hóa” trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Bài viết đi sâu, tìm hiểu về đặc điểm của truyền thuyết địa danh (TTĐD) vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thông qua cốt truyện, cách thức tổ chức yếu tố tự sự có liên quan đến sự kiện và nhân vật lịch sử vùng.