• Thế giới nghệ thuật > Tác giả - Tác phẩm

NSƯT Ngọc Anh, người thổi sáo tài hoa

Đang làm việc tại Nhà hát ca múa nhạc Thăng Long, NSƯT Ngọc Anh (Nguyễn Ngọc Anh) là một trong những “cây sáo” được khán giả yêu mến và giới làm nghề đánh giá cao. Không chỉ say mê, biểu diễn với sáo trúc, anh còn làm công tác giảng dạy, truyền tình yêu âm nhạc dân tộc đến với các học sinh khoa âm nhạc truyền thống Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam.

NSƯT Lộc Huyền, học hỏi không ngừng trên con đường diễn xuất

NSƯT Lộc Huyền (Nguyễn Thị Lộc Huyền) hiện là trưởng đoàn nghệ thuật thể nghiệm của Nhà hát Tuồng Việt Nam. Không chỉ khẳng định tài năng trong diễn xuất, Lộc Huyền vẫn không ngừng truyền lửa đam mê đến với lớp diễn viên trẻ cũng như gìn giữ, phát huy giá trị của sân khấu nghệ thuật truyền thống. Trên con đường theo giữ lửa nghề, NSƯT Lộc Huyền luôn có sự sát cánh, ủng hộ, động viên của người bạn đời, đồng thời cũng là đồng nghiệp trên sân khấu - nghệ sĩ Mạnh Linh.

Ca sĩ, diễn viên Duy Khoa: Mọi việc tùy duyên

Nổi lên từ Sao Mai điểm hẹn 2008 với những ca khúc ballad nhẹ nhàng, Duy Khoa đã lấn sân trong một số dự án phim điện ảnh và truyền hình, làm MC khi sở hữu một ngoại hình sáng. Với khởi điểm ấy, tưởng như chàng “hoàng tử Ballad” như biệt danh khán giả đặt cho anh sẽ hoạt động sôi nổi trong showbiz nhưng có nhiều quãng thời gian Khoa lại gần như vắng bóng. Nói về những khoảng thời gian “mất tích”, Khoa chỉ cười: Mọi việc tùy duyên.

Cha và con và âm nhạc

Là một trong số những tên tuổi xuất sắc của âm nhạc Việt Nam, nhạc sĩ Phạm Tuyên có một sự nghiệp đồ sộ. chỉ riêng mảng sáng tác dành cho thiếu nhi của ông cũng đã giữ một vị trí đặc biệt mà không phải nhạc sĩ nào cũng có được. Những bài hát của ông đã in sâu trong tâm trí của nhiều thế hệ thiếu nhi Việt Nam thế nhưng không phải ai cũng biết, phía sau mỗi giai điệu, lời ca trẻ thơ thân thuộc ấy lại có đều ẩn giấu một câu chuyện xúc động. Và nhân dịp sinh nhật 94 tuổi của nhạc sĩ Phạm Tuyên, con gái ông - nhà báo Phạm Hồng Tuyến đã hé lộ những kỷ niệm gắn liền với tuổi thơ của chị đằng sau mỗi sáng tác của người cha nổi tiếng.

"Tro tàn rực rỡ" - chất thơ của nỗi buồn

Tro tàn rực rỡ là bộ phim mới đầy ấn tượng của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, từng tham gia LHP Tokyo 2022, từng đoạt giải cao nhất Montgolfière d’Or tại LHP Ba châu lục cuối tháng 11 năm 2022 diễn ra tại Nantes, Pháp.

Khát vọng sống, khát vọng yêu trong phim của đạo diễn Lưu Trọng Ninh

Trên con đường nghệ thuật, mỗi nghệ sĩ đều muốn ghi lại dấu ấn bằng một phong cách nghệ thuật độc đáo, riêng có được thể hiện đậm nhạt khác nhau trong mỗi tác phẩm. Nhân dịp đầu xuân, cùng xem lại loạt phim của đạo diễn Lưu Trọng Ninh từ phim điện ảnh đến phim truyền hình để cùng thổn thức, đắm chìm trong khát vọng sống, khát vọng yêu của các nữ nhân vật.

"Trái tim người Hà Nội" có gì mới?

Là một tiểu thuyết viết về chiến tranh với góc nhìn cá nhân, Nỗi buồn chiến tranh (tên cũ là Thân phận tình yêu) đã gây ấn tượng mạnh với nhiều độc giả trong và ngoài nước. Lần đầu tiên, những nhân vật của tiểu thuyết bước lên sàn kịch với tên gọi Trái tim người Hà Nội.

Kitsch và ngôn ngữ tạo hình trong nghệ thuật của Trần Trọng Vũ

Hội họa và sắp đặt là hai mảng quan trọng trong số rất nhiều thể loại nghệ thuật mà Trần Trọng Vũ thực hành trong khoảng 30 năm sáng tác. Triển lãm “Chuyện Của Vũ” gồm 17 tác phẩm hội họa và sắp đặt được sáng tác trong hai năm trở lại đây và 8 tác phẩm hội họa được sáng tác từ những năm 1998. Triển lãm có số lượng tác phẩm không lớn nhưng các tác phẩm chứa đựng đặc trưng của ngôn ngữ tạo hình trong thời kỳ nghệ thuật quan trọng của tác giả.

Giáo sư Annette M. Kim - Người nặng lòng với vỉa hè Sài Gòn

Hơn 15 năm sống và làm việc tại TP.HCM, GS người Mỹ Annette M. Kim đã “phải lòng” mảnh đất này cùng những con người bình dị nơi đây. Bà cho rằng không gian công cộng nơi vỉa hè chứa đựng một lối sống đầy thẩm mỹ, nhiều giá trị nhân bản, khiến cho TP.HCM trở thành một nơi đáng nhớ và đáng gắn bó. Bà từng cho ra mắt cuốn sách Đời sống vỉa hè Sài Gòn. Giáo sư Annette M. Kim và nhóm nghiên cứu không gian đô thị (SLAB) của bà, nhờ sống ở Sài Gòn nhiều năm mà đã vỡ lẽ được rằng cái căn cốt của vỉa hè không nằm ở lớp bê tông tạo ra nó mà ở chính những hàng quán, sinh hoạt, và câu chuyện mưu sinh đời thường.