Xứ Huế trong tranh của Trần Nguyên Đán

Trần Nguyên Đán, Huế trong mắt tôi, 2020, in khắc gỗ 
 

Nói đến mỹ thuật Việt Nam đương đại, không thể không nói đến họa sĩ Trần Nguyên Đán (sinh năm 1941), một người gần như dành cả cuộc đời vì sự phát triển đồ họa khắc gỗ ở Việt Nam. Họa sĩ Trần Nguyên Đán sống và làm việc ở Hà Nội, quê ở Bắc Ninh, tốt nghiệp khóa I, ngành đồ họa tại Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội năm 1971. T khi là mt ha sĩ mới vào nghề cho đến khi là Phó Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, ông chưa bao giờ sao nhãng công việc sáng tạo. Những triển lãm cá nhân và triển lãm của Hội Mỹ thuật Việt Nam đều đặn và giải thưởng ông đạt được liên tục từ 1975 đến nay đã chứng tỏ điều đó và cho thấy mạch chảy sáng tạo bền bỉ, mạnh mẽ, tràn đầy năng lượng ở ông. Trong đó có những giải thưởng lớn như giải Nhất Đồ họa giai đoạn 1975-1985, giải A Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô 1990 và 2008, Giải thưởng Nhà nước về VHNT, năm 2007.

Điu thú v vi ông là t năm 2005 đến 2015, ha sĩ Trn Nguyên Đán là ging viên thnh ging uy tín ca Trường Đại hc Ngh thut Huế. Nơi đây ông không ch có cơ hi tham gia đào to nên nhng thế h ging viên đồ ha thế h đầu ca trường mà còn góp phn đào to được nhiu ha sĩ đồ ha tranh khc g cho Huế và min Trung, Tây Nguyên. Những lần đến Huế ông đã dành nhiều thời gian nghiên cứu di sản văn hóa mỹ thuật Huế qua tranh dân gian làng Sình, thăm danh lam thng cnh x Huế, v v di tích m thut thi Nguyn... Từ lâu ai cũng biết Trần Nguyên Đán là một họa sĩ đồ họa tranh khắc gỗ danh tiếng, tuy nhiên, với Huế ông không chỉ sáng tác qua tranh khắc gỗ quen thuộc mà còn thử nghiệm in trên các chất liệu khác và còn vẽ theo lối nét đồ họa.

Bà Đinh Thị Hoài Trai, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Huế thực hiện công tác sưu tập tại nhà của họa sĩ Trần Nguyễn Đán

 

Những sáng tác của họa sĩ Trần Nguyên Đán in dấu văn hóa Huế, nét Huế đậm nét trong nhiều tác phẩm và xứ Huế hiện ra trong tranh của ông với nhiều cung bậc cảm xúc và thường đọng lại trong những bản in có kích thước 45x60cm và tranh v, in trên nn la, giy khác vi kích thước khoảng 60x80 cm và cá bit có bc ln hơn 1m, nht là nhng tranh ông v t khong năm 2017 đến nay. Ngay từ những ngày đầu vẽ về Huế, họa sĩ đã tìm ra cho mình mt cái tứ” riêng để cm nhn và tạo một “style” của mình khi vẽ về Huế. Cách nhìn về các lớp không gian xứ Huế rộng mở của họa sĩ về sau được coi là phong cách tạo hình riêng, độc đáo có tầm ảnh hưởng tích cực đến nhiều họa sĩ trẻ. Thật ra, với nghệ thuật đồ họa in khắc gỗ, họa sĩ có thể chỉ dừng lại ở những tranh cỡ vừa nhưng Huế đã làm cho người họa sĩ Hà Nội danh tiếng phải tìm kiếm một cách biểu tả khác mới lạ hơn. Trong quá trình tìm kiếm, cái hay, cái lạ, cái mới đối với một họa sĩ lão luyện về khắc gỗ như Trần Nguyên Đán thì không phải là quá khó. Họa sĩ nhìn thấy một không giản rộng mở cho tranh đồ họa và tranh hội họa của mình ở cách diễn tả nét, mảng kiểu đồ họa với lớp chồng nối lớp và hút theo lỗi viễn cận ước lệ nhiều hơn là tả thực. Chẳng hạn, ở tranh Huế trong mắt tôi họa sĩ không v cu Tràng Tin trên dòng Hương Giang thơ mộng trong góc nhìn cận cảnh mà chiếc cầu mỹ miều này bỗng dưng nghiêng nhẹ trong không gian sông nước phố thị mênh mông và lơ lửng những cảm xúc phố đan xen bồng bềnh khó tả. Người họa sĩ đồ họa luôn ám ảnh bởi bố cục và sắc độ từ những bản khắc in để hạn chế tối đa những sai sót, bản khắc gỗ đã khc tả thì không thể sửa lại như tranh hội họa. Cái nhìn thiên về từ tầm cao bao quát như kiểu “phi điểu” phương Đông trong tranh Nhớ Huế của Trần Nguyên Đán thật hào sảng và ngập tràn xúc cảm trước sông nước trong lành mênh mông. Họa sĩ vẽ Huế với những thời gian thật khác biệt, đó là Huế trong ráng chiều lam tím từ phía Tây rực sáng, Huế trong bóng đổ trầm mặc của kinh thành nhà Nguyễn xưa mang đậm nỗi niềm hoài cổ xa vắng. Hay xứ Huế từ sông nước Tam Giang với những chiếc thuyền xuôi ngược nhẫn nại và làm gợi nhớ đến người chèo thuyền trong tranh Thuyền Sông Hương của Tô Ngọc Vân (sơn dầu) từ năm 1936. Họa sĩ Trần Nguyên Đán vẽ khá nhiều về Huế nhưng tranh của anh gần như khó lặp lại ở những bố cục không gian và hình thể mô tả, cho dù vẫn là phố cổ, vẫn là sông nước Hương Giang với rất nhiều thuyền ngang dọc, đan ken rộn rã và nhiu khi là phố cổ Bao Vinh trầm mặc ẩn hiện mờ xa trong những tranh phong cảnh mà thoạt nhìn ta cứ tưởng thời đó đã có flycam mới có thể trãi rộng tầm nhìn và có sự bao quát đến không gian sâu xa như vậy. Trần Nguyên Đán đã tranh thủ những chủ nhật rảnh rỗi khi vào dạy ở Trường Đại học Nghệ thuật Huế để cùng sinh viên đi ký họa, ghi chép và tìm kiếm nhng v đẹp mi ca Huế, những vẻ đẹp mà nhiều khi chỉ có người từ xa đến và yếu Huế nhiều mới phát hiện ra và cảm nhận được. Gần như mỗi lần họa sĩ vào Huế tr v đều có nhng tác phm được âp trong dầu và chỉ sau một thời gian ngắn bạn bè, học trò xứ Huế đã có thể nhìn thấy tranh mới của của họa sĩ Trần Nguyên Đán ở những triển lãm tại Hà Nội hay Hội An. Có những tranh họa sĩ vẽ về nghề in tranh làng Sình trong tranh Làng Sình Huế xưa gợi lên bao ám nh v thi gian, về truyền thống tâm linh của người Huế xưa, làng tranh dân gian xứ Huế mà họa sĩ tìm đến nghiên cứu đã tr nên thi v và gn gũi hơn góc nhìn “đồng hin khi họa sĩ khai thác tính nhân văn sâu sắc hơn ở mỗi hình tượng. Trong tranh khác vẽ về những mái cong của kiến trúc thời Nguyễn, những bóng hình phố cổ, thuyền sông nước... đều được thc hin cn trng và nghiêm túc đến tng chi tiết nhưng vẫn chan chứa rung cảm. Nhưng có lẽ sông Hương với tất cả vẻ đẹp dịu lắng và sôi động của nó là chủ đề chính được họa sĩ Trần Nguyễn Đán vẽ nhiều nhất với nhiều góc nhìn và bố cục khác nhau như Thuyền trên sông Hương, Sông Hương chiều tím, Dòng sông xứ Huế… Tranh của họa sĩ không có những thiếu nữ nhẹ nhàng tha thướt nghiêng mình với nón bài thơ quen thuộc như nhiều họa sĩ khác, nhưng sao trong đó vẫn có những âm điệu trữ tình, gợi nhớ những bóng hình thiếu nữ áo trắng một thời đâu đó. Tính gợi, tính liên tưởng là những giá trị thẩm mỹ thị giác có sức cuốn hút mạnh mẽ và lắng sâu trong tranh của họa sĩ Trần Nguyễn Đán khi vẽ về xứ Huế.

Trần Nguyên Đán, Sông Hương ngày ấy, 2010, acrylic trên toan

 

Xứ Huế từ đầu thế kỷ XX đến nay đã thu hút nhiều họa sĩ danh tiếng từ phía Bắc đến vẽ và để lại những tác phẩm quý giá, có thể kể đến các họa sĩ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Đỗ Cung, Lương Xuân Nhị... và giờ đây có thêm họa sĩ Trần Nguyễn Đán với những tác phẩm tranh khắc gỗ độc đáo, mang nặng nỗi niềm và tình yêu của họa sĩ dành cho Huế. Hơn thế, ngoài một số tranh của họa sĩ Trần Nguyên Đán đã được Bảo tàng Mỹ thuật Huế sưu tập, ông còn tặng cho bảo tàng những tranh về Huế mà ông yêu thích trân quý nhất.

Trần Nguyên Đán, Làng Sình xứ Huế, 2008, lụa

 

 

PHAN THANH BÌNH

Nguồn: Tạp chí VHNT số 526, tháng 2-2023

;