Nghệ sĩ Thái Sơn - Phía sau những tiếng cười

 

 

Một tối mùa đông Hà Nội, sân khấu Nhà hát Chèo Việt Nam lại sáng đèn. Dù đã ra mắt gần 10 năm, vở Bắc Lệ đền thiêng vẫn liên tục nhận được sự tán thưởng nhiệt thành từ những hàng ghế khán gi. To ra nhiu tràng pháo tay không ngớt phải kể đến nhân vật lý trưởng do nghệ sĩ Trần Thái Sơn đảm nhim. Từng lời ca, từng chuyển động hình thể của “ông Lý dn dt người xem t tiếng cười thích thú đến khonh khc xúc động rơi nước mắt. Thăng hoa trên sân khấu là thế nhưng ít ai biết phía sau cánh gà, suốt đêm diễn ấy, “ông Lý cứ chăm chú ngắm nhìn các đồng nghiệp của mình, từ cô đào tranh thủ tô lại lớp hóa trang đến bác nhạc công so dây đàn, rồi cậu nhân viên hậu đài trẻ măng tất bật chuẩn bị đạo cụ… Ánh mắt Thái Sơn long lanh, bồi hồi khi chia sẻ các vai diễn và cả những suy tư về chuyện đời, chuyện nghề.

Thái Sơn vai Cả Hân trong vở Đường trường duyên phận.

Ảnh Nguyễn Hoàng

 

Những người thầy đầu tiên

Con đường dẫn đến nghệ thuật Chèo của Thái Sơn manh nha từ thời thơ ấu. Sinh ra tại mảnh đất Khoái Châu, Hưng Yên, tuy bố mẹ không làm nghệ thuật nhưng Thái Sơn lại có bác ruột (nghệ sĩ Xuân Dinh) và bác dâu (nghệ sĩ Xuân Theo) là diễn viên của Đoàn Chèo Tổng cục Hậu cần (nay là Nhà hát Chèo Quân đội). Gia đình Sơn là một trong những nhà có ti vi sớm nhất làng. Đó là một cái ti vi đen trắng mà thỉnh thoảng đang xem bị nhiễu lại phải có ai đó trèo lên xoay cần ăng-ten rồi hỏi vọng xuống: “Nét chưa? Nét chưa?”. Trước màn hình vô tuyến bé nhỏ, cu Sơn cùng cả nhà thường háo hc ngóng chờ chuyên mục Sân khấu mở đầu bằng hình hiệu chiếc quạt xòe ra để được xem Kịch, xem Tuồng, xem Cải lương và đặc biệt là những vở Chèo có hai bác của mình. Thích điệu chèo, cải lương hay dân ca nào là cậu lấy vở chép ngay lời. Sơn nhớ nhất bộ ba Bài ca giữ nước của cụ Tào Mạt, trong đó bác Xuân Dinh đóng vai Sứ Tống còn bác Xuân Theo đóng vai Nhiếp chính Ỷ Lan, cậu xem đi xem lại bao nhiêu lần vẫn không thấy chán.

Tuy thích Chèo nhưng ban đầu Sơn lại bị Cải lương thu hút hơn. Học hết cấp 3, Sơn quyết định đăng ký thi vào Lớp Cải lương Khoa Kịch hát Dân tộc Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội. Cậu đã tự tập một số điệu lý Nam bộ và học một số buổi tạo nguồn. Thời gian ôn thi, Sơn đi đi về về từ trường trong khu Mai Dịch rồi lại đến nhà hai bác ở Xuân Đỉnh. Không muốn áp đặt cháu mình, hai nghệ sĩ chỉ đùa: “Hai bác thì làm chèo mà con lại thi cải lương thì trong quá trình học ai mà biết ca cải lương để mà dạy mày, với lại ra trường xin việc nữa, có hai bác làm trong nghề cũng thuận lợi hơn.” Lúc đó Sơn còn nhỏ nên hai bác hướng thế nào thì theo thế, cậu đăng ký thêm nguyện vọng thi vào lớp Chèo. Bác Xuân Theo dạy Sơn hát điu Li lơ”, Chinh phụ”ri dn sang nh anh T Long: Mày dy nó din tiu phm h, con trai dy nhau s d hơn. Thế là anh T Long tr thành người thy đầu tiên dy Sơn v din xut. Đến ngày thi, Sơn bỏ luôn nguyện vọng Cải lương.

Năm 2002, Thái Sơn trở thành sinh viên lớp Chèo K22 do cô Thanh Tuyết làm Chủ nhiệm. Trường mời rất nhiều nghệ sĩ lớn của làng Chèo về hướng dn vai mẫu cho sinh viên, từ cô Thanh Bình, cô Thanh Hoài, cô Thanh Trầm, thầy Vũ Ngọc, thầy Khắc Tư… Sơn cũng không bao giờ quên ơn bác Xuân Dinh và bác Xuân Theo, những người tuy không dạy anh trên giảng đường nhưng đã gieo mầm nghệ thuật trong anh từ ngày thơ bé. Chính nghệ sĩ Xuân Theo tận tình uốn nắn cho anh cất lên tiếng hát chèo từ những ngày ngọng nghịu. Bà có ging hát ni tri, k thut điêu luyện, cách xử lý rất riêng mà không ai bắt chước được. Trong đêm diễn Bắc Lệ đền thiêng, nghệ sĩ Xuân Theo cũng đến xem. Cuối buổi, bà gật gù mỉm cười với cháu mình: “Con trưởng thành lắm rồi. Bác rất tự hào về con!” Tôi hỏi Thái Sơn: “Được bác khen, anh có hãnh diện không?” Anh đáp: “Hãnh diện chứ, nhưng thực sự trong thâm tâm tôi vẫn nghĩ chẳng bao giờ mình hát được như bác.”


Thái Sơn vai ông Hương trong vở Quan Âm Thị Kính.

Ảnh Nguyễn Hoàng

 

Một số vai diễn thành công

 

Thái Sơn luôn biến hóa trong các nhân vật

Năm 2006, vừa ra trường, Thái Sơn được nhận ngay vào Nhà hát Chèo Việt Nam. Tại đây, anh có thêm sự hướng dẫn của nhiều bậc tiền bối như đạo diễn Thanh Tùng, thầy Đoàn Vinh, anh Phú Kiên, chú Ngọc Minh… Mỗi người trong số họ góp phần mài giũa viên ngọc thô Thái Sơn ngày một trở nên lấp lánh. Mặc dù đã được công chúng yêu Chèo biết đến nhưng không bao giờ anh quên được công lao dìu dắt của các anh, các chú trong nghề. Khi nhắc đến nhà viết kịch Trần Đình Văn, Thái Sơn không khỏi bùi ngùi: “Anh Văn hiểu biết sâu rộng, là một biên kịch cực kỳ có tâm và sống với anh em đầy tình nghĩa. Không biết anh có coi tôi là tri kỷ không nhưng tôi coi anh ấy là tri kỷ, là thủ lĩnh tinh thần. Nỗi buồn, nỗi bực dọc nào khó nói nhất tôi đều có thể chia sẻ với anh.” Năm 2014, anh Văn phát triển và hướng dẫn Thái Sơn tập vai Cả Hân trong Đường trường duyên phn thì đến năm sau, năm 2015, anh đột ngột qua đời.

Hơn 15 năm làm nghề, Thái Sơn đã gặt hái được một số thành công đáng kể. Có thể kể đến vai anh phu xe trong tiểu phẩm Thuyền nát đụng nhau đoạt huy chương Bạc Hội thi Hài toàn quốc do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tổ chức tại Quảng Ninh năm 2009. Năm 2013, Thái Sơn tiếp tục giành được huy chương Bạc tại Hội diễn Nghệ thuật sân khấu Chèo chuyên nghiệp toàn quốc với vai Lý trưởng trong v Bắc Lệ đền thiêng. Năm 2014, Thái Sơn đot Huy chương Vàng trong Cuc thi tài năng tr din viên sân khu chèo chuyên nghip toàn quc do B VHTTDL tổ chức với vai Cả Hân trong trích đon v Đường trường duyên phn. Năm 2016, tại Cuộc thi Nghệ thuật Sân khấu Chèo chuyên nghiệp toàn quốc, anh giành Huy chương Bạc với vai ông Hiệp - người tìm mộ liệt sĩ - trong vở Giai điệu Tổ quốc. Cùng năm đó, anh còn đoạt giải Nhì, Bảng Chuyên nghiệp, Liên hoan Chiếu chèo làng tôi tổ chức tại Hưng Yên. Gần đây nhất, ngay trước đại dịch COVID-19, Thái Sơn giành thêm một Huy chương Bạc nữa cho vai Cu Sứt trong vở Vân dại.

Chèo có năm mô hình nhân vật cơ bản là đào, kép, mụ, lão, hề. Nói v phn hát, nếu đào, kép là nhng gì đẹp đẽ, ngt ngào thì din viên sm vai h thường hát rất cao và chua ngoa, đó là cách h cười ct nhân tình thế thái. Là mt din viên chuyên trị vai h, đương nhiên ging hát ca Thái Sơn cũng cao vút. Nhưng đim đặc bit ch, nó vang và m, vẫn tiếu lâm nhưng ẩn hiện chất trữ tình. Trong một vở diễn quy tụ hàng loạt giọng Chèo xuất sắc, khán giả vẫn có thể nhận ngay ra Thái Sơn kể cả khi nhắm mắt lại. Cộng với khả năng diễn xuất duyên dáng, những nhân vật anh hóa thân luôn hiện ra trong sự pha trộn của cả bi lẫn hài, có những nỗi đau đời ẩn dưới tiếng cười châm biếm. Để có thể hát và diễn được như thế, người nghệ sĩ chắc chắn phải có một tâm hồn nhạy cảm, quan sát thực tế tinh tường.

Trong một vở diễn, đạo diễn là người chỉ dẫn cho các diễn viên, nhưng số lượng nhân vật có thể rất nhiều, nếu diễn viên thụ động chỉ biết rập khuôn theo kịch bản và lời đạo diễn mà không tự đào sâu cho nhân vật mình đảm nhiệm thì vai diễn có thể sẽ rất hời hợt. Mỗi khi nhận vai, Thái Sơn đều bỏ thời gian nghiên cứu nhân vật, xem họ là con người thế nào, tại sao họ lại hành xử như vậy, từ đó cân đối cho nhân vật bao nhiêu phần hài, bao nhiêu phần bi. Khi đã hiểu nhân vật rồi, người nghệ sĩ sẽ thổi cái hồn đó vào từng câu, từng chữ, từng động tác, cử chỉ. Chẳng hạn khi nhận vai Lý trưởng trong Bắc Lệ đền thiêng, anh tự hình dung ra mt ông Lý trong bi cnh lch s đó, để diễn tả chuyển biến tâm lý ca ông Lý như thế nào cho chân thc. Anh bảo: “Dù vai diễn này được lòng khán giả nhưng tôi chưa hoàn toàn thỏa mãn. Nếu có thêm thời gian và cơ hội, tôi vẫn muốn được nâng tầm nhân vật này để “ông Lý thuyết phục hơn nữa.”

Thái Sơn vai ông Lý trong vở Bắc Lệ đền thiêng

 

Bén duyên với truyền hình

Vài năm trở lại đây, Thái Sơn đang ngày càng được khán giả đại chúng biết đến nhiều hơn, không phải nhờ Chèo, mà qua vai trò một diễn viên hài và một số vai diễn trên truyền hình. Chúng tôi đặt câu hỏi: “Vậy thì thực sự sân khấu Chèo có nuôi sống được nghệ sĩ không?”. Thái Sơn trầm ngâm: “Tôi may mắn có nghề tay trái nên đỡ vất vả hơn một số đồng nghip khác. Nếu chỉ sống bằng Chèo thì chật vật lắm, giai đoạn COVID-19 lại càng nan giải. Tôi tình cờ phát hiện đứa em trong đoàn đi chạy Grab ngoài giờ, lại có người mở quán ốc buổi tối để kiếm thêm thu nhập mà cuối cùng vẫn phải xin nghỉ việc ở Nhà hát. Để bám tr li vi ngh, chắc chắn phải yêu lắm…”

Năm hết Tết đến, sân khấu Chèo vẫn còn đó bao bộn bề suy tư. Khi chúng tôi hỏi về dự định năm mới, Thái Sơn chỉ khiêm tốn đáp li: “Nếu được giao nhiệm vụ và vai diễn gì cụ thể thì tôi sẽ cố gắng hết mình.” Xin chúc Thái Sơn cùng các nghệ sĩ một năm mới bình an, luôn tràn đầy nhiệt huyết với nghề để cống hiến cho khán giả thêm nhiều vai diễn ấn tượng.

 

 

LÊ XUÂN KHOA

Nguồn: Tạp chí VHNT số 523, tháng 1-2023

;