Nhà điêu khắc Vũ Tiến

Người ta nói “Nghề chọn người” và quả không sai với nhà điêu khắc Vũ Tiến. Năm 1963 từ một chàng sinh viên khoa toán Trường Đại học Sư phạm vì hoàn cảnh gia đình mà học hành dang dở, đi làm công nhân tại Nhà máy Văn phòng phẩm Hồng Hà được 14 năm có lẻ, nhưng không an phận, ông tìm đến với nghệ thuật tạo hình để thoả lòng đam mê sáng tạo của mình, điêu khắc đã trở thành nghiệp đời ông đeo đuổi...

Nhà điêu khắc Vũ Tiến miệt mài sáng tác

 

Vào những năm 60 của thế kỷ trước, nghệ thuật không được giảng dạy trong nhà trường phổ thông mà đặt nặng vào năng khiếu. Ngoài các trường chuyên ngành Mỹ thuật, ở các trung tâm lớn như Hà Nội, còn có những cơ sở đào tạo nhằm phát hiện những năng khiếu từ trong đội ngũ công nhân... Vũ Tiến đã đến với nghệ thuật điêu khắc trong hoàn cảnh như vậy, đương lúc ông là công nhân Nhà máy Văn phòng phẩm Hồng Hà. Được tiếp xúc với nghệ thuật, ông đã tìm đến Trường Nghệ thuật quần chúng Hà Nội, và để chuyên tâm cho đam mê ngh thut ca mình, sau đó, ông chuyển công tác về tại Hội Văn nghệ Hà Nội (Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội ngày nay). Ông được bu vào Ban Chp hành (1977) ri Ban Thường v Hi Văn ngh Hà Ni (1976- 1984) phụ trách mảng mỹ thuật...

Nói về làm nghệ thuật thời những năm 1970, 1980, gần như tất cả đều phải làm một công việc, nghề nghiệp khác trong cơ quan nhà nước và sáng tác là việc “tay trái” của mỗi cá nhân. Triển lãm mỹ thuật được tổ chức gần như “duy nhất” là Trin lãm M thut Toàn quc (5 năm một lần), Triển lãm Điêu khắc Toàn quốc (10 năm một lần), Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô tổ chức hằng năm. Trong hoàn cảnh như vậy, những sáng tác của tác giả chỉ cần được chọn trưng bày đã là điều hạnh phúc tuyệt vời! bởi đó là sự ghi nhận thành tựu lao động nghệ thuật của họ...

Vào những năm 1970- 1980, phong trào mỹ thuật Thủ đô về hội họa, điêu khắc được mở rộng và nâng cao, khi đó ông được các thầy và báo chí chí gọi là “con chim đầu đàn của phong trào mỹ thuật Thủ đô”. Năm 1973, Hà Nội mở lớp đại học (hệ tại chức) do họa sĩ Quang Phòng, Phạm Viết Song phụ trách. Sau nâng cao hơn, các thầy dạy là các họa sĩ, nhà điêu khắc từ các trường mỹ thuật chuyên nghiệp được mi sang ging dy. Tổng Liên đoàn Lao động thành phố Hà Ni và S Văn hóa Thông tin(nay là sở VHTTDL) Hà Ni m lp chiêu sinh h đại hc 6 năm. Các thy lúc đó có ha sĩ Lương Xuân Nh, Nguyn Văn Bình, Phạm Công Thành, Đỗ Hữu Huề, Nguyễn Trọng Cát, nhà điêu khắc Diệp Minh Châu, Nguyễn Thị Kim, Phạm Gia Giang, Nguyễn Thiện, Lê Thược, nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Trân dạy phê bình, lịch sử mỹ thuật, nhà phê bình mỹ thuật Lê Quốc Bảo dạy mỹ học. Các hc viên lúc đó là nhng công nhân rt tr như Vũ Tiến, Tuyết Lê, Đinh Nguyễn Đin, Nguyn Đình Hào, Nguyn Văn Ho, Kim Xuân

Từ tay ngang đến với nghệ thuật, nhà điêu khắc Vũ Tiến đã phải nỗ lực rất nhiều, học trong trường lớp nghệ thuật nâng cao, học hỏi từ đồng nghiệp thế hệ người đi trước như nhà điêu khắc Phạm Gia Giang, Nguyễn Thị Kim, những người thầy của ông, nhà điêu khắc Lê Thược, Nguyễn Thiện, rồi bằng sự trải nghiệm, rèn luyện không ngừng của bản thân....

Sinh ra và lớn lên ở phố cổ Hà Nội, nhà điêu khắc Vũ Tiến mang tâm hồn nghệ sĩ lãng mn đam mê cái đẹp. Bạn bè gọi ông là “Vũ Tiến Phố Cổ” bởi phố cổ Hà Nội nhỏ bé thời đi học, ông học tại trường Nguyễn Trãi, Chu Văn An, bao người quen biết ông. Ông có nét tính cách của người Hà Nội cổ cầu toàn, tinh tế với cái đẹp.

Ban ngày đi làm, ban đêm khi bóng tối bao phủ, trong ánh điện yếu ớt, bất kể thời tiết là cái nóng hầm hập của mùa hè, hay mùa đông lạnh căm nóc nhà của ngôi nhà ngói hơn 15m2, Vũ Tiến dành khoảng thời gian đó cho niềm đam mê sáng tạo của mình. Ngày đó, khi Đài Phát thành Hà Nội phát ra tiếng píp! Píp! báo hiệu 21 giờ và tắt chương trình phát thanh, nhà nhà đa phần đã chìm vào giấc ngủ thì với Vũ Tiến lúc đó mới là khởi đầu của buổi làm việc... Vũ Tiến lao động nghề nghiệp miệt mài từ dựng cốt gỗ, cốt sắt, đắp đất, đến nhồi, trộn, đổ thạch cao hay tạo khuôn đổ tượng bê tông... để tạo ra những tác phẩm gửi đi tham dự triển lãm. Ông thường quên mất giờ giấc mà thức thâu đêm suốt sáng...

Năm 1981, ông cùng nhà điêu khắc Lê Thược đã có những tác phẩm tượng Công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ đặt tại Bảo tàng Công nhân s 1 Tăng Bt H, Đồ Sơn, Hải Phòng. Tác phm mang tên Bình minh của ông được đặt ti khu II- bãi bin Đồ Sơn. Năm 1980 ông có tác phẩm Những cô thợ dệt, Em bé... trưng bày tại Triển lãm Mùa Xuân tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Ông cũng có những tác phẩm được Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam lưu giữ như bức tượng tròn Cô th lò phản xạ, Chân dung nữ công nhân Thợ rèn búa máy. Đó là nim hnh phúc, vinh d t hào ca ông trong hot động ngh nghip sáng tác ca mình.

Tự tin với nghề, năm 1981 ông được nhân dân xã Tả Thanh Oai mời làm tượng thờ Bà Đô Hồ (Bà Chúa Tó vợ Vua Lê Đại Hành), gỗ mít (cao 2,7m) ở đền thờ Bà Chúa Tó, làng Tó, dịp Lễ Kỷ niệm 1000 năm chiến thắng quân Tống trên sông Bạch Đằng. Năm 1983, UBND xã Đại Kim mời ông dựng tượng Bác Hồ (cao 2,9m) ở làng Đại Kim. Năm 2017, từ bức tượng Bác Hồ bằng gỗ mít, ông lại được UBND xã đề nghị chuyển thể sang chất liệu đồng trưng bày tại thủy đình - di tích k nim Bác H v làng Đại Kim, Hà Ni (năm 1958).

Tượng đài Công nhân Apatit Lào Cai

 

Năm 2008 tượng đài Công nhân Mỏ Apatit Lào Cai đặt ti Công viên Công ty Apatit Lào Cai được nhân dân công nhân khu m yêu quý. Cũng trong năm 2008, tượng đài Đài sen thư Bác của ông được thực hiện đặt tại công viên trung tâm thị trấn Sa Pa. Tiếp theo thành công của tượng đài Công nhân Apatit Lào Cai, Ban lãnh đạo Công ty đã mời ông trang trí cho khuôn viên của khách sạn Biển Mây- đồi Mâm Xôi, Sa Pa, Lào Cai, đây là khu ngh dưỡng dành cho công nhân ca công ty. Ông đã thc hin thành công 14 cm tác phm - chùm chủ đề Sơn Tinh- Mỵ Nương, cht liu đá, bày tại khuôn viên khách sạn Biển Mây Sa Pa mang cảm xúc lãng mạn Châu Âu, thư giãn cho du khách khi đến nghỉ ngơi tại đây.

Những tác phẩm của ông được dâng hiến cho cộng đồng xã hội thật đáng trân trọng và là niềm vinh dự tự hào, không hạnh phúc nào bằng của người nghệ sĩ.

Tác phẩm Trời tròn đất vuông
 

Nhà Điêu khắc Vũ Tiến giành được nhiều giải thưởng Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô: 3 tác phm được gii A như Chân dung nữ công nhân, thạch cao (cao 40cm) 1971; Thợ rèn, thạch cao (cao 120cm), 1975; Cô tự vệ Hà Nội, gỗ (cao 110cm), 1980. Năm 1995, tác phẩm Ngày hội, phù điêu hình hộp (100 x 99 x 30cm) của ông được gii thưởng ca Qu H tr Văn hoá Vit Nam- Thu Đin ti Trin lãm M thut Toàn quc (1990- 1995). Năm 1996 và 1998, ông được Gii thưởng Trin lãm M thut Khu vc I (Hà Ni) chuyên ngành Điêu khc ca Hi M thut Vit Nam.

Đối vi nhà điêu khc Vũ Tiến, ch có lao động nghệ thuật mới chứng tỏ được bản lĩnh nghề nghiệp của mình. Ông là hội viên Hội Văn Nghệ Hà Nội từ năm 1969 và là U viên Ban chấp hành Hội Văn Nghệ Hà Nội (1976- 1984), năm 2010 là trưởng chuyên ngành điêu khắc Hội Mỹ thuật Hà Nội. Năm 1986, ông được kết nạp trở thành Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, là môi trường hoạt động nghề nghiệp chuyên nghiệp, tạo thêm nhiều cơ hội cho ông được hoạt động sáng tác, trưng bày, giao lưu. Ông tham gia nhiều triển lãm quốc tế, trại sáng tác điêu khắc trong nước và quốc tế để có thể mở mang hoạt động sáng tác tác phm và trao đổi ngh nghip sáng tác. Năm 2010, ông tham gia trại sáng tác Quốc tế tại Đà Nẵng với tác phẩm Biển đảo quê hương 1, Biển đảo quê hương 2. Năm 2007, ông tham gia Trại sáng tác Điêu khắc đá Quốc tế tại Việt Trì- Phú Thọ. Tại đây, ông đã thể hiện tác phẩm Trời tròn Đất vuông, đá trắng Cao Bằng (cao 3,7m) trưng bày ở quần thể di tích Đền Hùng; Năm 2000, ông có tác phẩm Giấc mơ, đá (cao 1,4m) đặt tại biệt thự 5 sao Tuần Châu, Quảng Ninh...

Các tác phẩm của ông được công chúng đón nhận, lưu giữ bởi nhiều nhà sưu tập trong nước và quốc tế như ở Mỹ, Pháp, Canada, Bỉ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan và Hội Mỹ thuật Việt Nam và Bảo tàng MTVN lưu giữ 3 tác phẩm.

Nhà điêu khắc Vũ Tiến sinh năm 1943 tại Hà Nôi, đến nay trải qua hơn 60 năm gắn bó với nghiệp điêu khắc, dù tuổi cao, sức khoẻ giảm sút nhưng ông vẫn làm công việc yêu thích, đó là hằng ngày tạo ra tác phẩm điêu khc làm đẹp cho đời.

Tác phẩm Sửa cầu

MAI THƠ

Nguồn: Tạp chí VHNT số 523, tháng 1-2023

;