• Thế giới nghệ thuật > Tác giả - Tác phẩm

Nguyễn Thiện Đức - Một năng lượng nghệ thuật xứ Huế

Họa sĩ Nguyễn Thiện Đức sinh năm 1964 tại Thành phố Huế. Theo đuổi ngôn ngữ biểu hiện và trừu tượng. Tác phẩm của Nguyễn Thiện Đức luôn ẩn chứa một năng lượng nghệ thuật, sức sáng tạo không ngừng nghỉ, với kỹ thuật tạo hình tạo chât phong phú, giàu có, đầy đam mê.

Biên kịch Phạm Sông Đông - Những con chữ lấp lánh ngôn ngữ hoạt hình

Là con gái út của cố nhà văn, nhà thơ Phạm Hổ, ở nữ biên kịch Phạm Sông Đông có nét tinh tế, nhẹ nhàng của người phụ nữ truyền thống, đặc biệt khi chị theo đuổi văn chương. Chính chất trong sáng, nhẹ nhàng thấm đẫm trong phong cách riêng đã đưa lối chị đến với hoạt hình và chìm đắm cả đời trong thế giới cổ tích ấy.

Họa sĩ Mai Trung Thứ - Người thổi hồn tranh lụa

Tốt nghiệp khóa đầu tiên của trường Mỹ thuật Đông Dương, Mai Trung Thứ được đánh giá là “một trong những họa sĩ đầu tiên đưa hội họa Việt Nam hội nhập với xu thế hiện đại”. Các tác phẩm của ông là một tổng hòa hoàn hảo giữa truyền thống phương Đông và nét hiện đại phương Tây.

Cuốn tranh truyện đầu tiên về hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ

Dựa vào luận án Tiến sĩ của tác giả Phạm Thị Kiều Ly về Lịch sử ngữ pháp và chữ viết hệ Latinh của tiếng Việt, Người Việt gọi tôi là Cha Đắc Lộ - Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ là cuốn sách bán hư cấu kể lại câu chuyện cuộc đời nhiều thăng trầm của giáo sĩ Đắc Lộ - Alexandre de Rhodes, một vị linh mục, người của Tòa thánh Vatican, đã tới Việt Nam từ thế kỉ 17 và có công rất lớn trong việc in cuốn từ điển đầu tiên của tiếng Việt (Từ điển Việt-Bồ-La) vào năm 1651. Điểm đặc biệt của cuốn sách là chính tác giả của luận án Tiến sĩ đã chuyển thể luận án của mình thành một cuốn truyện tranh bán hư cầu với cách tiếp cận đơn giản, chuyển tải nội dung câu chuyện dễ hiểu cho trẻ em.

Mây ngỏ tranh lụa của Phan Minh Bạch

“Tôi thích học thuyết của Lão Tử là vô vi, là thuận theo tự nhiên. Khi đọc tác phẩm Thiền Uyển Tập Anh của nhà Phật tôi cũng thấy tất cả các câu chuyện của nhà Phật trong tác phẩm đó đều ẩn ý thuận theo tự nhiên và con người không thể vượt ra khỏi tự nhiên, kể cả người tu tập”- Phan Minh Bạch.

Kim Eun Sook - Người kiến tạo thành công

Là tác giả của hàng loạt kịch bản đình đám như Chuyện tình Paris, Khu vườn bí mật, Phẩm chất quý ông, Người thừa kế, Hậu duệ mặt trời, Yêu tinh, Vinh quang trong thù hận..., biên kịch Kim Eun Sook được xem như “biên kịch vàng” của giới làm phim Hàn Quốc.

Di sản cuối cùng của Carl Gustav Jung

Carl Gustav Jung là nhà tâm lý học hàng đầu người Thụy Sỹ, một trong số những “người khổng lồ” đã làm thay đổi tư duy của tâm lý học hiện đại. Con người và biểu tượng (Man and his symbols) là tác phẩm đầu tiên và duy nhất hướng đến độc giả phổ thông của Carl Gustav Jung. Cuốn sách này đã được Nhã Nam xuất bản tại Việt Nam và nhận được nhiều sự ủng hộ từ độc giả.

Ngô Thảo, người phủi bụi thời gian...

Sinh năm 1941, ở cái tuổi ngoài 80, Ngô Thảo vẫn đọc, vẫn viết, hàng ngày vẫn tham gia làm cố vấn nghệ thuật cho tập đoàn truyền thông BHD của các con ông. Và ông cũng dành nhiều thời gian giao lưu gặp gỡ, tham dự các sự kiện trong văn giới. Với sự phong nhã, hào hiệp và một cuộc đời lao động trí tuệ miệt mài, từng trải, Ngô Thảo dành được sự kính trọng của nhiều bạn bè, đồng nghiệp khắp mọi miền đất nước. Năm 2012, ông được trao tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

NSƯT Như Bình: 70 năm đắm say với nghệ thuật múa

Bén duyên khi mới 14 tuổi, đến nay vừa tròn 70 năm NSƯT Như Bình gắn bó với nghệ thuật múa. “Cả cuộc đời tôi dành cho múa và chính múa đã nâng cánh cho tôi bay đến những giấc mơ tươi đẹp…”, NSƯT Như Bình xúc động chia sẻ.

NSND Nguyễn Đăng Bẩy - đời quay, đời người

Hàng năm, vào mỗi dịp kỷ niệm, nhiều bộ phim truyện Việt Nam lại được các nhà đài phát lại. Trong những dịp đó, hiếm khi thiếu được những bộ phim như Con chim vành khuyên, Nổi gió, Đến hẹn lại lên, Ngày lễ thánh… Những bộ phim chứa đựng bao khát khao, sáng tạo của các nghệ sĩ trong đó có NSND Nguyễn Đăng Bẩy với những góc quay, thước phim đã trở thành tư liệu.

Vũ Duy Nghĩa: Người khắc chân trời mới

Triển lãm “Khắc chân trời” được tổ chức từ ngày 9/3 đến ngày 16/3 tại Bảo tàng mỹ thuật Việt nam, giới thiệu tới khán giả thủ đô hơn 60 tác phẩm tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác mỹ thuật của cố họa sĩ Vũ Duy Nghĩa.