Chiến thắng Điện Biên Phủ - tác phẩm nghệ thuật mang tầm vóc lịch sử

Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng tham quan không gian trưng bày bức tranh Panorama tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ, ngày 17/3/2024. 
Ảnh: Thanh Hiếu

 

Những ngày cuối tháng 3, chúng tôi lên thăm Điện Biên, tìm về nơi 70 năm trước đã diễn ra chiến thắng lịch sử chấn động địa cầu... Đường lên Đin Biên mùa này tht đẹp, dc hai bên đường hoa ban khoe sc trắng hồng, con đường từ Hà Nội lên Điện Biên trải nhựa uốn lượn mà bằng phẳng, chẳng thấy đâu sự heo hút, khó nhọc “dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm...” như trong bài thơ “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng năm xưa... Thành phố Điện Biên Phủ những ngày này sôi động náo nhiệt hơn, đâu đó tưng bừng rộn ràng của điệu nhạc múa sp, múa xoè... của đồng bào Thái chào đón du khách về dự Lễ hội hoa ban, về thăm chiến trường xưa, tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong trận Điện Biên Phủ.

Về Điện Biên hôm nay, ngoài các địa danh như Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam... còn có nhng hình tượng người dân, người chiến sĩ được ghi khắc trong nghệ thuật tạo hình như tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ- trên đồi D1, tượng đài Chiến thắng Mường Phăng, khu tưởng niệm Noong Nhai... Và đặc biệt, Bảo tàng Chiến thắng Lịch sử Đin Biên Ph đã hoàn thin đưa bc tranh tròn Panorama Chiến thắng Điện Biên Phủ giới thiệu với khách tham quan.

Bước vào phòng trưng bày, chúng tôi như được chứng kiến những trận chiến đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ của 70 năm về trước. Trong bố cục hình tròn, dài 132m, cao 20,5m, đường kính 42m; tổng diện tích là 3.225m2, bao trọn cả mái trần, bức tranh Panorama đã đưa người xem vào trong khôn gian “toàn cảnh” chiến dịch Điện Biên Phủ của 56 ngày đêm (từ 13/3/1954 đến ngày 7/5/1954) với những khoảnh khắc điển hình...

Ấn tượng về tác phẩm hội họa hoành tráng này, chúng tôi đã tìm gặp ông Nguyn Văn Mc, Giám đốc Công ty Bảo tồn Tu bổ Di tích Văn hóa (Hội Di sản văn hóa Việt Nam), ông là tác gi đồng thi là “chỉ huy trưởng” của bức tranh Panorama Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ông Mạc cho biết, cùng “Chiến dịch bức tranh toàn cảnh” với ông còn có rất nhiều cộng sự, đặc biệt là 8 họa sĩ trẻ: Nguyễn Văn Nghĩa, Yến Văn Thuận, Lê Hoàn, Ngô Văn Nhượng, Đinh Ngọc Tú, Nguyễn Hữu Hiệp, Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Văn Tân, trong đó họa sĩ Nguyễn Văn Nghĩa là trưởng nhóm. Ngoài ra, khoảng 200 họa sĩ phụ khác tham gia thi công bức tranh.

Chia sẻ về cơ duyên thực hiện tác phẩm này, ông Mạc cho biết, năm 2012, công ty của ông nhận trưng bày Bảo tàng Chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ, tuy nhiên, phần trọng tâm của Bảo tàng là bức tranh tròn “toàn cảnh” trận Điện Biên Phủ lại vẫn còn để ngỏ. Tỉnh Điện Biên đã mời cả họa sĩ Nga tham gia xây dựng bức tranh nhưng không thành... Ngày còn làm thc tp sinh Bungari, ông Mạc từng được “chiêm ngưỡng” bức tranh hoành tráng có diện tích 500m2, thể hiện 500 năm người Thổ Nhĩ Kỳ đô hộ người Bungari trong Bảo tàng Sophia Bungari, khi đó ông đã “mê mẩn lắm rồi”... và điều này đã cho ông “tham vọng” xây dựng bức tranh hoành tráng Panorama Chiến thắng Điện Biên Phủ với suy nghĩ người ta làm được thì mình cũng làm được...

Ông Nguyễn Văn Mạc cùng các cộng sự đã xây dựng đề cương, lập phác thảo, với bốn trường đoạn mang nội dung:

Trường đoạn 1 Toàn quân ra trận: là không khí chuẩn bị cho toàn bộ chiến dịch, thể hiện sức người từ gần đến xa, nêu lên được sức mạnh của toàn dân tộc, bộ đội kéo pháo, đồng bào thồ lương thực, thực phẩm háo hức như một ngày hội toàn dân ra trận... Đây là trường đoạn ông Mạc tâm đắc nhất, cũng vẽ lâu nhất bởi phải vẽ ra được cảnh sắc của núi rừng Đin Biên.

Trích đoạn "Trường đoạn 1 Toàn quân ra trận"

Trích đoạn "Trường đoạn 4 Chiến thắng"

 

Trường đoạn 2 Khúc dạo đầu hùng tráng: Điểm nhấn là trận Him Lam, mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ, giữa mịt mù khói lửa khắp chiến trường, hình ảnh bộ đội ta đầu đội mũ nan cài lá ngụy trang, người chân đất, người đi dép cao su, từ các tuyến hào, thừa thắng ồ ạt xông lên, vượt qua hàng rào dây thép gai, đột nhập hầm hào, căn cứ quân sự của Pháp...

Trường đoạn 3 Cuộc đối đầu lịch sử: Bằng những gam màu mạnh mẽ tạo cảm giác nhức nhối, bức vẽ về đêm 6/5/1954, giữa trận địa là cột khói bốc cao ngùn ngụt bởi sức công phá của 1.000kg thuốc nổ. Hình ảnh trên cầu Mường Thanh, quân ta đánh giáp lá cà, đối đầu với quân địch để tiến v hm tướng De Castries. Bộ đội ta hy sinh nhiều, phía địch cũng thương vong đáng kể. Đó là trận đánh khốc liệt nhất! là trường đoạn gây xúc động nhất cho ông Mạc và các họa sĩ trong khi đọc tài liệu và thể hiện.

Trường đoạn 4 Chiến thắng: Hình ảnh những đoàn hàng binh nối đuôi nhau lê bước thành hàng dài chiếm phn ln trường đon. Gia nhng mng màu xám x, bc v nhn mnh mt không gian tươi sáng, rc r ánh hào quang, bng lên bi mầu đỏ lá cờ “Quyết chiến, quyết thắng” của Quân đội Nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries giữa chiều hè tháng 5 lịch sử…

Các trích đoạn tác phẩm Chiến thắng Điện Biên Phủ

 

Để bc tranh thêm sinh động, trong khi thực hiện, nhóm tác giả đã tạo không gian bằng những sắp đặt điêu khắc, đắp nổi mô phỏng trận địa Điện Biên Phủ. Phần này được ông Mạc và các họa sĩ sáng tạo trong quá trình thi công, thể hiện mà không có trên phác thảo

Ông Nguyễn Văn Mạc chia sẻ: Đề cương “kịch bản” cho tác phẩm rất quan trọng nhưng vẫn chỉ là văn học. Ông hiểu rằng phải truyền cảm hứng cho các bạn họa sĩ trẻ từ việc tìm hiểu, tự hào về lịch sử, đến việc đưa các họa sĩ lên Đin Biên để cm nhn, thm thu ca cnh sc, sáng, trưa, chiu, ti, cm nhn thiên nhiên, rồi gặp gỡ bác cựu chiến binh ở Điện Biên, nghe mô tả thực cảnh, so sánh từ văn bản lịch sử đã tìm hiểu… Và đặc biệt, vấn đề “cơm, áo, gạo, tiền” cũng hết sức quan trọng để các họa sĩ yên tâm, tp trung sáng tác, chuyn th t đề cương văn hc thành tác phm to hình. Vic tìm kiếm, tp hp tư liu qua hình nh, qua nhân chng cũng hết sc công phu, kết qu, vi hơn 1000 tư liu khai thác t nhiu ngun như bo tàng, các nhân vt, s kinBc tranh v gn 4500 người, trong đó có "dăm by trăm" hình mu ly t đời thc, trong nh tư liu, để to hình cho nhng nhân vt cn cnh. Điu này đã giúp các nhân vật được thể hiện trên tranh không bị trùng lặp, không ai giống ai, mỗi người một dáng, một tư thế hay sự biểu cảm khác nhau. Trên thực tế, các trường đoạn đã phân định khá rõ về không gian và thời gian, khớp với thời điểm diễn ra các trận chiến. Để chuẩn xác hơn, ông Mạc đã mời các bác cựu chiến binh tới xem, để thông qua sự hồi tưởng...; nhận xét: - tác phẩm đã xây dựng được không khí, tinh thần của trận chiến hay chưa?... Việc bối cảnh sự kiện diễn ra vào ban đêm cũng là trở ngại cho các họa sĩ khi din v. Khi làm phác tho ln 2, ông Mc đã s dng mt ngôi nhà sàn làm xưởng v, quây tròn li như bc tranh tht vi din tích ca phác tho là gn 100m2phi mt đến 7 năm để va tìm tư liu và v phác tho, thêm hai năm cho vic thi công tác phm, ông Mc cho biết.

Bức tranh Panorama Chiến thắng Điện Biên Phủ được xây dng cũng rất kỳ công. Một hệ thống dàn khung thép ống kiên cố được hàn cách tường 10cm, sau đó ốp tôn toàn bộ tạo mặt phẳng và bồi toan (vải) lên trên. Sơn dầu được sử dụng với khối lượng lớn, vẽ nhiều lớp trên bề mặt toan. Việc phóng một bức phác thảo lên 30 lần và đảm bảo tỷ lệ tương quan, do có sự sai lệch nhất định về hiệu ứng hình ảnh, bởi khi đó hình vẽ không còn trên mặt phẳng mà đã chuyển sang trên mặt cong thực tế của bức tranh tròn nên các họa sĩ phải điều chỉnh trực tiếp trên tác phẩm. Họa sĩ Nguyn Văn Nghĩa chia s: Mi ln đi thc tế ly tư liu cũng mt c chc ngày, mt vì quãng đường di chuyn xa, tuy nhiên, mi người cùng đồng lòng lm, thi thong tranh lun v ni dung và cách th hin, cãi nhau m ĩ, xong ri li động viên nhau v. Chú Mc to điu kin hết sc để v sao cho tt. Được giao vai trò trưởng nhóm thi công trc tiếp v, Nghĩa có nhim v quán xuyến tng th, mu sc, bút phápsao cho thng nhtphong cách do có nhiu ha sĩ v thi công.

 

Người xem đứng trước bức tranh Panorama trích đoạn "Trường đoạn 3 Cuộc đối đầu lịch sử"

 

Là thành viên Hội đồng thẩm định tác phẩm, họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam đánh giá cao chất lượng tác phẩm tranh Panorama Chiến thắng Điện Biên Phủ, sử dụng bút pháp hiện thực là phương pháp duy nhất. Ông rất trân trọng các họa sĩ tr tui có trình độ, th hin được bc tranh lch s giàu cm xúc! Hi đồng đã góp ý chnh sa mái trn bo tàng thành bu tri trong xanh kết ni cùng khói la bên dưới ca bc tranh panorama như hướng v hòa bình. Phn âm nhc cũng được b tr để đặt tác phm Panorama Chiến thắng Điện Biên Phủ trong không gian 3D đưa câu chuyện lịch sử đến gần hơn với người xem. Tác phẩm đã giành được những giải thưởng xứng đáng, giải Nhất Giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam; Giải Nhất, Giải thưởng của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam; Giải Đặc biệt, Giải thưởng “Sáng tác, quảng bá tác phẩm Văn học, nghệ thuật Báo chí về chủ đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”của Ban Tuyên giáo Trung ương năm 2022.

Các bác cựu chiến binh khi tham quan tác phẩm cũng hết sức phấn khởi và nhận xét rằng: - Bức tranh này rất đẹp, thể hiện tất cả các bước trong chiến dịch Điện Biên. Phải nói là bức nối liền thế hệ chúng tôi với thế hệ sau này, mà nó cũng là một bức tranh để mà giáo dục cho thế hệ mai sau là ông cha mình đã chiến đấu như thế, đã gian khổ như thế, giành lại thắng lợi như thế... (Ông Nguyễn Hữu Chấp, Cựu chiến binh Đại đội 290, Tiểu đoàn 166, Trung đoàn 209, Sư đoàn 312).

Các họa sĩ đang hoàn thiện tác phẩm

 

Sau khi đưa vào sử dụng, bà Vũ Th Tuyết Nga, Giám đốc Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ cho biết, vào dịp lễ Tết, mỗi ngày Bảo tàng đón tiếp trên 2000 lượt khách tham quan, cán bộ Bảo tàng đã phi rút thi gian tham quan bc Panorama mi đợt xem là 20 phút để phục vụ được nhiều lượt khách hơn.

Bức tranh Panorama Chiến thắng Điện Biên Phủ tuy chỉ là “tài liệu khoa học phụ” trong nghiệp vụ trưng bày của bảo tàng nhưng mang tính dẫn dụ trực quan sinh động hơn. Bức tranh đã tả kể được câu chuyện lịch sử có bố cục từ mở đầu, diễn biến đến kết quả kết thúc, đáp ứng được vai trò tuyên truyền và lưu giữ hình ảnh lịch sử. Bức tranh Panorama Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ mang ý nghĩa giáo dục lịch sử, tinh thần yêu nước, đem lại niềm tự hào của các thế hệ về quá khứ hào hùng của dân tộc Việt Nam, mà còn là "sản phẩm du lịch" không thể bỏ qua khi du khách về thăm núi rừng Tây Bắc, thăm chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa.

 

 

MAI THƠ - ĐỨC BÌNH

Nguồn: Tạp chí VHNT số 568, tháng 4-2024

;