Điện Biên Phủ, một đề tài lớn của nghệ thuật

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ví sự kiện chiến thắng Điện Biên phủ 70 năm trước là một “cột mốc bằng vàng”. Đó là một sự kiện có ý nghĩa bước ngoặt dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn ách đô hộ của thực dân Pháp gần một trăm năm trên đất nước ta. Và suốt 70 năm qua, thực khó có thể đếm hết những tác phẩm nghệ thuật phản ánh và tụng ca sự kiện này.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Ảnh: Hoàng Kim Đáng

 

Từ khi còn là một cậu bé ở một làng quê xứ Nghệ tôi đã thuộc những câu thơ hào hùng mà giản dị của nhà thơ Tố Hữu trong bài Hoan hô chiến sĩ Điện Biên. Đó có thể coi là tác phẩm sớm nhất, kịp thời nhất phản ánh về một chiến thắng vang dội bậc nhất thế kỷ 20 của quân và dân ta. Cũng từ thuở học trò, tôi đã say mê với tiểu thuyết Cao điểm cuối cùng của nhà văn Hữu Mai, một tác phẩm miêu tả trực diện những hình ảnh dữ dội của chiến trường để lại ấn tượng cực kỳ sâu sắc. Tôi cũng đã từng xem những bộ phim Hoa ban đỏ của đạo diễn Bạch Diệp, Ký ức Điện Biên của đạo diễn Đỗ Minh Tuấn, Cuộc chiến giữa hổ và voi của đạo diễn người Pháp Daniel Roussel... Mỗi người một vẻ. Bằng những câu chuyện khác nhau, các tác giả đã cố gắng gợi lại những hình ảnh hào hùng và tài trí Việt Nam trong cuộc đụng đầu lịch sử ở Điện Biên Phủ. Nhưng có lẽ, chiến thắng Điện Biên Phủ là một sự kiện quá lớn mà không dễ gì có thể ôm chứa trong một tác phẩm nghệ thuật cụ thể. Điện Biên Phủ thực ra đã trở thành một đề tài của nghệ thuật Việt Nam suốt mấy chục năm nay và sức hấp dẫn của nó vẫn còn vô cùng mạnh mẽ. Từ sự kiện chiến thắng vĩ đại này, có thể lý giải những bí ẩn của sức mạnh Việt Nam trong thế kỷ 20.

Tôi có điều may mắn là nhiều lần được cùng nhà văn Sơn Tùng lên thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong hành trình cầm bút của mình, tôi đã có lần nghĩ đến việc sẽ viết một cuốn tiểu thuyết về chiến thắng Điện Biên Phủ, không phải cái nhìn về một sự kiện độc lập mà là đặt nó trong tiến trình lịch sử với những mối quan hệ đa dạng, phức tạp phản ánh tư duy chiến lược của một giai đoạn lịch sử.

Vào một buổi chiều tháng năm 2004 ấy, trong phòng khách của mình, khi tiếp nhà văn Sơn Tùng và các văn nhân, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhắc lại một kỷ niệm mà ông cho rằng đó là một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời binh nghiệp của mình. Ấy là khi theo dự kiến, trận đánh sắp mở màn, Đại tướng đã quyết định thay đổi cách đánh: t đánh nhanh thng nhanh sang đánh chc tiến chắc. Sau khi lãnh nhận nhiệm vụ chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ từ chủ tịch Hồ Chí Minh, trực tiếp thị sát trận địa, Đại tướng nhận thấy rằng, tại đây địch đã tăng cường một lực lượng cực mạnh với những công sự vô cùng kiên cố mà quân ta chưa có kinh nghiệm đánh hợp đồng binh chủng và chỉ quen đánh ở những địa bàn dễ ẩn nấp vào ban đêm. Trong khi quân ta đã vào trận địa, mọi người đang háo hức bước vào trận đánh thì Đại tướng vô cùng boăn khoăn. Sau nhiều đêm suy nghĩ không ngủ được, tham khảo thêm ý kiến của các đồng chí trong ban lãnh đạo chiến dịch và cố vấn, Đại tướng nhn định nếu vn gi nguyên mc tiêu đánh nhanh thng nhanh thì có thể gây tổn thất lớn cho quân ta và không thể đạt được mục tiêu mà Đảng và Bác Hồ giao phó. Chính Bác Hồ đã căn dặn đại tướng trước khi Đại tướng lên đường tới Điện Biên Phủ: “Trận này rất quan trọng, chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh.” Và Bác nói tiếp: “Tướng quân tại ngoại, trao cho chú toàn quyền quyết định.” Giữa cơn ốm bất thần ập đến, trong không khí căng thẳng của một cuộc chiến đấu lớn, dù có nhiều ý kiến trái chiều, nhưng Đại tướng vẫn kiên quyết ra lệnh bộ đội ta kéo pháo ra, bố trí lại trận địa và chuẩn bị những điều kiện thiết yếu cho một trận đánh kéo dài vô cùng ác liệt.

Cao điểm cuối cùng - cuốn tiểu thuyết tiêu biểu về chiến thắng Điện Biên Phủ

 

Thực tế đã chứng minh quyết định của Đại tướng là vô cùng đúng đắn. Trận Điện Biên Phủ lúc đầu dự kiến sẽ đánh trong chỉ 3 ngày, nhưng thực tế đã diễn ra suốt 56 ngày đêm, đó là một trận đánh vô cùng ác liệt và phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, tài trí của người Việt Nam. Nó đã “chấm dứt kỷ nguyên khinh miệt con người”, làm sp đổ ch nghĩa thc dân Pháp ti Đông Dương và nhiu nơi khác trên thế gii, gây kinh ngc cho các nhà quân s Pháp và các nước khác.

Tôi được nghe Đại tướng Võ Nguyên Giáp k li rằng, trong một lần tiếp xúc với các nhà quân sự Liên Xô (trước đây), họ đã hỏi ông bí quyết đặc biệt nào đã giúp Việt Nam thắng Pháp và thắng Mỹ sau này. Đại tướng đã nói: “Đó là chiến thắng của nghệ thuật quân sự Việt Nam. Chúng tôi đánh bằng cách đánh Việt Nam, dựa trên tiềm lực, kinh nghiệm riêng và tình hình thực địa.” Lấy ví dụ về trận Điện Biên Phủ, Đại tướng nói đến vic đào chiến hào ln dn trn địa và thít cht vòng vây. Quân Pháp trong lòng cho Đin Biên Ph như thy mt dây thòng lng tht dn vào c mình mà toàn b vũ khí hin đại vi đội quân thin chiến không làm gì được và cui cùng đành chấp nhận đầu hàng.

Cảnh phim Ký ức Điện Biên

 

Trong tư duy quân sự của người Pháp, Điện Biên Phủ có vị trí đặc biệt quan trọng. Tướng Navarre, trong cuốn hồi ký mang tên Đông Dương hp hi đã viết v kế hoch ca Vit Minh: Ti vùng Tây Bc Đông Dương h nhm tiêu dit lc lượng của ta ở vùng xứ Thái, các căn cứ phòng thủ ở Lai Châu và bành trướng sức mạnh của họ trên toàn bộ lãnh thổ Bắc Lào (Phong Saly - Nam Bac- Luang PraBang), kiểm soát hoàn toàn biên giới Trung Quốc - Lào; áp sát vùng biên giới nước Xiêm. Chỗ dựa tung ra các cuộc hành quân nói trên là Điện Biên Phủ.” Chính vì nhận thấy vị trí chiến lược vô cùng quan trọng như vậy của Điện Biên Phủ mà tướng Navarre đã quyết định xây dựng Điện Biên Phủ thành một cứ điểm mà ông cho rằng không thể bị đánh bại, làm xương sng cho chiến lược phòng th ca Pháp Đông Dương. Nó bao gm cm trung tâm, bao gm 5 cm c đim bao quanh là đường băng sân bay; về phía Bắc 3km có 2 cụm cứ điểm bảo vệ cụm trung tâm; về phía Nam 7km có cụm cứ điểm bố trí trận địa pháo, ngoài ra có lực lượng xe tăng và các đơn vị dự bị khác. Hệ thống hàng rào dây thép gai bao quanh mỗi cứ điểm, cụm cứ điểm và các bãi mìn, bộc phá góp phần quan trọng ngăn chặn sự tiếp cận của đối phương.

Tướng Navarre nhớ lại: “Cho đến trước khi cuộc tấn công của Việt Minh diễn ra, Điện Biên Phủ là một hệ thống phòng thủ mạnh nhất, chưa bao giờ có ở Đông Dương. Không một nhân vật có thẩm quyền nào dù là dân sự hay quân sự, dù là bộ trưởng Pháp hay nước ngoài, tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp hay tướng lĩnh Hoa Kỳ đến thăm Điện Biên Phủ mà không choáng ngợp bởi sức mạnh phòng thủ của nó.” Thế nhưng, cuối cùng hệ thống phòng thủ ấy đã sụp đổ hoàn gây choáng váng cho nước Pháp và đến nhiều năm sau người ta vẫn không ngừng tranh luận về điều kỳ diệu nào đã tạo nên sức mạnh của quân đội Việt Nam trong cuộc đụng đầu lịch sử ấy.

Tiếp tế cho chiến dịch Điện Biên Phủ

 

Bảy mươi năm trôi qua, biết bao điều đã đổi thay, nhưng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ vẫn là một mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

Giờ đây, Điện Biên, từ một vùng chiến địa khốc liệt với đạn bom và chết chóc đã trở thành một xứ sở đầy sức sống. Đường lên Điện Biên hôm nay rộng thênh thang láng bóng. Những đèo dốc được san bằng. Thiên nhiên đẹp như huyền thoại. Thành phố Điện Biên Phủ phát triển năng động và trù phú. Những bản làng của người Thái, người Mông, người Dao, người Khơ Mú, người Hà Nhì…giờ đã thay da đổi thịt. Khách du lịch trong và ngoài nước đến đây được tiếp xúc với những con người nhân hậu, nghĩa tình vừa được khám phá những vẻ đẹp văn hóa độc đáo và tắm mình trong thiên nhiên hoang dã.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đi vào lịch sử, là niềm tự hào, có ý nghĩa giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ Việt Nam. Đối vi các ngành ngh thut, đặc bit là văn học, sân khấu, điện ảnh… Đề tài Điện Biên Phủ vẫn còn là những thách thức lớn. Làm sao để phản ánh được mt cách sâu sc nhng vn đề ct lõi ca chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó kết tinh trí tuệ, bản lĩnh của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20! Làm sao xây dựng được những hình tượng nghệ thuật sinh động đầy ám ảnh và không thể nhòa trong tâm trí người thưởng thức! Những câu hỏi này rồi đây sẽ được các thế hệ nghệ sĩ Việt Nam tiếp tục trả lời bằng những công trình sáng tạo.

Tôi tin rng, bng tài năng, bng s n lc lao động quên mình của các nghệ sĩ, chúng ta sẽ có những tác phẩm nghệ thuật sống mãi với thời gian.

Điện Biên Phủ ngày nay - Ảnh: Vũ Lợi/VOV Tây Bắc

 

THIÊN SƠN

Nguồn: Tạp chí VHNT số 568, tháng 4-2024

;