• Thông tin tư liệu > Chân dung văn hóa

LÊ QUÝ ĐÔN, NGƯỜI TRÍ THỨC MỘT LÒNG VÌ NƯỚC, VÌ DÂN

Lê Quý Đôn sinh ngày 5-7 năm Bính Ngọ, niên hiệu Bảo Thái thứ 7 (tức ngày 2-8-1726) trong một gia đình có truyền thống khoa bảng tại làng Diên Hà, huyện Diên Hà, trấn Sơn Nam, nay thuộc thôn Đồng Phú, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Trong lịch sử văn hóa Việt Nam, Lê Quý Đôn được vinh danh là nhà bác học, nhà văn hóa hàng đầu bên cạnh rất nhiều danh xưng khác với sự ngưỡng mộ, tôn vinh đến tuyệt đỉnh như: nhà lý luận văn học, nhà sử học, nhà bách khoa thư, nhà địa lý, nhà ngôn ngữ, nhà nông học, nhà thơ, nhà ngoại giao, nhà giáo, nhà thư tịch... Dù đứng ở danh xưng nào thì sự gắn kết của ông với sách vở vẫn là điển hình nhất, thành công nhất.

VĂN HÓA BANG GIAO QUA THƠ PHẠM SƯ MẠNH

Thơ bang giao là một khái niệm có nội hàm khá mở, gồm tất cả những sáng tác bằng thơ có liên quan đến vấn đề đối ngoại của cha ông ta thời trung đại. Chủ thể sáng tác kiểu thơ này là các sứ thần, vị chính quan được nhà vua chọn mặt gửi vàng cử sang xứ người, gánh vác trọng trách dân tộc, đất nước giao phó. Phạm Sư Mạnh là một trong những tác gia tiêu biểu giai đoạn văn học TK X - XIV. Với tư cách một sứ thần, các sáng tác của ông hầu hết gắn với công việc đối ngoại. Khi tiếp đãi, tiễn đưa sứ giả Trung Hoa hay trên dặm dài đi từ trời Nam sang đất Bắc, rồi những tháng ngày trải nghiệm trên đất khách, ông đều làm thơ. Qua việc khảo sát 13 thi phẩm của Phạm Sư Mạnh thuộc mảng thơ bang giao, có thể thấy được “tình thơ cao siêu hào phóng của một danh gia cuối đời Trần” (1).

ẢNH HƯỞNG CỦA CHỦ NGHĨA ÁNH SÁNG TRONG ÂM NHẠC W.A.MOZART

Trường phái âm nhạc cổ điển Vienne có ảnh hưởng lớn tới nội dung giảng dạy âm nhạc, thanh nhạc trên thế giới, trong đó không thể không kể đến sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ thiên tài W.A.Mozart. Âm nhạc của ông vừa thể hiện xúc cảm thẩm mỹ tuyệt vời, vừa phản ánh những triết lý của cuộc sống đương thời. Cùng với Hội tam điểm, chủ nghĩa Ánh sáng cũng là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến sự nghiệp sáng tác của Mozart.

VÕ QUẢNG - ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT THƠ VIẾT CHO THIẾU NHI

Văn học thiếu nhi Việt Nam là một bộ phận quan trọng góp phần làm nên diện mạo đa dạng của văn học nước nhà. Nhắc đến văn học thiếu nhi Việt Nam, không thể không nhắc tới tác giả Võ Quảng (1920 - 2007), người luôn được các nhà văn, nhà nghiên cứu đánh giá là một trong những người tiên phong đặt nền móng cho văn học thiếu nhi Việt Nam, người bộ hành chung thủy (1) đã dành trọn cuộc đời sáng tác cho thiếu nhi. Hơn 50 năm cầm bút, Võ Quảng đã để lại trên 20 đầu sách, trong đó có hơn 10 tập thơ viết cho thiếu nhi. Bằng sự trân trọng tuổi thơ, tình yêu cuộc sống, ý thức sâu sắc về thiên chức người cầm bút, tác giả đã dệt lên một thế giới thần tiên cho trẻ thơ. Thiếu nhi nhiều thế hệ đã lớn lên cùng năm tháng từ những bài thơ: Ai dậy sớm, Anh Đom Đóm, Mời vào… của Võ Quảng. Vườn thơ Võ Quảng xanh mãi với thời gian bởi nghệ thuật đặc sắc luôn giản dị, tươi trẻ, hấp dẫn.

NAM CAO VỚI VẤN ĐỀ THANH LỌC TÂM HỒN VÀ HOÀN THIỆN NHÂN CÁCH

Đã có không ít bình luận về đời và văn Nam Cao, rộ lên từ khoảng năm 1960 trở đi. Năm nay là năm kỷ niệm 64 năm nhà văn, liệt sĩ Nam Cao đã hy sinh trong chuyến đi công tác định mệnh vào tháng 11 - 1951. Chuyến đi dũng cảm, quyết liệt ấy, với Nam Cao như sự vượt mình ghê gớm, là cuộc vượt thoát ngoạn mục khỏi những yếu đuối cố hữu, để hoàn thiện mình, làm nên một nhân cách cao đẹp của một nhà văn - chiến sĩ. Trong bài viết này, tôi muốn được nói thêm về nét tính cách con người Nam Cao. Đó là ý thức thường trực của nhà văn với một vấn đề có tính chất xã hội rộng lớn: vấn đề thanh lọc tâm hồn, cải tạo tư tưởng, hoàn thiện nhân cách con người.

NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA SỰ NGHIỆP NGUYỄN CÔNG TRỨ

Nhận xét về sự nghiệp của Nguyễn Công Trứ, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, ông là một trí thức lớn, nhà chính trị, kinh tế, quân sự và là nhà thơ của dân tộc. Công lao của ông đã được nhân dân ngàn đời ca tụng, mang lại giá trị cho cả xã hội phong kiến đương thời và đối với giai đoạn hiện nay. Tư tưởng và các tác phẩm ông để lại có vai trò vô cùng to lớn, là bài học kinh nghiệm sâu sắc trong công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân ta.

CHUYỆN ĂN, UỐNG QUA CÁCH NHÌN TÔ HOÀI

Các nhà văn Việt Nam thường hay viết về chuyện ăn uống như một trong những nét sinh hoạt thường ngày của người Việt. Không ít các nhà văn được bạn đọc mến mộ vì đã thể hiện thú ẩm thực của người Việt, đặc biệt là ẩm thực của người Hà Nội, như Miếng ngon Hà Nội của Vũ Bằng, Nguyễn Tuân với Chén trà sương sớm, Phở, Thạch Lam với Cốm - một thức quà của lúa non. Có nhà văn nói về chuyện ăn uống để gửi gắm vấn đề thân phận con người như Nam Cao trong Một bữa no, Nguyễn Công Hoan trong Bữa no.. đòn, Vũ Trọng Phụng trong Cơm thầy cơm cô, Kim Lân trong truyện ngắn Vợ nhặt... Đọc tác phẩm của Tô Hoài có thể thấy chuyện ăn, chuyện uống không chỉ nằm trong chuỗi những sinh hoạt thường ngày tạo nên chất hiện thực, đời thường của các nhân vật mà còn thể hiện những giá trị văn hóa, thể hiện góc nhìn riêng của ông về vấn đề văn hóa xưa và nay.

CẢM QUAN VĂN HÓA TRONG SÁNG TÁC CỦA SƠN NAM

Sơn Nam là nhà văn, nhà biên khảo của miền đất Nam Bộ. Hầu hết các tác phẩm từ văn chương đến biên khảo, ông đều đề cập đến sinh hoạt và văn hóa của người dân nơi đây. Bước chân nhà văn đi khắp hang cùng, ngõ hẻm của phố thị, đến những vùng đất xa xôi, hẻo lánh của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Những điều mắt thấy, tai nghe, chiêm nghiệm đều trở thành chất liệu được ông đưa vào tác phẩm từ góc nhìn văn hóa, thể hiện qua ba bình diện: văn hóa ứng xử, văn hóa tín ngưỡng và văn hóa nghệ thuật. Thông qua việc nghiên cứu về cảm quan văn hóa có thể thấy rõ những đóng góp tích cực của ông vào nền văn xuôi hiện đại Việt Nam.

NHÂN VẬT LỊCH SỬ TIÊU BIỂU CỦA NGƯỜI KHƠME NAM BỘ

Trong quá trình khai phá vùng đồng bằng sông Cửu Long, lịch sử người Khơme đã ghi nhận và tôn vinh nhiều nhân vật, trong đó có Tiền quân Thống chế Điều bát tướng quân Nguyễn Văn Tồn, nhân vật lịch sử tiêu biểu của cộng đồng người Khơme ở Nam Bộ giai đoạn cuối TK XVIII đầu TK XIX.