• Thông tin tư liệu > Chân dung văn hóa

Tôn vinh danh nhân Chu Văn An qua hoạt động giáo dục tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Là một trong những hiệu trưởng đầu tiên, thày Chu Văn An đã có nhiều đóng góp cho việc gây dựng, mở mang và phát triển Trường Quốc Tử Giám, đồng thời còn trực tiếp đào tạo, giảng dạy cho hai vị vua tương lai là Thái tử Trần Vượng (vua Trần Hiến Tông) và Thái tử Trần Hạo (vua Trần Dụ Tông). Trải qua gần 30 năm làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám, thày Chu Văn An luôn nêu cao gương sáng mẫu mực, nghiêm túc, chỉn chu từ việc dạy dỗ các thái tử đến biên soạn Tứ thư thuyết ước (sách giáo khoa dạy ở Quốc Tử Giám), đề xuất các tiêu chí chọn người vào học, lập chương trình giảng dạy, thi cử để đào tạo và tuyển chọn nhân tài cho đất nước.

Về một số nữ họa sĩ trẻ hôm nay

Trong bài viết nhỏ này, tác giả chỉ muốn kể câu chuyện về một nhóm họa sĩ nữ đương đại, trẻ, cùng độ tuổi, có những tác phẩm đáng xem, góp một phần nhỏ bé vào dòng chảy nghệ thuật đương đại Việt Nam. Họ là bạn của nhau nhưng mỗi người đều luôn cố gắng kiến tạo một hành trình rõ ràng và độc lập giữa thế giới nghệ thuật mênh mông.

Từ thiền sư Từ Đạo Hạnh đến thiền sư Nguyễn Minh Không

Kể từ khi đất nước giành lại độc lập, tự chủ vào TK X, Phật giáo ở Đại Việt đã trở nên thịnh hành và được đề cao. Khi đó, kinh sư Hoa Lư (Ninh Bình) trở thành trung tâm quan trọng của Phật giáo, với các ngôi chùa được nhà nước đứng ra xây cất cùng vai trò tham chính của các thiền sư, bàn định đại sự của đất nước. Trong giai đoạn TK XI - XII, dưới vương triều Lý, các tông phái mới được thiết lập, tạo nên sự đa dạng về quan điểm, tư tưởng trong thiền học, Phật pháp. Các thiền sư vì vậy mà có nhiều điều kiện đóng góp cho xã hội và tạo ra dấu ấn của mình trong dòng chảy lịch sử. Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Minh Không là hai trong số những thiền sư có nhiều đóng góp cho không chỉ Phật giáo thời Lý mà còn cho cả đời sống chính trị xã hộI.

Thiên nhiên trong thơ Rabindranat Tagore

Rabindranat Tagore (1861 - 1941), thiên tài thơ ca Ấn Độ TK XX, giải Nobel 1913 cho tập Thơ Dâng. Hình tượng thơ thiên nhiên trong thi phẩm R. Tagore là sự tiếp biến quan niệm thiên nhiên từ văn hóa văn học truyền thống Ấn Độ. Bà mẹ thiên nhiên vĩ đại tròn đầy viên mãn trong thơ R. Tagore. Mối quan hệ Thiên nhiên - Con người trong thơ ông đã diễn tả tinh tế sự kỳ diệu, biến ảo của tâm hồn Ấn Độ mộ đạo.

Giá trị nhân văn trong bài "Cảm hứng" của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Bài thơ Cảm hứng của Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) là bài thơ có giá trị nhân văn xuyên suốt mọi thời đại: lên án sự tàn khốc của chiến tranh và hướng tới niềm mong mỏi, ước vọng về một xã hội hòa bình, người dân được sống yên ấm, hạnh phúc. Bài viết này phân tích về các tầng lớp cảm xúc, cách gieo vần và giá trị nhân văn của bài thơ. Cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo trong bài thơ là nguồn mạch tạo nên sự trường tồn theo thời gian của bài thơ này. Bài viết phân tích Cảm hứng dưới đây là thành quả trung kỳ của Đề tài Giá trị nhân văn của thơ chữ Hán Việt Nam Trường Đại học Ngoại ngữ Ngoại thương Quảng Đông, Trung Quốc.

Giáo dục Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong xây dựng lối sống cho sinh viên Việt Nam hiện nay.

Nghiên cứu di sản lý luận và cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh có thể khẳng định, các giá trị trong tư tưởng đạo đức của Người để lại sẽ mãi là tài sản vô giá cho thế hệ mai sau. Vai trò của các giá trị này mang tính định hướng, là cơ sở cho việc chuẩn hóa các giá trị đạo đức và được hiện thực hóa trong xây dựng lối sống của con người Việt Nam nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng. Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong việc xây dựng lối sống cho sinh viên là hoạt động tích cực của chủ thể giáo dục, nhằm tác động một cách có hệ thống các chuẩn mực và nguyên tắc đạo đức cách mạng cho sinh viên, góp phần hình thành ý thức đạo đức, tình cảm đạo đức, hành vi đạo đức phù hợp với lối sống lành mạnh để họ có định hướng đúng về nhận thức và hành động trong quá trình phát triển hoàn thiện nhân cách.

Sự phụng thờ cụ Nguyễn Sinh Sắc ở Đồng Tháp

Hằng năm, tới ngày 26 đến 28 - 10 âm lịch, tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp diễn ra lễ giỗ cụ Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cụ là người có công dạy học, tuyên truyền lòng yêu nước thương dân, xem mạch ra toa bốc thuốc chữa bệnh cho dân nghèo trong những năm chống Pháp. Để tỏ lòng biết ơn, người dân Đồng Tháp tổ chức lễ giỗ vào ngày mất của cụ. Lễ giỗ cụ trước đây do làng Hòa An (thành phố Cao Lãnh) đứng ra tổ chức, nay phát triển thành lễ hội cấp tỉnh, có giá trị trong toàn khu vực và cả nước, mang đậm nét văn hóa dân gian vùng đồng bằng sông nước.

Tinh thần khoan dung trong tư tưởng tôn giáo của Hồ Chí Minh

Trong quá trình lãnh đạo cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc, tiến lên chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh tất yếu phải thực hiện chiến lược đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, xây dựng và kiến thiết đất nước. Là một nhà nhân văn chủ nghĩa đích thực, tinh thần khoan dung thấm sâu trong tư tưởng và hoạt động của Người. Tìm hiểu tinh thần khoan dung trong tư tưởng tôn giáo của Hồ Chí Minh, chúng ta hiểu rõ hơn nhân cách cao cả của Người, rút ra những bài học sâu sắc, qua đó xác lập được những mục tiêu chung làm điểm tương đồng để tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng thuận xã hội để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Phong cách tư duy chính trị Hồ Chí Minh

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một nội dung quan trọng đối với mỗi cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt, việc học tập phong cách tư duy Hồ Chí Minh với hạt nhân là phong cách tư duy chính trị, vừa là nội dung thường xuyên vừa có ý nghĩa chính trị trong công tác xây dựng Đảng, đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước và hội nhập quốc tế thời kỳ mới.

Tư tưởng Hồ Chí Minh với việc xây dựng nên giáo dục mở hiện nay

Kế thừa truyền thống văn hiến trọng hiền tài của dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh luôn khẳng định vai trò của giáo dục đối với sự hưng thịnh của đất nước trong những bài viết đầu tiên về xây dựng nền giáo dục cách mạng. Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, xu thế toàn cầu hóa, kinh tế tri thức cùng với cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư đã làm thay đổi nhanh chóng và toàn diện tới tất cả các quốc gia trên thế giới, đặt ra yêu cầu bức thiết về đổi mới mô hình giáo dục. Trước xu hướng phát triển của thời đại, tại Hội nghị Trung ương 8 khóa XI, Đảng ta đã ban hành Nghị quyết 29/NQ-TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, chủ trương đổi mới hệ thống giáo dục ở Việt Nam theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và phương thức giáo dục, đào tạo.