Thông tin tư liệu > Chân dung văn hóa
Nổi bật
Tư tưởng Hồ Chí Minh với việc xây dựng nên giáo dục mở hiện nay
Kế thừa truyền thống văn hiến trọng hiền tài của dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh luôn khẳng định vai trò của giáo dục đối với sự hưng thịnh của đất nước trong những bài viết đầu tiên về xây dựng nền giáo dục cách mạng. Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, xu thế toàn cầu hóa, kinh tế tri thức cùng với cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư đã làm thay đổi nhanh chóng và toàn diện tới tất cả các quốc gia trên thế giới, đặt ra yêu cầu bức thiết về đổi mới mô hình giáo dục. Trước xu hướng phát triển của thời đại, tại Hội nghị Trung ương 8 khóa XI, Đảng ta đã ban hành Nghị quyết 29/NQ-TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, chủ trương đổi mới hệ thống giáo dục ở Việt Nam theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và phương thức giáo dục, đào tạo.
Tướng quân Tư Mã Hai Đào và vùng biên giới miền Tây xứ Thanh
Trải qua mấy ngàn năm dựng và giữ nước, miền Tây xứ Thanh luôn là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại của quốc gia. Tài liệu văn hóa dân gian vùng biên giới đã cho biết về vị tướng tài ba người Thái - Tư Mã Hai Đào. Ông không chỉ có vai trò trong việc đánh đuổi kẻ thù, trấn giữ vững chắc vùng biên giới mà còn góp phần xây dựng khối đại đoàn kết cộng đồng các dân tộc vùng biên cương. Cuộc đời của Hai Đào bắt đầu từ trẻ mồ côi đến phò mã, tướng quân Tén Tằn và Tư Mã biên phòng. Đây đều là những dấu ấn về sự gắn bó mật thiết của ông cùng người dân vùng biên cương. Mặc dù hàng trăm năm đã trôi qua, nhưng tướng quân Tư Mã Hai Đào vẫn luôn trong tâm thức người dân vùng biên giới miền Tây Thanh Hóa.
Vài nét về trí thức trong kháng chiến chống thực dân Pháp
Trí thức giữ một vai trò quan trọng làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Vai trò đó được thể hiện ở rất nhiều lĩnh vực: văn hóa, giáo dục, y tế, kinh tế tài chính, quân sự, quốc phòng... Ngay từ những ngày đầu diễn ra cuộc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Trí thức Việt Nam đã gánh một phần quan trọng trong cuộc kháng chiến cứu quốc và gánh một phần quan trọng trong công việc kiến quốc” (1). Trí thức đã đóng góp phần quan trọng sức lực, trí tuệ, làm nên thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến. Trong bài viết này, chúng tôi muốn bước đầu lý giải xem người trí thức trong kháng chiến chống Pháp là những ai, quan điểm của Đảng đối với trí thức như thế nào, và tại sao người trí thức tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp.
Hội nhập bắt đầu từ hồn chung của ngôn ngữ
Trên văn đàn Canada hiện tại, nổi bật lên một gương mặt khả ái, được nhiều bạn đọc cả trong lẫn ngoài nước hâm mộ. Đó là Kim Thúy, nữ nhà văn gốc Việt, tên đầy đủ là Lý Thanh Kim Thúy, sinh năm 1968 tại Sài Gòn. Mười năm sau, bà cùng gia đình sang định cư ở Québec, vùng chủ yếu nói tiếng Pháp của Canada. Bà từng lao động cật lực để có thể đi học, rồi vào được Đại học tổng hợp Montréal, tốt nghiệp khoa ngôn ngữ, dịch thuật năm 1990, khoa luật năm 1993. Bà được trao tặng nhiều giải thưởng văn học, trong đó có giải thưởng của toàn quyền Canada năm 2010, Premio Mondello của Italia năm 2011, giải của văn học di cư, tị nạn. Các cuốn sách của bà đã tiêu thụ được khoảng nửa triệu bản.
Dấu ấn của đồng chí Lê Duẩn trong quan hệ với các nước XHCN đầu những năm 60 thế kỷ XX
Là người trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam và tham gia hoạt động trong phong trào cộng sản quốc tế, đồng chí Lê Duẩn đã để lại những dấu ấn đậm nét trong quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN), góp phần quan trọng trong việc bảo vệ sự đoàn kết, thống nhất của phe XHCN.
VÕ NGHIỆP CỦA TẢ TƯỚNG LÊ VĂN DUYỆT
Trong lịch sử văn hóa Việt Nam trung đại, công lao của Lê Văn Duyệt luôn được ghi nhận trên nhiều lĩnh vực như nội trị, ngoại giao, chiến lược, chiến thuật quân sự. Sử sách ca ngợi ông là danh tướng tinh thông võ nghệ, tài trí hơn người và mệnh danh là hổ tướng. Hơn 2 thế kỷ trôi qua, những đóng góp của ông vẫn có giá trị to lớn, để lại bài học sâu sắc về vai trò của cá nhân trong lịch sử.
GIAO THOA VĂN HÓA TÀY - VIỆT - NGA TRONG THI CA TRIỆU LAM CHÂU
Giao thoa văn hóa (GTVH) là hệ quả tất yếu của quá trình giao lưu và hội nhập toàn cầu. Dấu ấn GTVH trở thành đặc điểm nổi bật trong thi ca Triệu Lam Châu. Trong bài viết này, bằng các phương pháp nghiên cứu so sánh - đối chiếu, phân tích - tổng hợp, chúng tôi làm rõ sự GTVH Tày - Việt - Nga trong sáng tạo thi ca của Triệu Lam Châu, thể hiện qua việc sử dụng ngôn ngữ trong sáng tác và dịch thuật, việc lựa chọn và thể hiện hình tượng nghệ thuật, các biểu tượng văn hóa của cả ba nền văn hóa Tày - Việt - Nga.
HỒ BIỂU CHÁNH VÀ BỨC TRANH TRANG PHỤC NGƯỜI VIỆT Ở NAM BỘ
“Ăn mặc là tổng hòa của quan hệ giữa con người với tự nhiên, của các quan hệ xã hội. Với thời đại tiền công nghiệp, một nhà văn hóa đã nói: Hãy cho tôi biết anh ta ăn gì và mặc gì, tôi sẽ nói anh ta là ai!” (1). Trang phục hay văn hóa trang phục, trước hết thể hiện sự ứng phó với môi trường tự nhiên, đồng thời làm đẹp cho con người, thể hiện địa vị xã hội, biểu hiện văn hóa tộc người vì “mỗi dân tộc có cách ăn mặc và trang phục riêng, vì vậy, cái mặc đã trở thành biểu tượng văn hóa dân tộc” (2). Các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh cho thấy trang phục của người Việt ở Nam Bộ cũng không ngoài quy luật đó, đặc biệt, yếu tố giao lưu tiếp biến, yếu tố thời đại được thể hiện rõ nét.