• Thông tin tư liệu > Chân dung văn hóa

TRUYỀN THUYẾT VỀ NHÂN VẬT TIỀN HIỀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Việc tìm hiểu đặc trưng của truyền thuyết đã có nhiều ý kiến thống nhất về những đặc điểm nội dung, nghệ thuật thể loại. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về đặc trưng của truyền thuyết dân gian ở các vùng miền khác nhau của Việt Nam vẫn là một vấn đề còn bỏ ngỏ. Đây là việc làm nhằm góp phần nhận thức rõ những đặc điểm mang tính địa phương trong sự thống nhất chung của thể loại, khi chúng còn bị chi phối bởi các yếu tố về lịch sử, văn hóa, xã hội của một vùng văn hóa. Tiểu vùng văn hóa đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thuộc vùng văn hóa Gia Định, có những sắc thái văn hóa tiêu biểu mang tính đặc trưng. Mặc dù đây được các nhà nghiên cứu về văn hóa, lịch sử xem là vùng đất mới, nhưng lại chứa đựng cả một kho tàng truyền thuyết dân gian phong phú với sự hiện diện của nhiều biến thể khác nhau, vừa đậm đà bản sắc dân tộc, vừa mang đậm sắc thái địa phương.

TƯ TƯỞNG VỀ DÂN CỦA LÊ THÁNH TÔNG

Lê Thánh Tông là người uyên thâm nho học, là nhà vua thông minh và tài giỏi. Ông là người sùng Nho, với tư tưởng tất cả đều từ cái mũ của nhà nho, ông đã đưa Nho giáo lên địa vị độc tôn, hệ tư tưởng thống trị độc tôn của nhà nước phong kiến. Tư tưởng và đường lối cai trị mà ông đưa ra ảnh hưởng đậm nét Nho giáo. Do vậy, dưới thời Lê Thánh Tông trị vì, Nho giáo chiếm địa vị độc tôn, kiểm soát và có vai trò to lớn trong mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là trong lĩnh vực chính trị, pháp luật, giáo dục - khoa cử.

SỰ PHỤNG THỜ TRẦN VĂN NĂNG Ở ĐỒNG THÁP

Từ ngày 14 đến 17 - 2 âm lịch hàng năm, tại di tích lịch sử đền thờ thượng tướng quận công Trần Văn Năng, Thanh Bình, Đồng Tháp tổ chức lễ hội tưởng niệm vị anh hùng dân tộc đã có công đánh đuổi giặc Xiêm, giữ yên bờ cõi. Lễ hội được bắt nguồn từ một lễ giỗ nhỏ của xóm ấp, nay phát triển thành lễ giỗ cấp huyện, mang đậm bản sắc văn hóa vùng sông nước Tây Nam Bộ. Mỗi mùa lễ hội, người dân lại làm lễ tưởng niệm ông, cầu cho quốc thái, dân an, mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, mọi nhà ấm no, hạnh phúc.

HAI NGÔI SAO VĂN THƠ Á - ÂU

Năm 2016 vừa qua là năm kỷ niệm 100 năm ngày sinh Xuân Diệu (1916-1985) và 60 năm ngày mất nhà thơ Bertolt Brecht (1898-1956). Đây là hai nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam và Đức: nhà thơ Xuân Diệu, cây bút đầu đàn của phong trào Thơ mới và nhà thơ Bertolt Brecht, một thiên tài, một nhà thơ lớn bên trời Âu. Tuy sống ở hai phương trời, cách nhau nửa vòng trái đất, nhưng cả hai con người này, không biết duyên nghiệp nào đã kết nối họ với những sự trùng hợp kỳ diệu. Hai người từ xứ sở của chiến tranh loạn lạc, đói nghèo, đã vươn lên trở thành hai văn sĩ nổi danh khắp châu lục, gây ảnh hưởng lớn cho các phong trào văn học Việt Nam và các nước dùng tiếng Đức ở châu Âu (Đức, Áo, Thụy Sỹ…).

MA VĂN KHÁNG, NHÀ LAO ĐỘNG CHỮ NGHĨA

Ma Văn Kháng là một trong những cựu sinh viên trong khóa học đầu tiên của khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Hà Nội. Trong tập kỷ yếu cũng như trên tạp chí ảnh 65 năm Sư phạm văn khoa có bài, ảnh về ông, góp phần làm nên niềm tự hào, vinh dự lớn của khoa. Về tư liệu, luận văn, luận án viết về Ma Văn Kháng có khoảng 30 bản trong 20 năm của các trường đại học, viện nghiên cứu. Không những vậy, ông còn là một người lao động nghệ thuật chân chính, thực sự, cần cù, tỉ mỉ, tinh tế, nghiêm cẩn, sáng tạo trong công việc hành nghề.

YẾU TỐ PHÊ BÌNH TRONG NGHIÊN CỨU MỸ THUẬT CỦA THÁI BÁ VÂN

Thái Bá Vân là một cây bút phê bình tinh tế. Ông là người có cái nhìn giàu tinh thần mỹ cảm về nghệ thuật. Những bài viết phê bình của ông được ghi nhận là có dấu ấn riêng, bộc lộ rõ sự sâu sắc và độc đáo. Với ông, các nhà phê bình nghệ thuật thì thời nào và ở đâu cũng nhiều. Nhưng một nền phê bình nghệ thuật thì thời nào và ở đâu cũng hiếm (1).

VIỆC PHỤNG THỜ MỘT NỮ NHÂN VẬT LỊCH SỬ Ở XỨ THANH

Việc phụng thờ các nhân vật lịch sử có ảnh hưởng đáng kể từ ý thức chính trị của tầng lớp cầm quyền. Nhưng đôi khi các thực hành tín ngưỡng lại phát triển theo một quy luật riêng, thậm chí có xu hướng ly tâm, mang đậm chất dân gian, thể hiện thế ứng xử độc đáo của cộng đồng cư dân bản địa. Tính lưỡng phân trong duy trì các hành vi tín ngưỡng cộng đồng vừa thỏa mãn được nhu cầu tâm linh, vừa thể hiện sự ghi nhận, đánh giá đối với nhân vật được thờ tự là lý do giải thích các hiện tượng huyền thoại hóa, lịch sử hóa trong đời sống nhân dân. Sự phụng thờ Phạm Thị Ngọc Trần, một nữ nhân vật lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở Thanh Hóa là một minh chứng điển hình cho điều này.

THƠ LỤC BÁT NGUYỄN BÍNH TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA

Phương pháp tiếp cận văn học từ quan điểm văn hóa học ưu tiên cho việc phục nguyên không gian văn hóa. Trong đó, tác phẩm văn học ra đời, xác lập sự chi phối của các quan niệm triết học, tôn giáo, đạo đức, chính trị, luật pháp, thẩm mỹ, quan niệm về con người... Phương pháp này thiên về giải mã các hình tượng nghệ thuật, tìm ra nét thời đại của tác phẩm. Trong cả hai thời kỳ trước và sau Cách mạng tháng Tám, tiếng nói thi ca của Nguyễn Bính luôn đậm đà hồn quê, hồn dân tộc, hồn đất nước. Nguyễn Bính cũng viết nhiều thể thơ, trong đó, thể lục bát là thể thơ được ông viết nhiều nhất, thành công hơn cả. Trường hợp thơ lục bát Nguyễn Bính cần được nghiên cứu dưới góc nhìn văn hóa, từ phương pháp tiếp cận văn hóa học.

SỰ TIẾP NHẬN TIỂU THUYẾT VÀ PHÓNG SỰ VŨ TRỌNG PHỤNG

Vũ Trọng Phụng là một trong những cây bút tiêu biểu trong lịch sử văn học Việt Nam nói chung và dòng văn học hiện thực phê phán nói riêng. Ngay từ khi phóng sự đầu tay ra đời, Vũ Trọng Phụng đã tạo nên cơn sốt trong giới nghiên cứu, phê bình và bạn đọc, với những biến động thăng trầm, những mâu thuẫn cần giải quyết. Vấn đề Vũ Trọng Phụng “như một nghi án kéo dài, như để khiêu khích dư luận suốt trong nhiều thập kỷ” (Nguyễn Hoành Khung). Các nghiên cứu tập trung ở hai thể loại, tiểu thuyết và phóng sự, đã đưa ông lên vị trí một tiểu thuyết gia trác tuyệt trên địa hạt văn chương và ông vua phóng sự đất Bắc trong làng báo.

LÊ QUÝ ĐÔN, NGƯỜI TRÍ THỨC MỘT LÒNG VÌ NƯỚC, VÌ DÂN

Lê Quý Đôn sinh ngày 5-7 năm Bính Ngọ, niên hiệu Bảo Thái thứ 7 (tức ngày 2-8-1726) trong một gia đình có truyền thống khoa bảng tại làng Diên Hà, huyện Diên Hà, trấn Sơn Nam, nay thuộc thôn Đồng Phú, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Trong lịch sử văn hóa Việt Nam, Lê Quý Đôn được vinh danh là nhà bác học, nhà văn hóa hàng đầu bên cạnh rất nhiều danh xưng khác với sự ngưỡng mộ, tôn vinh đến tuyệt đỉnh như: nhà lý luận văn học, nhà sử học, nhà bách khoa thư, nhà địa lý, nhà ngôn ngữ, nhà nông học, nhà thơ, nhà ngoại giao, nhà giáo, nhà thư tịch... Dù đứng ở danh xưng nào thì sự gắn kết của ông với sách vở vẫn là điển hình nhất, thành công nhất.