• Văn hóa > Đương đại

Một số mô hình sinh kế cho vùng lõi đô thị Hà Nội

Hà Nội là một đô thị lớn với trên 7 triệu người cư trú thường xuyên và trên 3 triệu người cư trú không thường xuyên. Trong ba thập kỷ qua, Hà Nội là nơi đô thị hóa diễn ra nhanh nhất, chuyển biến toàn diện và mạnh mẽ đời sống vật chất và tinh thần của dân cư khu vực này.Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến những biến đổi sâu sắc, đa dạng về sinh kế của các nhóm tầng lớp và dân cư, đặc biệt là khu vực lõi đô thị của Hà Nội. Trong quá trình đó đã xuất hiện nhiều mô hình sinh kế nhưng cũng có những khu vực và nhóm dân cư đang diễn ra những dạng thức “khủng hoảng sinh kế” ở nhiều mức độ khác nhau. Bài viết đề xuất một số mô hình sinh kế để đáp ứng yêu cầu phát triển vùng lõi đô thị Hà Nội trong tương lai.

Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa làng trong xây dựng nông thôn mới

“Muốn tìm hiểu lịch sử hình thành dân tộc Việt Nam, phải tìm hiểu cộng đồng làng xã, muốn xây dựng lại đất nước Việt Nam, phải bắt đầu từ việc xây dựng lại cộng đồng làng xã, vì không có làng xã Việt Nam thì không có quốc gia Việt Nam” (1). Quan điểm trên của cố giáo sư Vũ Đình Hòe đã xác nhận một thực tế hiển nhiên là làng Việt Nam từ xưa đến nay luôn giữ một vị trí hết sức quan trọng trong việc hoạch định các chiến lược cai quản, xây dựng và phát triển của đất nước.

Văn hóa ứng xử của người làm nghề chế biến nông sản ở làng Mậu Hòa

Văn hóa ứng xử được thể hiện qua nhiều khía cạnh, như ngôn ngữ, quan niệm, cử chỉ, thái độ… của những người trong cuộc ở các lĩnh vực đời sống, các nghề nghiệp và giai tầng xã hội khác nhau... Với nghề thủ công, để đạt hiệu quả trong sản xuất, người làm nghề phải xử lý tốt nhiều mối quan hệ… Chúng tôi tập trung bàn đến một số dạng hành vi ứng xử chính thông qua ba mối quan hệ có ảnh hưởng lớn tới công việc làm ăn của người làm nghề chế biến nông sản ở làng Mậu Hòa, xã Minh Khai, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, là quan hệ giữa chủ cơ sở sản xuất (CSSX) với người cung cấp nguyên liệu, người làm thuê, người tiêu thụ sản phẩm.

Cách mạng công nghiệp 4.0 và việc bảo tồn di sản văn hóa làng nghề truyền thống ở Việt Nam

Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) được dự đoán là đang và sẽ diễn ra với tốc độ nhanh, nhiều diễn biến khó lường, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Việc ứng dụng các xu hướng công nghệ tiên tiến như: trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật, dữ liệu lớn, chuỗi khối, công nghệ in 3D, công nghệ sinh học… sẽ làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, cách thức sản xuất thay đổi theo chiều hướng tích cực và hiệu quả hơn. Một trong xu hướng tiên tiến đó là công nghệ in 3D đang được ứng dụng, phát triển rộng rãi trên thế giới. Bài viết phân tích một số dự báo tác động của CMCN 4.0, cụ thể là công nghệ in 3D, đến di sản văn hóa làng nghề truyền thống ở Việt Nam, qua trường hợp làng nghề tranh dân gian Đông Hồ.

Văn hóa ứng xử và giao tiếp của người Mường ở huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa

Người Mường ở Ngọc Lặc cơ bản là cư dân bản địa, có nguồn gốc lịch sử lâu đời. Đồng bào có truyền thống hòa thuận, thủy chung, thương yêu đùm bọc lẫn nhau tạo nên sức sống cộng đồng cao. Trong văn hóa ứng xử và giao tiếp kết tinh những giá trị nhân văn và ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Đây là thuần phong mỹ tục, được hun đúc từ nhiều đời nay nhằm cố kết cộng đồng làng xã và duy trì sự ổn định xã hội. Tinh thần ấy vẫn còn nguyên giá trị trong đời sống hôm nay; là yếu tố nội lực căn bản cần được phát huy sức mạnh thực hiện phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; là tiền đề để xây dựng nông thôn mới và bảo vệ tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ hiện đại.

Một nghề truyền thống gắn với tự nhiên và thể hiện tính cộng đồng

Vùng tái định cư (TĐC) Kỳ Nam, Kỳ Anh, Hà Tĩnh là một trong những địa bàn được quy hoạch chính sách của nhà nước khi xây dựng khu Kinh tế Vũng Áng, khu kinh tế cụm cảng lớn nhất Bắc Miền Trung. Đây là vùng đất tái định cư ven biển, mặc dù nằm sát khu công nghiệp Formosa nhưng có một điều đặc biệt là tỷ lệ chuyển đổi cơ cấu ngành nghề rất ít, nói cách khác người dân vẫn giữ ngành nghề truyền thống, đó là ngư nghiệp, mặc dù bị ảnh hưởng rất nhiều từ môi trường sống và đặc biệt là môi trường biển bị ô nhiễm.

Vai trò của nghệ nhân trong đào tạo nguồn nhân lực ở các làng nghề truyền thống

Bài viết đề cập đến việc bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, thông qua vai trò của nghệ nhân và phát huy vai trò của nghệ nhân trong việc đào tạo nguồn nhân lực tại các làng nghề ở Việt Nam (qua nghiên cứu làng nghề tranh dân gian Đông Hồ). Thực tế đã chứng minh, sự sống còn của mỗi làng nghề phụ thuộc vào đội ngũ nghệ nhân và nguồn nhân lực. Đó là yếu tố con người, giữ vị trí chi phối mọi hoạt động phát triển hay thụt lùi của mỗi làng nghề. Mà nghệ nhân hay nguồn nhân lực làng nghề được gắn với cộng đồng địa phương qua sự đánh giá vị trí, vai trò và chia sẻ trách nhiệm, quyền lợi. Bằng sự ghi nhận và đánh giá đúng vai trò của nghệ nhân làng nghề truyền thống, chúng ta sẽ thấy những báu vật nhân văn sống có vị trí, khả năng trong việc duy trì sự tồn tại và phát triển của di sản văn hóa phi vật thể.