• Văn hóa > Đương đại

PHONG CÁCH CỦA NGƯỜI VIỆT TẠI ĐÀ LẠT

Đà Lạt, thành phố trên cao nguyên Langbian là một địa danh quen thuộc với người Việt Nam, du khách quốc tế. Từ những năm đầu TK XX, Đà Lạt chịu ảnh hưởng của nền văn hóa phương Tây. Chính sự hòa trộn hai nền văn hóa Pháp, Việt đã thấm sâu trong cách sống của người Đà Lạt, để từ đó hình thành nên phong cách thanh lịch, hiền hòa, đằm thắm, mến khách… của cộng đồng dân cư nơi đây. Cuối TK XIX, thực dân Pháp chủ trương xây dựng Đà Lạt thành trung tâm hành chính của họ ở Viễn Đông. Cùng với việc phát hiện ra cao nguyên Langbian, ý đồ xây dựng Đà Lạt thành một trung tâm nghỉ dưỡng của người Pháp, dòng người Việt, một bộ phận dân cư khác đã đến nơi đây định cư, góp phần tăng dân số Tây Nguyên; vì thế, cấu trúc dân số mang tính hỗn hợp nhiều tộc người.

THỰC TRẠNG BẢO VỆ DI SẢN HÁN NÔM TẠI CÁC DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT Ở HÀ NỘI

Hiện nay, Hà Nội có 12 di tích và khu di tích quốc gia đặc biệt. Di sản Hán Nôm (DSHN) tại các di tích này rất phong phú, đa dạng như: Ngọc phả/thần tích, hoành phi, câu đối, sắc phong, văn bia, minh chuông, văn khánh… hoạt động bảo vệ DSHN được triển khai trên hai phương diện cơ bản là bảo vệ, giữ gìn trên cơ sở pháp lý và bảo vệ giữ gìn trên cơ sở khoa học. Cơ sở pháp lý liên quan đến chủ trương, chính sách sự tác động chủ quan của con người vào các khía cạnh hoạt động bảo vệ di sản. Cơ sở khoa học chủ yếu can thiệp chống sự xuống cấp và biến mất của di sản bởi các nhân tố khách quan và tự thân từ di sản. Bài viết sẽ trình bày khái quát thực trạng những nhân tố tác động đến quá trình bảo vệ di sản và hoạt động bảo vệ DSHN ở các di tích quốc gia đặc biệt này.

BIẾN ĐỔI SINH KẾ NÔNG NGHIỆP CỦA NGƯỜI SÁN DÌU Ở THÁI NGUYÊN

Sự lựa chọn sinh kế của con người có quan hệ mật thiết với các yếu tố môi sinh (tự nhiên và xã hội), có giao lưu, tiếp nhận, trao đổi với các cộng đồng khác. Thực tế đó luôn đưa đến cho sinh kế những sự thay đổi, thích ứng để sinh tồn và phát triển. Bài viết nghiên cứu sự biến đổi sinh kế qua hoạt động trồng trọt của người Sán Dìu ở Thái Nguyên để thấy được sự nhạy bén trước những tác động của bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay và sự thích ứng của tộc người khi điều kiện môi sinh thay đổi.

ỨNG XỬ VĂN HÓA GIỮA CON NGƯỜI VỚI MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Trong tiến trình phát triển của lịch sử xã hội, mối quan hệ giữa con người với tự nhiên là vấn đề khách quan, phổ biến. Việc ứng xử hài hòa giữa con người với môi trường hướng đến phát triển bền vững chính là quá trình chuyển từ nhận thức, thái độ trách nhiệm đến hành vi ứng xử nhân văn của con người đối với môi trường sống. Lối ứng xử đó không chỉ khẳng định vai trò của con người với tự nhiên, mà còn khẳng định mối quan hệ, sự đồng tiến giữa con người và tự nhiên trong tiến trình phát triển.

KHAI THÁC THỦY SẢN CỦA NGƯỜI KHƠ MÚ Ở KỲ SƠN, NGHỆ AN

Khơ mú là một trong những tộc người có điều kiện kinh tế khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo cao. Những nghiên cứu trước đây về sinh kế của nhóm người này thường tập trung vào hoạt động canh tác nương rẫy, khai thác rừng. Một hoạt động sinh kế có vai trò quan trọng, gắn liền với đời sống hàng ngày của họ ít được đề cập đó là khai thác nguồn lợi thủy sản. Thông qua tư liệu điền dã về nhóm người Khơ mú ở 9 bản thuộc các xã dọc sông Nậm Nơn, Nậm Mô trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, Nghệ An, bài viết tập trung mô tả, phân tích vai trò của khai thác thủy sản đối với sinh kế của họ. Qua đó cho thấy, mặc dù không phải là hoạt động sinh kế chính, nhưng khai thác thủy sản có vai trò nhất định đối với người Khơ mú không chỉ mang lại nguồn thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày, giải quyết việc làm trong lúc nông nhàn mà còn đóng góp một phần vào nguồn thu nhập cho kinh tế hộ gia đình.

TÁC ĐỘNG CỦA NGHỀ CƠ KHÍ VÀ MỘC DÂN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA LÀNG ĐẠI TỰ

Đại Tự là một làng cổ, thuộc Xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 13 km về phía tây. Từ một làng nông nghiệp, Đại Tự du nhập thành công nghề cơ khí và mộc dân dụng. Đây là mấu chốt của những thay đổi về văn hóa. Từ cuộc sống dựa vào nông nghiệp là chính, chuyển sang cuộc sống công nghiệp đã tạo ra những thay đổi về nhịp sống, lối sống, phong tục tập quán, tín ngưỡng và ảnh hưởng đến thái độ của cư dân đối với di sản văn hóa truyền thống.

PHẠM TRÙ DÂN TRONG NHO GIÁO TIÊN TẦN

Trong những cuốn sách được xem là kinh điển, thể hiện nội dung chủ yếu của Nho giáo tiên Tần như Luận ngữ, Mạnh Tử, Tuân Tử thì phạm trù dân (dân là ai, gồm những tầng lớp nào) chủ yếu được các nhà nho đặt trong mối quan hệ đối lập với tầng lớp khác, tầng lớp trị dân (gồm vua, quan). Cơ sở, căn cứ chủ yếu để các nhà nho Tiên Tần phân biệt, chỉ ra sự khác nhau giữa hai tầng lớp này là do sự khác nhau chủ yếu về đạo đức, tài trí, địa vị, vai trò xã hội của các tầng lớp này.

TƯ TƯỞNG VỀ ĐẠO ĐỨC MÔI TRƯỜNG Ở PHƯƠNG ĐÔNG

Người phương Đông luôn xem trọng tự nhiên, sống hòa đồng với thiên nhiên. Đây là cách con người ứng xử với thiên nhiên hay còn gọi là đạo đức môi trường. Ở những nhà triết gia khác nhau, trường phái khác nhau, tư tưởng về đạo đức môi trường cũng được thể hiện khác nhau. Những tư tưởng này chưa được đúc kết thành một hệ thống mà nằm rải rác trong các cuốn sách, đòi hỏi chúng ta cần tìm hiểu và phân tích kỹ, hệ thống hóa lại. Trong lịch sử phương Đông nổi bật nhất có tư tưởng của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo về đạo đức môi trường.

BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH CÁCH MẠNG Ở NGHỆ AN

Di tích lịch sử cách mạng (DTLSCM) là một bộ phận cấu thành hệ thống các di sản văn hóa, nơi lưu dấu ấn những giá trị truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, đất nước, con người Việt Nam; thể hiện sinh động nhân cách, công lao to lớn của các nhà cách mạng yêu nước; góp phần tô điểm, làm sáng lên truyền thống yêu nước; nêu cao tinh thần yêu chuộng hòa bình, tự do của nhân dân Việt Nam. Ngày nay, việc bảo tồn, phát huy giá trị của các DTLSCM có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, đấu tranh chống giặc ngoại xâm, dựng nước, giữ nước cho mọi tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.

PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM

Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, văn hóa chính là nguồn lực nội sinh của một dân tộc, đưa dân tộc Việt Nam vươn tới những giá trị mới của văn hóa đương đại cùng với việc bảo vệ bản sắc dân tộc. Bên cạnh đó, để có sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững cần có yếu tố con người, do vậy Đảng ta luôn đặt con người vào vị trí trung tâm của quá trình phát triển, là đối tượng, mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế, xã hội.