• Văn hóa > Đương đại

KHÔNG GIAN SỐNG VÀ TẬP QUÁN SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI XỨ ĐOÀI

Xứ Đoài là một không gian văn hóa đặc trưng của đồng bằng châu thổ sông Hồng. Trong không gian đó, quá trình con người khai phá đồng đất, tụ cư, định cư, tổ chức sinh hoạt đã được ghi lại bằng ngôn ngữ. Địa danh là một trong những sản phẩm ngôn ngữ cụ thể, phản ánh trực tiếp những dấu ấn này. Trên cơ sở các lớp địa danh khác nhau, chúng tôi miêu tả một không gian sống đặc thù của xứ Đoài, vừa sở hữu những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất, vừa phải đối mặt với những khó khăn. Ở những nơi có điều kiện thuận lợi, người xứ Đoài tìm cách phát huy. Ở những nơi còn khó khăn, người xứ Đoài biến các sản phẩm lương thực thực phẩm không phổ biến thành phổ biến, biến môi trường thiên nhiên hoang sơ thành những nơi đáng ao ước để nghỉ ngơi, trải nghiệm.

HƯỚNG TIẾP CẬN ĐỐI CHIẾU NGỮ NGHĨA TỪ VỰNG VĂN HÓA THÔNG QUA TỪ KHÓA

Nhà ngôn ngữ học Anna Wierzbicka đã từng khẳng định nghĩa của từ cung cấp bằng chứng rõ nét nhất về thực tế văn hóa, giống như cách nói, cách nghĩ và cách sống của dân tộc đó. Trong xu thế mở rộng giao lưu, hợp tác, khu vực hóa, quốc tế hóa và hội nhập, cùng với xu thế nghiên cứu kết hợp ngôn ngữ và văn hóa thì việc phân tích đối chiếu ngữ nghĩa của nhiều ngôn ngữ càng trở thành một nhu cầu cấp thiết. Với xu hướng nghiên cứu liên ngữ xuyên văn hóa, thông qua việc phân tích đối chiếu dung lượng nghĩa của một số nhóm từ khóa (key word), sẽ làm sáng rõ những thành tố văn hóa, những nét đặc trưng của từng quốc gia.

SO SÁNH XUYÊN VĂN HÓA VỀ HÀNH VI ỦNG HỘ XÃ HỘI

Vì sao chúng ta giúp đỡ người khác và điều gì thúc đẩy chúng ta hành động như vậy? Những người dân ở mọi nền văn hóa có hành xử như nhau hay không? Việc thực hiện các hành vi ủng hộ xã hội là mang tính phổ quát ở mọi quốc gia, vùng miền, nền văn hóa hay mang tính đặc trưng, khác biệt? So sánh xuyên văn hóa (1) về hành vi ủng hộ xã hội là việc xem xét sự tương đồng và khác biệt trong việc thực hiện các hành vi ủng hộ xã hội dưới góc độ ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa.

ĐẶC ĐIỂM MIỀN NÚI VỚI VẤN ĐỀ XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ

Cuộc vận động xây dựng nông thôn mới ở miền núi (miền núi các tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên) gặp nhiều khó khăn. Một số tiêu chí xây dựng nông thôn mới không phù hợp dẫn đến tình trạng không thực hiện được tiêu chí hoặc thực hiện được nhưng lại bỏ hoang các công trình văn hóa. Bài viết này tập trung phân tích đặc điểm miền núi ảnh hưởng đến vấn đề xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn. Trong đó, chú trọng phân tích tính đặc thù của miền núi chi phối đến vấn đề xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở gắn với việc xây dựng nông thôn mới.

ẨM THỰC MNÔNG PREH Ở ĐẮC NÔNG

Văn hóa ẩm thực luôn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống cộng đồng Mnông Preh. Ẩm thực không chỉ là ăn uống hàng ngày mà càng được chú trọng hơn trong các dịp lễ hội, nghi thức, phong tục… của cộng đồng, xã hội. Sự biến đổi nhanh chóng của đời sống xã hội đã kéo theo sự thay đổi văn hóa ẩm thực, trở thành vấn đề nhạy cảm trong điều kiện bảo tồn và phát triển.

XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở HOẰNG HÓA, THANH HÓA

Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là xây dựng những điều kiện để tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh trong thời gian rỗi của nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa, nghệ thuật, tạo dựng một lối sống văn minh, lịch sự, những phong tục, tập quán tốt đẹp, vừa đậm đà bản sắc dân tộc, vừa phù hợp với trào lưu văn hóa tiến bộ của nhân loại. Đồng thời, cũng là xây dựng mạng lưới thiết chế văn hóa, tạo nên một cảnh quan văn hóa ở nông thôn, cảnh quan ấy mang đặc trưng kiến trúc của thời đại mới, vừa truyền thống, vừa hiện đại, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế chung của đất nước và mỗi địa phương.

VỀ TÊN GỌI CÁC NHÓM THÁI Ở THANH HÓA VÀ TÂY BẮC

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2009, người Thái ở Thanh Hóa có 225.336 người, đứng thứ ba về các địa phương có đông người Thái ở Việt Nam, địa bàn cư trú tập trung ở khu vực miền núi, thuộc các huyện Thường Xuân, Bá Thước, Quan Sơn, Quan Hóa, Như Xuân, Lang Chánh, Mường Lát, Như Thanh. Người Thái ở đây chủ yếu mang những đặc trưng văn hóa chung của dân tộc Thái. Song những điều kiện tự nhiên, lịch sử không hoàn toàn giống với vùng Tây Bắc, trong đó có những điều kiện rất đặc thù, tác động trong suốt quá trình phát triển của lịch sử, đã tạo nên trong văn hóa truyền thống có cả những điểm tương đồng, khác biệt. Do vậy, người Thái ở Thanh Hóa hình thành một nhóm địa phương, không đồng nhất với người Thái ở Tây Bắc về một số biểu hiện văn hóa, phân thành các nhóm nhỏ có các tên gọi khác nhau với một số đặc điểm văn hóa cũng không giống nhau.

VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI TÀY Ở TUYÊN QUANG

Tuyên Quang là một tỉnh miền núi nằm ở phía Đông Bắc nước ta, có nhiều tộc người thiểu số sinh sống. Trong đó, Tày là dân tộc có số dân cư đông, cư trú rải rác khắp các địa bàn trên toàn tỉnh và còn giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc (1). Tại đây, văn hóa của người Tày có sức ảnh hưởng rất lớn tới cộng đồng các dân tộc anh em như Dao, Mông, Nùng, Cao Lan... Nổi bật nhất là ẩm thực với những đặc trưng riêng biệt về văn hóa thưởng thức, văn hóa ứng xử... tạo nên sức hấp dẫn riêng của vùng.

ĐÀO TẠO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP.HCM

Trong xu hướng hội nhập quốc tế, nguồn lao động đòi hỏi không những có kiến thức chung mà còn phải có kỹ năng nghề nghiệp, năng lực thực hành, tác phong, thái độ làm việc chuyên nghiệp. Nhằm đáp ứng yêu cầu này, một nội dung chú trọng của phát triển giáo dục đại học Việt Nam là đào tạo định hướng ứng dụng. Để đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cung ứng nhân lực với kỹ năng đáp ứng đòi hỏi của thị trường lao động thuộc các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thông tin truyền thông và du lịch, Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh (ĐHVH TP.HCM) đã thông qua việc xây dựng, phát triển các chương trình đào tạo định hướng ứng dụng, lấy đó làm nền tảng nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

CÔNG TÁC ĐÀO TẠO TẠI ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP.HCM

Giáo dục đại học là bậc học đào tạo nghề nghiệp chuyên sâu, phục vụ yêu cầu của nền kinh tế tri thức, tạo nguồn lực lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao phục vụ cho xây dựng và phát triển đất nước. Chất lượng giáo dục không chỉ thể hiện chiến lược về con người của một quốc gia mà còn là vấn đề sống còn của mỗi trường đại học nói riêng, ngành Giáo dục và đào tạo nói chung. Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ VHTTDL. Thời gian qua, Trường đã đào tạo, bồi dưỡng một lực lượng nhân lực lớn trong sự nghiệp của ngành văn hóa đối với cả nước; đặc biệt các địa phương ở phía Nam. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, để phát triển, chất lượng đào tạo của Trường cần được nâng cao hơn nữa.

HOẠT ĐỘNG GIẢI TRÍ CÔNG CỘNG Ở TRUNG TÂM VĂN HÓA TẠI TP.HCM

TP.HCM hiện nay là đô thị lớn nhất nước nhưng có quá ít những không gian sinh hoạt văn hóa công cộng. Hệ thống trung tâm văn hóa mặc dù đã được Nhà nước quan tâm đầu tư, nhưng vẫn chưa thể đáp ứng kịp nhu cầu giải trí của người dân hiện nay. Để nâng cao chất lượng các hoạt động giải trí trong hệ thống trung tâm văn hóa, cần tìm hiểu thực trạng việc tổ chức vui chơi giải trí trong hệ thống này; qua đó, đưa ra những đánh giá có tính hệ thống làm cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động văn hóa trên địa bàn thành phố hiện nay.