• Văn hóa > Đương đại

TÁC ĐỘNG CỦA NGUỒN LỰC VĂN HÓA TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở LÀNG MÔNG PHỤ

Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, giao lưu và hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ, sự tồn tại của một ngôi làng cổ thuần Việt là rất hiếm hoi, trở thành sản phẩm văn hóa độc đáo. Từng yếu tố cấu thành ngôi làng như cảnh quan, kiến trúc, di tích, phong tục tập quán… đều trở thành những sản phẩm văn hóa đặc sắc, có khả năng phát triển kinh tế du lịch.

MÔ HÌNH QUẢN LÝ TRÒ CHƠI DÂN GIAN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

Ngày nay, trước sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự lan rộng của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, nhiều trò chơi dân gian bị mai một theo quy luật đào thải khách quan. Nỗ lực gìn giữ những trò chơi dân gian là yêu cầu cấp thiết nhằm mang lại giá trị nhiều mặt cho sự phát triển cộng đồng. Bởi vậy, bài viết này đặt ra mô hình quản lý tham dự trong công tác bảo tồn và phát huy trò chơi dân gian, áp dụng quản lý trường hợp tục chơi diều trong bối cảnh đương đại. Mô hình này được xem xét trong ứng dụng thực tế trường hợp tục chơi diều từ đó có thể nhân rộng trong quản lý các trò chơi dân gian, các giá trị di sản văn hóa phi vật thể (DSVH PVT) khác.

NGÔI CHÙA TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI KHƠME NAM BỘ

Đồng bào Khơme Nam Bộ chiếm đa số trong khu vực ĐBSCL, tập trung nhiều ở các tỉnh: Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Vĩnh Long, An Giang… Từ bao đời nay, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Khơme đã góp phần không nhỏ trong việc làm phong phú thêm nền văn hóa Việt Nam nói chung, văn hóa Nam Bộ nói riêng. Nghiên cứu về văn hóa Khơme Nam Bộ, chúng ta dễ dàng nhận thấy đời sống tinh thần, tâm linh vô cùng đa dạng, đặc sắc, trong đó, nổi bật là vai trò của ngôi chùa, đời sống tín ngưỡng.

NGHỀ DỆT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM XƯA VÀ NAY

Trong nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống, nghề dệt lụa cổ truyền sớm nổi tiếng khi đi so tài cùng với các mặt hàng tơ lụa thế giới. Thời Pháp thuộc, Việt Nam với tơ lụa Vạn Phúc đã có mặt tại các triển lãm lớn của các nước thuộc địa ở Mác xây (1928), Pari (1931 - 1938), Campuchia, Indonesia, Lào… Nhiều nghệ nhân đã được tặng thưởng huy chương, bằng khen khi tạo ra những sản phẩm tinh xảo, thượng hạng. Ngày nay nghề dệt cổ truyền ít nhiều bị mai một song vẫn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu xuất nhập khẩu của ngành dệt may Việt Nam.

SỰ GẮN KẾT CỘNG ĐỒNG CỦA NGƯỜI NÙNG CHÁO LẠNG SƠN

Con người trong quá trình tồn tại, phát triển không thể sống như cá nhân riêng lẻ mà được sắp xếp vào những tổ chức có quy mô, dạng thức khác nhau. Những tổ chức này được hình thành từ các cá nhân, có những chức năng nhất định đối với đời sống mỗi con người, tùy theo từng bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội. Mạng lưới những tổ chức này tạo thành một cấu trúc mà qua đó một xã hội được hình thành nên. Trong mạng lưới đó, quan hệ xã hội là những sợi dây liên kết ràng buộc các cá nhân trong xã hội. Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều chuyển biến của người Nùng Cháo ở Nà Lầu (Tân Thanh, Lạng Sơn), thì việc nghiên cứu, tìm hiểu về sự tương hỗ, tương trợ của người dân ở đây thực sự là điều cần thiết đối với đời sống của mỗi cá nhân, mỗi hộ gia đình. Trong khuôn khổ của bài viết, nghiên cứu đề cập về sự tương trợ, gắn kết ở các khía cạnh chủ yếu: tang ma, cưới xin, làm nhà mới.

VAI TRÒ CỦA VIỆT NAM TRONG XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG VĂN HÓA XÃ HỘI ASEAN

ASEAN được thành lập nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng một cộng đồng gắn kết về chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ rộng mở với thế giới, xây dựng cộng đồng các dân tộc hài hòa, chia sẻ, chăm lo cho thể chế, phúc lợi, môi trường sống của người dân, tạo dựng một bản sắc chung của khu vực. ASEAN tập trung nhiều vào khía cạnh con người, vào cuộc sống của người dân trong khu vực, thúc đẩy sự gắn kết giữa các quốc gia, khuyến khích người dân tham gia vào tiến trình xây dựng cộng đồng, chính trị, an ninh, kinh tế. Với phương châm tích cực, chủ động, có trách nhiệm, Việt Nam đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển, thành công của hiệp hội theo các phương hướng đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác ASEAN.

SỰ BIẾN ĐỔI GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI TÀY Ở THÁI NGUYÊN

Trong quá trình đổi mới đất nước, việc thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, đã có sự tác động đến văn hóa, đặc biệt là văn hóa truyền thống của dân tộc Tày ở Thái Nguyên. Theo đó, làm xuất hiện các xu hướng biến đổi trong văn hóa truyền thống, như: xu hướng biến đổi để thích nghi trong quá trình sinh tồn; biến đổi các giá trị văn hóa truyền thống tộc người Tày theo xu hướng của sự phủ định sạch trơn; biến đổi theo sự đồng hóa tất yếu của quá trình tiếp biến văn hóa; biến đổi theo xu hướng khôi phục những yếu tố đã bị mai một trong quá trình phát triển.

NGUỒN LỰC VĂN HÓA VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BÁT TRÀNG

Quá trình hình thành, tồn tại, phát triển của làng nghề gốm Bát Tràng cho đến ngày nay là nhờ sự năng động sáng tạo không ngừng của những người thợ gốm. Bát Tràng từng bước vượt qua khó khăn, thích ứng với mọi hoàn cảnh để phát triển cũng nhờ vào nguồn lực trí tuệ, kỹ năng, ý chí của những con người này. Ngày nay, nhiều thợ gốm đã vươn lên trở thành những nghệ nhân, những ông chủ doanh nghiệp nổi tiếng cả trong, ngoài nước.

BIẾN ĐỔI TANG THỨC Ở YÊN SỞ DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO

Biến đổi văn hóa là một quá trình vận động diễn ra trong tất cả các xã hội, là một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng của nhiều ngành khoa học xã hội. Biến đổi văn hóa bao hàm sự chia sẻ, sự biến đổi tương đối lâu dài của những mô hình ứng xử, niềm tin văn hóa. Nhìn ở khía cạnh lịch sử, xã hội nào cũng biểu lộ những sự biến đổi, cũng trộn lẫn yếu tố tiếp nối, biến đổi (1). Bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập toàn cầu ở Việt Nam càng làm cho việc nghiên cứu biến đổi văn hóa trở nên có ý nghĩa thực tiễn lớn lao, là một khuynh hướng được nhiều nhà khoa học quan tâm, tiếp cận từ nhiều hướng, tác động từ các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, đời sống văn hóa, tôn giáo.

VĂN HÓA NGƯỜI KHƠME TRONG BỐI CẢNH ĐÔNG NAM Á

Vùng Nam Bộ, từ lâu là nơi cư trú của nhiều tộc người, trong đó người Việt, Khơme và Hoa giữ vai trò chi phối. Người Việt và người Khơme ở đây vừa có cơ tầng văn hóa Đông Nam Á bản địa, vừa có mối quan hệ lịch sử lâu dài và phong phú. Hơn thế, cùng là các tộc người bản địa Đông Nam Á, người Khơme đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cũng có những nét tương đồng và dị biệt với nhiều tộc người khác về đời sống văn hóa, tôn giáo...