• Văn hóa > Đương đại

XÂY DỰNG GIA ĐÌNH, THÔN, BUÔN VĂN HÓA Ở ĐẮC LẮC

Quy ước nếp sống văn hóa, làng (thôn, ấp, bản) văn hóa thực chất là những thỏa thuận của cộng đồng có nguồn gốc từ việc kế thừa truyền thống lập hương ước của cha ông để nhân dân tự giác tuân thủ, nhằm xây dựng cuộc sống ổn định, phát triển cả về vật chất lẫn tinh thần. Quy ước có nội dung tiến bộ, được triển khai thực hiện tốt sẽ có tác dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm, nâng cao nhận thức của mỗi người dân, xây dựng nếp sống văn hóa, hình thành những phong tục tập quán mới tốt đẹp, tác động đến phong trào xây dựng gia đình, làng văn hóa. Tỉnh Đắc Lắc đã vận dụng luật tục của người Ê đê, M’nông vào xây dựng gia đình, thôn, buôn văn hóa nhằm thiết thực góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ tài nguyên môi trường, giữ gìn an ninh trật tự, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

BẢO TỒN, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VÙNG TÂY BẮC

Văn hóa không chỉ là đặc trưng của dân tộc mà còn là mục tiêu và động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập, phát triển kinh tế cũng nảy sinh những tác động mang tính khách quan đến việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Bài viết đề cập đến một số đặc điểm văn hóa, những ảnh hưởng của quá trình phát triển kinh tế đến văn hóa các dân tộc vùng Việt Bắc, từ đó nêu lên phương hướng và giải pháp liên quan đến vấn đề này…

TRÒ HÁT THỜ LÀNG MƯNG

Làng Mưng, là một ngôi làng cổ, có tên chữ là Côn Minh, thuộc xã Thanh Nê, tổng Cổ Định, huyện Nông Cống, phủ Tĩnh Gia, nay là thôn Mưng, xã Trung Thành, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Trong lễ hội truyền thống làng Mưng (1), nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian đặc sắc được bảo tồn như tục đua thuyền thờ, đánh cá thờ, những làn điệu dân ca, trò diễn dân gian…, đặc biệt là 4 trò diễn dùng để tế thánh Lưỡng, dân trong vùng gọi là trò hát thờ. Trò hát thờ làng Mưng chứa đựng tính nguyên sơ, được cấu tạo từ 2 nhân tố cơ bản: tích và trò. Nó còn có tên gọi khác là chèo thờ, bởi có nhiều điểm tương đồng với nghệ thuật chèo truyền thống.

NGHỊCH LÝ TỰ DO CÁ NHÂN TRONG LÒNG THIẾT CHẾ CHUYÊN CHẾ

Bài viết không tìm hiểu điểm vênh giữa sự ra đời của tự do cá nhân trong lòng thiết chế chuyên chế mà trọng tâm tìm kiếm mắt xích kết nối nghịch lý này. Mắt xích chính là nét độc đáo, cũng là điểm chưa rõ để hiểu và trả lời cho nghịch lý tại sao tự do cá nhân vốn không thể xuất hiện, phát triển trong lòng chế độ chuyên chế lại có thể xuất hiện cùng với tiến trình kiện toàn đại thiết chế chuyên chế ở Việt Nam thời nhà Nguyễn. Nói cách khác, tại sao cỗ máy đại thiết chế chuyên chế nhà Nguyễn đã vô tình để sổng chuồng hay hữu ý thả rông cho một trường hợp độc nhất vô nhị này. Lôgic nội tại của sự xuất hiện tự do cá nhân ở Nguyễn Công Trứ là gì và đặc biệt lý giải cơ chế cho phép sự tồn tại song song của hai định hướng trái chiều này qua một trường hợp đặc biệt như vậy.

CÁC BIỂU TƯỢNG TÔN THỜ MẶT TRĂNG TRONG LỄ HỘI CHỌI TRÂU ĐỒ SƠN

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là một trong những lễ hội truyền thống của người Việt được tiến hành hàng năm vào ngày 9 - 8 âm lịch tại Đồ Sơn, Hải Phòng. Đây là lễ hội của những người dân sinh sống ở vùng ven biển, nhằm thể hiện tinh thần thượng võ nhưng đồng thời cũng thể hiện một ý nghĩa khác mà ngày nay không còn được thấy một cách trực tiếp và rõ ràng, đó là việc tôn thờ mặt trăng của cư dân nông nghiệp. Việc tôn thờ mặt trăng được thể hiện qua ba biểu tượng trong lễ hội này là sừng trâu, khoáy trâu và chọi trâu.

DÂN CA NGHI LỄ ĐÁM CƯỚI CỦA NGƯỜI DAO TUYỂN

Dân ca nghi lễ đám cưới được hình thành, phát triển, tồn tại trong môi trường diễn xướng, trong đó vai trò của chủ thể diễn xướng là cơ sở quan trọng cho việc sáng tạo, ứng tác các bài dân ca nghi lễ. Chủ thể diễn xướng giúp cho việc sáng tạo, ứng tác các bài dân ca nghi lễ được dễ dàng hơn, đồng thời cũng quy định cả khuôn khổ, lề lối ứng tác. Nằm trong khuôn khổ, quy luật đó, dân ca nghi lễ đám cưới của người Dao Tuyển được sáng tác, lưu truyền dựa trên cơ sở của truyền thống, phong tục của dân tộc, góp phần bảo lưu các nghi thức đẹp trong đám cưới của người Dao Tuyển.

LÀNG NGHỀ CHẠM BẠC CHÂU KHÊ TRONG TƯƠNG QUAN VỚI PHỐ HÀNG BẠC

Làng Châu Khê thuộc xã Thúc Kháng (Bình Giang, Hải Dương), do ông Chu Tam Sương là người sáng lập vào thời Lý, sau đó dân làng đã tôn thờ ông là thành hoàng của làng. Nơi đây có điều kiện thuận tiện về giao thông, có bề dày lịch sử văn hóa, gồm nhiều các di sản vật thể cũng như phi vật thể, những phong tục, tập quán, lễ hội tiêu biểu...; đặc biệt có nghề chạm bạc truyền thống với lịch sử lâu đời, phát triển mạnh mẽ trong các giai đoạn khác nhau.

RANG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA MƯỜNG Ở LAI ĐỒNG

Nếu như sự giao lưu là quy luật tất yếu của văn hóa thì việc giữ gìn những nét truyền thống chính là thách thức lớn mà bản thân văn hóa phải đối mặt. Đặc biệt, khi cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số dần tiếp cận với môi trường hiện đại, những giá trị văn hóa truyền thống ngày càng có nguy cơ bị mai một. Hát rang của người Mường nói chung và người Mường ở Lai Đồng, Tân Sơn, Phú Thọ nói riêng đang đứng trước hiện thực đó.

ĐÈN LỒNG VIỆT TRONG GIAO LƯU VĂN HÓA

Thời gian qua, các cơ quan chức năng và ngành văn hóa đã có văn bản chỉ đạo về việc đèn lồng có xuất xứ từ nước ngoài được treo tràn lan trong những ngày lễ tết. Tuy nhiên, đèn lồng đỏ vẫn xuất hiện trên một số tuyến đường, nhà hàng, cửa hiệu… tại nhiều địa phương trên cả nước, khiến phố xá cứ nhang nhác, hao hao giống phố Tàu. Mặt hàng ấy được bày bán rất rộng rãi, nhất là trong những ngày chuẩn bị đón tết Nguyên đán. Trước thực trạng trên, nhiều người dân Việt Nam vẫn băn khoăn tự hỏi: đèn lồng đỏ có phải là bản sắc văn hóa Việt, treo đèn lồng thế nào để giữ được bản sắc văn hóa dân tộc?

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA THỂ DỤC THỂ THAO

Sinh thời, Hồ Chí Minh luôn quan tâm tới mọi hoạt động của đất nước vì sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc, vì sự tiến bộ của nhân dân. Người nhận định: “Thể dục thể thao là một công tác cách mạng”, tức là đã đặt thể dục thể thao (TDTT) ngang hàng với các công tác khác như chính trị tư tưởng, tổ chức, văn hóa, giáo dục... Công tác TDTT có nhiệm vụ nghiên cứu phương pháp và thực hành thể dục trong toàn quốc nhằm tăng bổ sức khỏe quốc dân và cải tạo nòi giống Việt Nam.