• Văn hóa > Đương đại

ĐÈN LỒNG VIỆT TRONG GIAO LƯU VĂN HÓA

Thời gian qua, các cơ quan chức năng và ngành văn hóa đã có văn bản chỉ đạo về việc đèn lồng có xuất xứ từ nước ngoài được treo tràn lan trong những ngày lễ tết. Tuy nhiên, đèn lồng đỏ vẫn xuất hiện trên một số tuyến đường, nhà hàng, cửa hiệu… tại nhiều địa phương trên cả nước, khiến phố xá cứ nhang nhác, hao hao giống phố Tàu. Mặt hàng ấy được bày bán rất rộng rãi, nhất là trong những ngày chuẩn bị đón tết Nguyên đán. Trước thực trạng trên, nhiều người dân Việt Nam vẫn băn khoăn tự hỏi: đèn lồng đỏ có phải là bản sắc văn hóa Việt, treo đèn lồng thế nào để giữ được bản sắc văn hóa dân tộc?

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA THỂ DỤC THỂ THAO

Sinh thời, Hồ Chí Minh luôn quan tâm tới mọi hoạt động của đất nước vì sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc, vì sự tiến bộ của nhân dân. Người nhận định: “Thể dục thể thao là một công tác cách mạng”, tức là đã đặt thể dục thể thao (TDTT) ngang hàng với các công tác khác như chính trị tư tưởng, tổ chức, văn hóa, giáo dục... Công tác TDTT có nhiệm vụ nghiên cứu phương pháp và thực hành thể dục trong toàn quốc nhằm tăng bổ sức khỏe quốc dân và cải tạo nòi giống Việt Nam.

LỄ HỘI CỔ TRUYỀN TRONG XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI

Với trên 8000 lễ hội truyền thống một năm ở Việt Nam, vấn đề quản lý và thực hành lễ hội cổ truyền thế nào cho phù hợp với điều kiện và nhu cầu của cuộc sống đương đại đã trở thành một trong những vấn đề trọng tâm của công tác quản lý nhà nước cũng như của lĩnh vực nghiên cứu văn hóa xã hội hiện nay. Là một trong những lễ hội cổ truyền tiêu biểu của cả nước, đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, hội Gióng ở Phù Đổng và ở đền Sóc Sơn (Hà Nội) cũng không nằm ngoài mối quan tâm trên.

TRUYỀN THỐNG TÌM KIẾM TỰ DO CỦA KẺ SĨ TINH HOA ĐÔNG Á

Có những ngả đường tìm kiếm tự do khác nhau ở hai truyền thống phương Tây và phương Đông. Truyền thống tìm kiếm tự do của kẻ sĩ Đông Á với đặc sắc của nó là hướng nội, giải quyết vấn đề tự do trong quan hệ với chính nội tại của mình. Trong khi đó ở phương Tây lại hướng ngoại, hướng đến giải quyết vấn đề tự do trong mối quan hệ giữa cá nhân với tha nhân và cái khác. Tự do được xác lập là thiên tính, tự nhiên tính, có trong mỗi người, là bẩm sinh. Vấn đề chúng tôi muốn trao đổi không hướng đến luận giải phương Tây tự do hơn Đông Á hay Đông Á đặc sắc hơn phương Tây mà hướng tới làm rõ mỗi phương đóng góp gì cho tự do chung của nhân loại, vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện của mỗi phương.

NHÀ Ở CỔ TRUYỀN CỦA NGƯỜI THÁI Ở THANH HÓA VÀ TÂY BẮC

Nhà ở cổ truyền của người Thái ở Việt Nam là lĩnh vực nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước. Nhiều khía cạnh của vấn đề được miêu tả sâu, chi tiết với lượng thông tin đầy đủ ở các nhóm Thái, hoặc tổng quan nghiên cứu theo vùng địa lý. Trong số đó, có không ít nghiên cứu được tiến hành và viết bởi chính người Thái. Bài viết này, góp thêm vào kho tàng kiến thức chung về văn hóa vật chất của người Thái ở Việt Nam, cụ thể hơn là so sánh những tương đồng và khác biệt của ngôi nhà cổ truyền người Thái ở Thanh Hóa với vùng Tây Bắc, trong một khung cảnh văn hóa đang dần thay đổi.

VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA QUÂN SỰ TRONG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TỘC

Văn hóa quân sự là một bộ phận của đời sống văn hóa xã hội. Trong đó, mỗi quân nhân, đồng thời là một công dân, có nhu cầu chính đáng được hòa nhập với đời sống văn hóa của nhiều vòng cộng đồng văn hóa khác nhau. Phát huy vai trò của văn hóa quân sự đối với xây dựng, phát triển nền văn hóa dân tộc là yêu cầu vừa cấp bách, vừa lâu dài trong quá trình đổi mới đất nước. Bài viết này minh định vai trò của văn hóa quân sự trong dòng chảy của văn hóa dân tộc trên cơ sở quan điểm phát triển văn hóa mà Đảng ta đã xác định trong Đại hội đại biểu lần thứ XII.

TÌM HIỂU TRANG PHỤC HIỆN ĐẠI CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM

Trang phục được hiểu là đồ che phủ hoặc quần áo, các đồ phụ trang cho thân thể con người. Ngoài những chức năng cơ bản như giữ ấm, bảo vệ cơ thể thì trang phục hiện đại còn giúp nhận biết người mặc ở một số yếu tố như giới tính, tuổi, nghề nghiệp, tính cách và góp phần giúp người mặc được hấp dẫn hơn.

ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HÓA THẨM MỸ TRONG NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI

Các nhà trường quân đội (NTQĐ) vừa mang đặc điểm chung của hệ thống giáo dục quốc dân trên cả nước, vừa mang những đặc trưng riêng về tính chất đặc thù ngành quân sự. Theo đó, văn hóa thẩm mỹ (VHTM) trong NTQĐ luôn gắn bó sâu sắc, hòa quyện với tổng thể giá trị VHTM của dân tộc, luôn được tích hợp thành hệ giá trị mang đặc trưng riêng của môi trường sư phạm quân sự. Với đặc thù của môi trường quân đội, VHTM phản ánh những hoạt động thẩm mỹ mang đặc trưng riêng, gắn liền với nhiệm vụ giáo dục, đào tạo.

PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM THEO TINH THẦN ĐẠI HỘI XII CỦA ĐẢNG

Văn kiện Đại hội XII của Đảng tập trung đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, xác định phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục đổi mới, phát triển đất nước nhanh, bền vững trong nhiệm kỳ. Nội dung đánh giá chủ yếu dựa trên cơ sở Văn kiện Đại hội XI và các nghị quyết Trung ương nhiệm kỳ XI cũng như thực tiễn đất nước 5 năm 2011- 2015. Trong đó, Nghị quyết Hội nghị TƯ 9, số 33-NQ/TW Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã phản ánh những bước phát triển trong nhận thức lý luận và chỉ đạo thực tiễn của Đảng, đang được triển khai thực hiện và còn nguyên giá trị, được Đại hội XII đã tiếp thu, chọn lọc những nội dung cốt lõi và nâng lên tầm văn kiện Đại hội, đồng thời căn cứ vào yêu cầu, điều kiện cụ thể của đất nước để lựa chọn những nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện trong 5 năm tới.

RỪNG TRONG TÂM THỨC NGƯỜI GIÁY

Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Giáy ở Việt Nam có dân số 58.617 người, cư trú tập trung tại các tỉnh: Lào Cai (28.606 người), Hà Giang (15.157 người), Lai Châu (11.334 người), Yên Bái (2.329 người). Nghiên cứu này tìm hiểu cộng đồng người Giáy ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, là đơn vị hành chính tập trung đông người Giáy sinh sống. Đây cũng là khu vực giáp biên với nước bạn Trung Quốc, do vậy, trong nhiều động thái mưu sinh hiện nay có tác động sâu sắc tới cộng đồng người Giáy trong khu vực. Đặc biệt, văn hóa của người Giáy luôn gắn bó chặt chẽ với rừng. Người Giáy có vốn hiểu biết sâu sắc về rừng, cũng như việc khai thác, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên rừng.