• Văn hóa > Đương đại

Đồ thờ chất liệu đồng của người Việt và thăng trầm của làng nghề Đại Bái, Tống Xá

Đồ thờ được làm từ nhiều chất liệu khác nhau nhằm phục vụ các nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng. Trong đó, chất liệu đồng (CLĐ) được con người xem là mang tính thiêng, bởi độ sáng và âm vọng. Từ đầu TK XX, đồ thờ bằng đồng ép máy hay nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan… có lúc chiếm lĩnh thị trường, gây đứt quãng trong sự phát triển của các làng đúc đồng truyền thống. Ngày nay, khi kinh tế khá giả, nhận thức về thẩm mỹ của nhân dân được phục hồi, những đồ thờ bằng đồng hiện diện lại một cách lộng lẫy, trang trọng trong các đình làng, điện thờ, cho thấy các sản phẩm thủ công truyền thống đang ngày càng được chú trọng.

Bản sắc văn hóa dân tộc trước thách thức hội nhập

Hiện nay, văn hóa Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức đến từ quá trình toàn cầu hóa và sự xâm phạm an ninh văn hóa. Do đó, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế là yêu cầu thiết yếu của sự phát triển, là nhiệm vụ chiến lược, trách nhiệm của toàn xã hội.

Kinh nghiệm phát huy nguồn lực, sức sáng tạo của nhân dân ở một số quốc gia Đông Nam Á

Một trong sáu giải pháp đột phá để phát triển đất nước được Đại hội XII xác định là thu hút, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân. Điều này thực chất là sự kế thừa và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh “Phải đem hết sức dân, tài dân, của dân làm lợi cho dân. Trước kia sức dân, của dân làm lợi cho đế quốc, nay đem làm lợi cho dân” (1). Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, muốn xây dựng và phát triển đất nước không có cách nào khác là phải huy động và phát huy mọi nguồn lực trong nhân dân. Một số nước ở Đông Nam Á đã vận dụng thành công chân lý đó và tạo ra những thần kỳ, kỳ tích trong quá trình phát triển. Do đó, Việt Nam cũng cần nắm vững nguyên lý này và tham khảo kinh nghiệm của các nước trong quá trình thu hút, phát huy các nguồn lực để phát triển, đặc biệt là nguồn lực từ trong nhân dân.

Vi phạm quyền tác giả trong hoạt động xuất bản

Quyền tác giả nói chung và quyền tác giả trong hoạt động xuất bản nói riêng ở Việt Nam đã được nhắc đến từ rất lâu. Đã có nhiều hội thảo, bài báo, công trình nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, những xâm phạm quyền tác giả thì không hề giảm mà ngày càng nhiều hơn. Thậm chí có cuốn sách xuất bản hợp pháp nhưng lại được cho là xâm phạm quyền tác giả làm ảnh hưởng lớn đến uy tín và hình ảnh của xuất bản Việt Nam. Bài viết sau đây sẽ chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng xâm phạm quyền tác giả trong hoạt động xuất bản và những giải pháp khắc phục.

Tác động tiêu cực của công nghiệp hóa đến đời sống nông dân đồng bằng sông Hồng

Quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ, một mặt, tạo điều kiện thuận lợi để người nông dân nâng cao đời sống vật chất, tinh thần; mặt khác, mang lại những hệ quả không mong muốn như suy thoái môi trường sinh thái, gia tăng phân hóa giàu nghèo, thiếu việc làm, suy thoái đạo đức và lối sống ở một bộ phận nông dân. Vì vậy, cần phải nhận thức sâu sắc tính hai mặt của quá trình công nghiệp hóa để có những giải pháp khắc phục phù hợp.

Chuyển hóa tâm lý xã hội truyền thống trong xu thế toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa đang tạo cho quá trình sản xuất chuyên môn hóa sâu hơn, cạnh tranh tăng lên, cải tiến công nghệ, tri thức được tăng cường; tự do thương mại được thúc đẩy, tạo cơ hội buôn bán; tăng thu hút đầu tư và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ cao. Bên cạnh những cơ hội thì toàn cầu hóa cũng tạo ra những thách thức cho nền kinh tế như: khả năng bất ổn định, suy thoái kinh tế, khó lường trước được những vấn đề phát sinh. Ở Việt Nam, toàn cầu hóa đang đưa lại những tác động to lớn tới tâm lý, tình cảm và tinh thần, đặc biệt, nó đang dần chuyển hóa tâm lý xã hội truyền thống được vun đắp trong hàng ngàn năm lịch sử của con người Việt Nam.

Nguồn nhân lực nhìn từ các cơ sở sản xuất giày da ở xã Phú Yên, Phú Xuyên, Hà Nội

Đối với mỗi nghề thủ công, việc tổ chức sản xuất đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nghề. Bài viết này nghiên cứu việc tổ chức sản xuất thông qua các hình thức: lập xưởng sản xuất, tổ chức gia công tại gia đình và làm thuê tại hai làng nghề làm giày da Giẽ Thượng và Giẽ Hạ (xã Phú Yên, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội), có so sánh với một số làng nghề khác để thấy được sự phù hợp hay không phù hợp trong việc lựa chọn cách thức tổ chức sản xuất của cư dân các làng nghề, những vấn đề đang đặt ra cho sự phát triển của các làng nghề ở nước ta hiện nay.

Yếu tố văn hóa trong phát triển doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đầu tư kinh doanh ở nước ngoài, trong đó nhiều thương hiệu đã gặt hái được những thành công quan trọng ở thị trường bản xứ. Tuy nhiên, trong quá trình vươn ra biển lớn này, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vấp phải rào cản sự khác biệt văn hóa bản địa. Có thể nói,việc quan tâm và hiểu biết văn hóa bản địa phải được coi là chìa khóa dẫn tới thành công của doanh nghiệp khi kinh doanh ở nước ngoài.

XÂY DỰNG THÔN BẢN ĐẶC SẮC VĂN HÓA - NGHĨ TỪ VIỆC BẢO TỒN, PHÁT HUY VĂN HÓA TỘC NGƯỜI KHƠ MÚ

Khơ mú là một tộc người trong cộng đồng 54 dân tộc anh em của Việt Nam. Họ tự gọi mình bằng cái tên Khmụ, Kmhmụ hay Kừmmụ. Người Khơ mú còn có tên gọi khác là Xả hay Xá (1). Về nguồn gốc và lịch sử cư trú của người Khơ mú ở Việt Nam, có hai quan điểm chính: một, cho rằng người Khơ mú là một trong những cư dân bản địa vùng bán đảo Đông Dương, tập trung ở vùng Bắc Lào, đến Việt Nam vào TK XIX; hai cho rằng người Khơ mú là những cư dân bản địa cư trú lâu đời ở vùng Tây Bắc (2). Với khoảng thời gian dài sống và làm việc với cộng đồng các tộc người khác nhau, trong đó có người Khơ mú, chúng tôi nhận thấy, người Khơ mú Điện Biên còn giữ được nhiều truyền thống trong sinh hoạt văn hóa tộc người, từ kiến trúc nhà ở đến ẩm thực, từ đời sống tín ngưỡng đến phong tục. Trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi tập trung vào địa bàn nghiên cứu là bản Pa Xa Xá, xã Pa Thơm (3), huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, nơi có ba tộc người chủ yếu cộng cư gồm Cống, Khơ mú và Lào.