Văn hóa > Di sản
Nổi bật
Nghệ thuật làm gốm của người Chăm
16 giờ 12 phút ngày 29-11-2022 (giờ địa phương, 22 giờ 12 phút Hà Nội), Kỳ họp thứ 17 tại Thủ đô Rabat, Vương quốc Maroc, Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO đã Quyết định (số 01574) ghi danh nghệ thuật làm gốm của người Chăm là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Gốm Chăm được làm ra nhờ sự khéo léo, uyển chuyển, mềm mại của đôi tay và cơ thể, của sự sáng tạo cá nhân người phụ nữ Chăm. Mỗi sản phẩm gốm Chăm là một tác phẩm nghệ thuật độc bản mang dấu ấn của từng nghệ nhân bởi người thợ không dùng bàn xoay mà di chuyển quanh khối nguyên liệu để tạo hình. Đặc biệt, gốm không tráng men và được nung ở ngoài trời bằng củi và rơm. Nghệ thuật làm gốm của người Chăm gắn liền với nghệ thuật trình diễn dân gian, phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội của người Chăm... Nghệ thuật làm gốm của người Chăm là di sản văn hóa làng nghề đầu tiên của Việt Nam được UNESCO ghi danh.
Vạc đồng Cẩm Thủy - bảo vật quốc gia Việt Nam tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa
Thanh Hóa - xứ Thanh là vùng đất có bề dày lịch sử, với nhiều nét văn hóa đặc sắc, tiêu biểu, một đại diện cho quá trình phát triển lịch sử văn hóa dân tộc. Trong số hàng vạn cổ vật đại diện cho những thời kỳ lịch sử dựng và giữ nước, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã chọn lựa, lập hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ và được công nhận 3 bảo vật quốc gia, đó là: trống đồng Cẩm Giang, kiếm ngắn Núi Nưa và vạc đồng Cẩm Thủy. Bài viết giới thiệu vạc đồng Cẩm Thủy, với mong muốn thêm một lần quảng bá hình ảnh của hiện vật và Bảo tàng tới đông đảo công chúng.
Vai trò của cộng đồng trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản thờ Mẫu Tam/Tứ phủ ở tỉnh Nam Định
Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam/ Tứ phủ có sức sống bền vững, có sức hút và đi sâu vào đời sống văn hóa, tinh thần của người Việt. Tính cộng đồng trong nghi lễ chầu văn được thể hiện một cách bền chặt, đó là yếu tố quyết định trong việc duy trì, phát triển di sản.
Độc đáo lễ Pang Phoóng của dân tộc Kháng, Điện Biên
Lễ Pang Phoóng (lễ Tạ ơn) của người Kháng, dòng họ Lò Khul, tỉnh Điện Biên là lễ hội phản ánh hiện thực trong đời sống tinh thần của cộng đồng người Kháng: lấy cội nguồn tiên tổ làm nền tảng để rèn dưỡng tâm, đức và nguyện cầu tổ tiên phù hộ độ trì cho dòng họ được nhiều may mắn. Lễ hội vừa được tái hiện tại Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh
Ví, giặm ra đời và phát triển từ TK XVII-XVIII, trở thành hình thức trình diễn dân gian phổ biến của cộng đồng, với sự tham gia của nhiều tầng lớp, từ người lao động đến văn nhân, nho sĩ. Ngày nay, trung tâm của di sản ví, giặm ở các làng nằm hai bên bờ sông Lam và sông La như làng Kim Liên, Bồi Sơn (Nghệ An); Thạch Việt, Trường Lưu (Hà Tĩnh). Ví, giặm chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Nghệ Tĩnh, được thực hành phổ biến trong đời sống, trong các cuộc vui, lễ hội, liên hoan, giao lưu giữa những nhóm cộng đồng và còn được khai thác thành các trình diễn nghệ thuật trên sân khấu.
Giá trị của di tích quốc gia đặc biệt thành Điện Hải, Đà Nẵng
Thành Điện Hải là một di tích lịch sử, văn hóa mang nhiều giá trị về mặt lịch sử. Trải qua gần 200 năm tồn tại, di tích từng chứng kiến nhiều trận đánh lớn của nhân dân ta chống lại liên quân Pháp - Tây Ban Nha (giai đoạn 1858-1860) và cả sau này. Thành là biểu tượng cho ý chí quật cường, thể hiện tinh thần yêu nước mãnh liệt của nhân dân Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung trong buổi đầu kháng Pháp. Di tích thành Điện Hải mang giá trị tiêu biểu và như một pho sử vàng son trong quá trình hình thành và phát triển của thành phố Đà Nẵng
Sự tươi mới và nét đẹp truyền thống văn hóa ở Tuần Đại Đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2022
Tổ chức từ ngày 18 đến 23-11, Tuần Đại Đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2022 đã khép lại nhưng dấu ấn về một chương trình quy mô lớn, hoành tráng, được đầu tư tâm huyết của Ban tổ chức đã để lại dư âm tốt đẹp trong lòng công chúng.
Tĩnh Lự thiền tự - Ngôi chùa cổ trên đất Kinh Bắc
Tĩnh Lự thiền tự thuộc thôn An Quang, xã Lãng Ngâm, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, là một ngôi chùa cổ nằm trên núi Yên Sơn của dãy Thiên Thai. Dãy núi Thiên Thai hay còn gọi là núi Đông Cứu/ Đông Cao, gồm 9 quả núi liền kề nhau, tạo hình uốn lượn như hình con rồng, “cũng là một thắng cảnh nổi tiếng” (1), “trèo lên đỉnh núi mà ngắm nhìn quả thấy là một bầu trời tươi đẹp” (2). Ngoài ra, ngọn núi này cũng được đề cập trong nhiều tư liệu lịch sử như Lịch triều hiến chương loại chí, Đại Việt địa dư toàn biên, Thoái thực kỳ văn…