• Văn hóa > Di sản

Nghề dệt thổ cẩm - nét đẹp văn hóa mang đậm dấu ấn của người Tà Ôi

Em ngồi bên khung cửi/ Tay luồn từng sợi tơ/ Nhịp thoi đưa thoăn thoắt/ Dệt bao nỗi mong chờ. Đó những câu thơ chị A Viết Thị Tâm (dân tộc Tà Ôi - Thừa Thiên Huế) ngân nga cho chúng tôi nghe vào một buổi sáng đẹp trời khi những ngón tay đang thoăn thoắt se những sợi len nhiều màu bên khung cửi trong không gian của Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Những câu thơ chị được một người bạn dân tộc khác đọc cho nghe từ lâu nhưng chị vẫn nhớ, và thi thoảng vẫn ngâm mỗi khi ngồi dệt. Biết đến dệt thổ cẩm khi mới 4-5 tuổi, chỉ qua những lần “học mót” của bà và mẹ, vậy mà chị kể, không biết đến giờ đã tự tay dệt được bao nhiêu tấm vải, chị không nhớ, nhưng chắc chắn một điều rằng, chị sẽ không để nghề dệt thổ cẩm thất truyền trong gia đình mình, con gái chị sẽ là thế hệ sau, kể tiếp “câu chuyện thổ cẩm” - nét đẹp văn hóa mang đậm dấu ấn của người Tà Ôi.

Nhà rông - niềm tự hào của người Ba Na

“Nhà rông kiến trúc lạ thay/ Đặc trưng văn hóa xứ này đấy anh”. Câu thơ mộc mạc mà chứa chan niềm tự hào, kiêu hãnh của cả buôn làng về một nét đẹp riêng có của dân tộc mình. Đối với người Ba Na, nhà rông không đơn thuần chỉ là nơi để sinh sống, che nắng che mưa mà còn là biểu tượng, là công trình nghệ thuật độc đáo giúp phân biệt và nhận biết tộc người. Đồng thời, thể hiện niềm tin và kết nối sức mạnh cộng đồng rất sâu sắc.

Độc đáo nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải của người Mông

Đồng bào dân tộc Mông quan niệm hoa văn trên trang phục, đồ dùng sinh hoạt sẽ giúp họ được giao tiếp với các thần linh, mời được các thần linh tới nhà ban phát cho họ điềm lành, xua đi những điều dữ. Năm 2017, nghệ thuật dân gian này đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Vì vậy công tác bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể này rất cần được quan tâm hơn nữa để giữ gìn, phát huy tốt giá trị của nó trong đời sống cộng đồng hiện nay.

Giải pháp đối với các cơ quan nhà nước trong quản lý di tích lịch sử văn hóa ở huyện Đông Anh (Hà Nội) hiện nay

Đông Anh là một huyện ngoại thành của Hà Nội, đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ. Trong quá trình đô thị hóa, có nhiều vấn đề vướng mắc, bất cập nảy sinh trong quản lý di tích lịch sử - văn hóa (DTLSVH), tạo nên những áp lực mới đối với công tác quản lý cũng như việc bảo vệ và phát huy các giá trị DTLSVH tại vùng đất đang chuyển mình thành khu đô thị trung tâm của Thủ đô. Bài viết đề cập tới những giải pháp dành cho cơ quan quản lý nhà nước trong quản lý DTLSVH dưới tác động của quá trình đô thị hóa.

Nghệ thuật sắp đặt, trưng bày bảo tàng ở Nam Bộ (giai đoạn từ 2000 tới nay)

Nghệ thuật sắp đặt, trưng bày trong bảo tàng là những yếu tố được hình thành và phát triển dựa trên nền tảng mỹ thuật và sự sáng tạo trong không gian biểu hiện. Các yếu tố đó có mối liên hệ mật thiết và mang đặc trưng riêng biệt, có giá trị và ý nghĩa thiết thực trong đời sống hiện đại mà trong đó, bảo tàng khu vực Nam Bộ là một trong những công trình giáo dục cộng đồng xã hội với mục đích truyền đạt ý nghĩa lịch sử, duy trì phát triển kiến thức nghệ thuật và gìn giữ bản sắc dân tộc mang đậm giá trị văn hóa giao thoa vùng miền thuộc phía Nam - Việt Nam

Xây dựng cẩm nang hướng dẫn - giải pháp nâng cao vai trò cộng đồng trong bảo vệ, chăm sóc và phát huy giá trị của di tích

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích một cách bền vững đòi hỏi sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của các cấp ngành, trong đó bắt đầu từ cơ sở mà lực lượng cốt yếu là cộng đồng sở tại với các hoạt động bảo vệ, chăm sóc thường xuyên tại di tích. Việc nâng cao nhận thức về bảo vệ, chăm sóc và phát huy giá trị di tích và trang bị các kỹ năng thực hiện một cách bài bản cho đội ngũ này là một việc làm cần thiết. Xây dựng cẩm nang hướng dẫn cộng đồng bảo vệ, chăm sóc, phát huy giá trị di tích sẽ là một trong những giải pháp phát huy hơn nữa vai trò của cộng đồng, góp phần giải quyết các vấn đề nảy sinh từ thực tiễn bảo tồn và phát huy giá trị di tích hiện nay.

Tác động của đô thị hóa với công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa ở huyện Đông Anh, Hà Nội

Đông Anh là huyện ngoại thành của Hà Nội đang trong quá trình đô thị hóa. Tương lai, huyện sẽ trở thành một trong những không gian trọng yếu có vai trò kết nối giao thông khu trung tâm Thủ đô với cửa ngõ hàng không quốc tế, gắn kết khu vực đô thị hai bên sông Hồng. Theo quy hoạch xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050, Đông Anh sẽ trở thành khu đô thị xanh, hiện đại, kiểu mẫu, phía Bắc sông Hồng, trung tâm tài chính, văn hóa lớn của Hà Nội và cả nước. Trong quá trình đô thị hóa, vấn đề về quản lý di tích lịch sử - văn hóa đang nảy sinh những vướng mắc, bất cập trong quản lý, tạo nên những áp lực mới đối với công tác quản lý cũng như việc bảo vệ và phát huy các giá trị di tích lịch sử - văn hóa tại vùng đất đang chuyển mình thành khu đô thị trung tâm của Thủ đô Hà Nội.