• Văn hóa > Di sản

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa rối cạn của người Tày ở Thái Nguyên

Múa rối là loại hình nghệ thuật văn hóa dân gian hết sức độc đáo của các dân tộc Việt Nam, trong đó, người Việt biểu diễn với hai hình thức là rối nước và rối cạn, còn các dân tộc thiểu số chỉ có múa rối cạn. Rối cạn của người Tày ở Thái Nguyên là rối que - một loại hình di sản văn hóa vừa có giá trị lịch sử tộc người, vừa mang giá trị tâm linh của dòng họ Ma Quang. Tuy cuộc sống của đồng bào Tày đã có nhiều thay đổi do quá trình cận cư với người Việt nhưng giá trị di sản văn hóa truyền thống múa rối cạn của họ vẫn được bảo lưu trong xã hội đương đại.

Hệ thống di tích thờ Ngô Quyền trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Hải Phòng là địa phương có nhiều di tích thờ Ngô Quyền, theo thống kê của Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng tính đến năm 2019 có 17 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 14 di tích xếp hạng cấp thành phố và một số di tích chưa được xếp hạng. Các di tích thờ tự Ngô Quyền tại Hải Phòng phong phú và đa dạng như: đền, từ, miếu, đình, chùa. Trong số loại hình di tích trên, hệ thống đình là phổ biến nhất, qua đó khẳng định vai trò, vị trí của Ngô Quyền đối với đời sống văn hóa của người dân Hải Phòng. Các di tích thờ tự Ngô Quyền tại Hải Phòng mang nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, là không gian lưu giữ và tái hiện những di sản văn hóa của dân tộc. Cùng với sự phát triển và biến đổi nhiều mặt của xã hội nên việc trùng tu, bảo tồn và tôn tạo những giá trị quần thể các di tích trên là vấn đề cần thiết, quan trọng hiện nay.

Giữ gìn, phát huy truyền thống thờ cúng anh hùng dân tộc và những người có công với đất nước

Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, các loại hình tín ngưỡng truyền thống đã chiếm một vị trí quan trọng và để lại dấu ấn không nhỏ trong đời sống xã hội và con người Việt Nam. Nó bảo lưu được các giá trị truyền thống của cha ông, gắn kết, củng cố tính cộng đồng và góp phần thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần, nâng cao giá trị đạo đức, lối sống của người Việt. Trong các loại hình tín ngưỡng, thờ cúng anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước xuất hiện từ rất sớm, phản ánh quá trình dựng nước, giữ nước trong lịch sử, là truyền thống tốt đẹp được người dân gìn giữ cho đến ngày nay.

Thờ cúng Hùng Vương - tín ngưỡng văn hóa của nhân loại

Thờ cúng Hùng Vương gắn liền với truyền thống thờ tổ tiên của người Việt Nam, là một tín ngưỡng văn hóa tâm linh tồn tại từ lâu đời. Nó xuất hiện ở Việt Nam trước những tôn giáo khác như: đạo Lão, đạo Khổng, Phật giáo, Thiên Chúa giáo và các tôn giáo khác. Ngay từ khi nhà nước Văn Lang do Vua Hùng sáng lập, những tín ngưỡng sơ khai thờ cúng tổ tiên của cư dân Việt - Mường đã xuất hiện - thể hiện sự nối kết tâm thức tri ân lớp người khai sáng cho gia đình, dòng tộc và cao hơn cả là tri ân những người có công khai phá, tạo lập cộng đồng, vượt qua mọi thử thách của tự nhiên khắc nghiệt và các thế lực ngoại xâm, đặt nền móng cho sự liên kết sức mạnh cộng đồng, vươn tới đỉnh cao là ý thức tự hào và tâm nguyện củng cố, bảo vệ một quốc gia, một dân tộc.

Công ước 2005 và chính sách bảo vệ, phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa ở Việt Nam

Việt Nam là một trong 146 quốc gia phê chuẩn Công ước 2005 về bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa. Công ước là yếu tố nền tảng để Việt Nam thúc đẩy và cụ thể hóa chính sách kinh tế, xã hội trong văn hóa. Các chính sách văn hóa của Việt Nam đều hướng đến việc hoàn thiện thị trường văn hóa; chú ý đến nhu cầu sáng tạo, thưởng thức văn hóa của nhân dân; nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa; đặc biệt phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH). Việc hoạch định và thực thi các chính sách bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa ở Việt Nam trong những năm qua đã đạt được một số thành tựu quan trọng.

Đặc điểm và những giá trị tiêu biểu của dân ca ví, giặm Nghệ - Tĩnh

Ví, giặm được hình thành, phát triển trong lao động và đời sống của người dân Nghệ - Tĩnh, đã được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2014. Những ca từ, giai điệu mộc mạc, dân dã được thể hiện trong ngữ âm, xứ Nghệ đã làm nên chất riêng của dân ca ví, giặm thắm đượm tình yêu quê hương, đất nước, con người và tình yêu đôi lứa, góp phần gìn giữ các tập tục, truyền thống tốt đẹp trong ứng xử xã hội ở làng xã.

Bảo vệ và phát huy nghệ thuật xòe Thái

Ngày 15-12-2021, tại kỳ họp thứ 16 của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO), hồ sơ Nghệ thuật xòe Thái của Việt Nam đã được ghi danh là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại. Nghệ thuật xòe Thái được vinh danh bởi những giá trị về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa tộc người, thậm chí là bản sắc văn hóa xuyên quốc gia nhưng chỉ ở Việt Nam, nghệ thuật này mới được lan tỏa, tạo nên sức mạnh đoàn kết dân tộc, góp phần bảo vệ chủ quyền của đất nước ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam. Mặt khác, Nghệ thuật xòe Thái được ghi danh cũng đặt ra nhiệm vụ là làm thế nào để bảo vệ và phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật này trong cộng đồng, trong đời sống đương đại

Một số biến đổi văn hóa tại các làng Xoan gốc - Nghiên cứu trường hợp làng Xoan Phù Đức và An Thái

Biến đổi văn hóa là một quy luật tất yếu trong đời sống con người. Theo dòng chảy của thời gian, tất cả các thay đổi về cơ sở hạ tầng sẽ ảnh hưởng, tác động dẫn đến biến đổi của cơ sở thượng tầng trong đời sống con người. Các yếu tố như phương thức sản xuất kinh tế, tập quán… thay đổi, tác động mạnh mẽ vào đời sống tinh thần của con người, dẫn đến có ít nhiều sự biến đổi so với cái cũ, cái ban đầu. Hát Xoan là Di sản văn hóa đại diện cho nhân loại, tuy nhiên trước bối cảnh xã hội có sự thay đổi về nhiều mặt, hát Xoan đã có nhiều thuận lợi, nhưng cũng không ít khó khăn. Các làng Xoan gốc như Phù Đức hay An Thái không nằm ngoài những biến đổi để thích ứng, thích nghi với sự phát triển của xã hội.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản các điểm khảo cổ thời đại đá cũ tại Phú Thiện (Gia Lai)

Từ năm 2019 đến năm 2021, thông qua hoạt động điền dã khảo cổ, hơn 200 hiện vật đá đã được phát hiện tại 26 địa điểm khảo cổ tại khu vực thung lũng huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Bằng phương pháp địa tầng học (quan sát vách taluy) và phương pháp so sánh loại hình học, bước đầu nhận định các điểm khảo cổ tại thung lũng Phú Thiện thuộc thời đại Đá cũ. Trên cơ sở tiếp cận phát triển bền vững, bài viết xác định giá trị di sản của các địa điểm khảo cổ thời đại Đá cũ ở huyện Phú Thiện, từ đó, đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía Đông tỉnh Gia Lai.

Quản lý di tích lịch sử - văn hóa ở Thái Bình - một số vấn đề đặt ra

Theo số liệu của Sở VHTTDL tỉnh Thái Bình, tính đến hết năm 2020, toàn tỉnh Thái Bình có 2.969 di tích, trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt (Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật chùa Keo và Khu Di tích Đền Trần, lăng mộ các vị vua nhà Trần), 114 di tích quốc gia, 550 di tích cấp tỉnh và 2.138 di tích trong danh mục kiểm kê (1). Các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Thái Bình đa dạng về loại hình, được phân bố rộng khắp ở các địa phương trong tỉnh. Trong thời gian qua, công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa ở tỉnh Thái Bình đã được các cấp quản lý và các ngành liên quan quan tâm, đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn còn không ít khó khăn, vướng mắc, đặt ra nhiều vấn đề đối với công tác quản lý di tích nơi đây.

Tôn vinh nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể - từ quan điểm của UNESCO đến chính sách của Việt Nam

Việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế trên lĩnh vực văn hóa là một hành trình đầy nỗ lực của Chính phủ, ngành Văn hóa và các cơ quan hữu quan trong việc giới thiệu những giá trị văn hóa Việt Nam đến với bạn bè quốc tế cũng như tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Trở thành thành viên của UNESCO (Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hiệp quốc) cũng như tích cực tham gia thực hiện các công ước, chương trình, nghị quyết về văn hóa của tổ chức này cũng là cách thức để Việt Nam hội nhập với thế giới, chia sẻ những giá trị chung toàn cầu và phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế. Trên cơ sở những tuyên bố của UNESCO, các quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam, đã có nhiều sáng kiến, nhiều cách làm cụ thể để giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc. Trong đó, chính sách đối với nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể (VHPVT) là một minh chứng.