Xây dựng đời sống văn hóa > Vấn đề - Sự kiện
Nổi bật
Xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn xã Nam Giang (Nghệ An)
Nam Giang là một xã bán sơn địa, nằm ở phía Đông Bắc của huyện Nam Đàn (Nghệ An), cách thành phố Vinh 9km về phía Đông, cách trung tâm huyện Nam Đàn 12km về phía Tây. Tổng diện tích tự nhiên 1.193,7 ha; dân số có 1.737 hộ với hơn 7 nghìn nhân khẩu, dân cư thuần nhất không có các đạo giáo khác. Trên địa bàn có quốc lộ 46A, 46B đi qua, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. Có 2 cụm công nghiệp, các nhà máy, cơ quan xí nghiệp góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Đặc biệt xã có Khu di tích mộ bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh, hằng năm có nhiều đoàn khách trong nước và quốc tế về tham quan. Năm 2018, huyện Nam Đàn là một trong 4 huyện của cả nước được lựa chọn xây dựng Nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu với đề án thí điểm “Xây dựng huyện Nam Đàn trở thành huyện Nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng phát triển văn hóa gắn với du lịch, giai đoạn 2018-2025”.
Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng: Sâu lắng niềm tin thiêng liêng trở về cội nguồn dân tộc
Trong sâu thẳm tâm thức của mỗi người dân Việt Nam, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng từ ngàn đời nay đã trở thành biểu tượng văn hóa tín ngưỡng, điểm tựa tâm linh cho niềm tin thiêng liêng về cội nguồn dân tộc. Là người Việt Nam dù quần tụ nơi đất mẹ hay ở xa Tổ quốc muôn trùng, ai cũng luôn hướng về Giỗ Tổ Hùng Vương với tấm lòng thành kính, tri ân công lao dựng nước mở nghiệp sơn hà của các vua Hùng thể hiện truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
Tăng cường đấu tranh ngăn chặn thông tin giả, xấu độc trên mạng xã hội
Thời gian qua, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị tiếp tục lợi dụng âm mưu, thủ đoạn của chiến lược “diễn biến hòa bình”, đẩy mạnh các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, quân đội ta. Chúng tung thông tin thông tin giả, xấu độc, xuyên tạc từng ngày, từng giờ trên internet và mạng xã hội. Do vậy, chủ động và tích cực đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên không gian mạng là nhiệm vụ cấp bách, thường xuyên và lâu dài trong tình hình mới.
Kon Rẫy bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
Văn hóa là động lực, là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu cho sự phát triển kinh tế của dân tộc. Bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện Kon Rẫy luôn được các cấp, các ngành của huyện đặc biệt quan tâm.
Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở và công tác tổ chức cán bộ trong năm 2022
Ngày 17/02/2022, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đã ký Quyết định số 299/QĐ-BVHTTDL ban hành Kế hoạch triển khai chủ đề công tác năm 2022 của ngành VHTTDL là “Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở và công tác tổ chức cán bộ”, nhằm tổ chức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ về xây dựng môi trường văn hóa, phát triển nguồn nhân lực ngành VHTTDL theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Kết luận số 76/KL/TW ngày 4/6/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030, Kết luận của Tổng Bí thư tại Hội nghị văn hóa toàn quốc.
Từ gia đình, văn hoá gia đình, giáo dục gia đình đến xây dựng chiến lược gia đình trong thời kỳ mới
Gia đình là nơi lưu giữ, bảo tồn và phát triển bền vững các giá trị văn hoá, đạo đức truyền thống của dân tộc; là chiếc cầu nối giữa cá nhân với cộng đồng, tế bào của xã hội. Gia đình là tổ ấm hạnh phúc mà mỗi con người đều hướng tới. Coi trọng xây dựng gia đình văn hoá, xây dựng mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội chính là giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hội diễn Đàn, hát dân ca 3 miền năm 2021: Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc
Tối ngày 26/12/2021, tại TP. Đà Lạt (Lâm Đồng), Hội diễn Đàn, hát dân ca 3 miền năm 2021 do Cục Văn hóa cơ sở phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Lâm Đồng tổ chức đã khép lại với chương trình Bế mạc và công diễn các tiết mục xuất sắc. Hội diễn đã góp phần bảo tồn và từng bước làm sống dậy nhiều làn điệu dân ca, dân vũ có nguy cơ bị thất truyền.
Vận dụng sáng tạo những đặc trưng trong phong cách Hồ Chí Minh vào sự nghiệp đổi mới hiện nay
Phong cách Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ di sản mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho Đảng, dân tộc ta, mãi mãi là nguồn sáng bất tận, soi rọi vào tâm hồn mỗi người Việt Nam. Phong cách Hồ Chí Minh không chỉ được thể hiện qua phong cách dân chủ, nêu gương, ứng xử văn hóa, làm việc khoa học, tự học tập…, mà đó còn là phong cách của người Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa.