• Thông tin tư liệu > Tư liệu nước ngoài

SƠ LƯỢC VỀ SÁCH LÁ Ở ĐÔNG NAM Á

Tài liệu viết trên lá là một trong những di sản văn hóa có giá trị ở Đông Nam Á, xuất hiện ở Campuchia, Indonesia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam… Các tài liệu viết tay trên lá (gọi tắt là sách lá) luôn là niềm tự hào của những thư viện quốc gia các nước khu vực Đông Nam Á. Hiện nay, nhằm duy trì, bảo quản di sản văn hóa vô giá, thiêng liêng này, thư viện quốc gia các nước này đã không ngừng thực hiện các chương trình bảo quản nhằm giữ gìn cho thế hệ tương lai, giới thiệu nguồn tài liệu vô giá này đến những nhà nghiên cứu trong, ngoài nước.

BỘ SƯU TẬP BA TỶ USD, TẤM LÒNG CỦA MỘT NỮ HOÀNG

Cuối năm 2016, Cộng hòa Liên bang Đức tổ chức một cuộc triển lãm đặc biệt ở Berlin. Theo hợp đồng giữa chính phủ Đức và Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại Iran, bảo tàng này cho phía Đức mượn trưng bày 60 bức họa, một nửa của châu Âu, một nửa của Iran. Ba tháng triển lãm thu hút hàng vạn khách thăm quan, đồng thời hé lộ một trong những bí mật nghệ thuật kỳ lạ nhất trong lịch sử nhân loại.

CÁC LÝ THUYẾT CHUYỂN ĐỔI TÔN GIÁO

Tôn giáo đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử nhân loại. Sự chuyển đổi tôn giáo có thể phản ánh cả một thời đại, gắn liền với các quy luật vận động xã hội. Bản chất thực sự của chuyển đổi tôn giáo đặt ra những nhiệm vụ lịch sử, hay tìm thấy những nhu cầu của thời đại. Lý thuyết chuyển đổi tôn giáo là một chủ đề khá mới mẻ, được các học giả tập trung nghiên cứu vào khoảng những năm cuối TK XX. Các công trình nghiên cứu về lý thuyết chuyển đổi tôn giáo hiện nay phần lớn là của các học giả Âu - Mỹ.

TRÀ TRONG ĐỜI SỐNG ẨM THỰC CỦA NGƯỜI HOA QUẢNG ĐÔNG

Trong đời sống ẩm thực của nhiều quốc gia, việc uống trà đã trở thành quen thuộc như một nhu cầu tự nhiên của đời sống thường nhật. Với nhiều quốc gia, trà đã trở thành một biểu tượng văn hóa đặc trưng, trà và uống trà được nâng lên thành nghệ thuật, thành một thứ đạo. Nền văn hóa Nhật Bản là một ví dụ, trà đạo Nhật Bản đã trở thành một nghệ thuật, một biểu tượng văn hóa nức tiếng trên thế giới. Ở châu Âu, người Pháp, người Anh, người Tây Ban Nha đều xem trà là một nhu yếu phẩm của đời sống con người. Họ tạo dựng, lưu truyền, phát triển văn hóa trà với nhiều điều lý thú và hấp dẫn. Ở Việt Nam, trà cũng đã có mặt rất sớm trong mỗi bữa ăn của các gia đình, bên mâm cơm dâng cúng tổ tiên, lễ hội, trong mỗi dịp trọng đại của con người.

HAI CÂY BÚT NỮ QUYỀN ĐẦU TIÊN TRONG VĂN HỌC SÉC

Božena Němcová (1820 - 1862) và Karolina Světlá (1830 - 1899) là hai nữ nhà văn Séc nổi tiếng nửa TK XIX. Hai nữ nhà văn này sống cùng thời biết nhau và viết thư cho nhau. Việc tìm hiểu kỹ hơn về quan hệ của hai nữ nhà văn cho chúng ta hiểu thêm về những khái niệm riêng biệt của văn chương và nữ quyền tại châu Âu giữa TK XIX.

MỸ CẢM AWARE TRONG QUAN NIỆM THẨM MỸ CỦA NGƯỜI NHẬT

Thuật ngữ aware dùng để chỉ quan niệm thẩm mỹ của người Nhật thời Heian, TK XI. Nghĩa gốc của aware là một cảm thán từ dùng biểu lộ cảm xúc của con người. Từ này có ý nghĩa tương tự như “a!”, “ô!”, biểu thị sự ngạc nhiên, đặc biệt đối với vẻ đẹp của sự vật. Hiểu theo cách khác thì aware bắt nguồn từ “A! Ware”, câu cảm thán được sử dụng từ trước thời kỳ Heian. Đầu thời kỳ Heian, câu này biến thành một danh từ để chỉ một kiểu cảm xúc nào đó phụ thuộc vào từng hoàn cảnh. Xét về mặt nghĩa, “aware là bi cảm, được sử dụng điển hình nhất là biểu thị một cảm giác dịu nhẹ, nhuốm nỗi buồn tiếc nuối trước cái đẹp ngắn ngủi, chóng tàn” (1). Ngoài ra, bao gồm cả sự cảm kích, niềm vui thích, sự khoái lạc, hân hoan, vui sướng và có thể thốt lên “sugoi!” - “tuyệt vời!”.

LÀNG CỔ DÂN GIAN HAHOE

Làng Hahoe là một phần quan trọng của văn hóa Hàn Quốc, nó được bảo tồn nguyên vẹn những nét kiến trúc của giai đoạn đầu triều đại Joseon, các truyền thống văn hóa dân gian, nhiều thư tịch cổ giá trị và còn là một làng tộc truyền thống. Nơi đây đã được UNESCO đưa vào danh sách di sản thế giới theo thể loại Làng lịch sử tại Hàn Quốc vào 31 - 7 - 2010.

SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI DÂN SỰ Ở CAMPUCHIA

Những thập niên gần đây, xã hội dân sự (XHDS) trên toàn cầu cũng như ở Campuchia có sự gia tăng đáng kể phạm vi và năng lực. Phần lớn sự đánh giá của XHDS bắt nguồn từ các tổ chức XHDS (CSO), có đóng góp quan trọng trong đời sống xã hội, kinh tế, dân chủ. Bài viết hệ thống lại nguồn cơ sở dữ liệu hiện có của Ủy ban Hợp tác Campuchia (CCC), cung cấp thông tin cơ bản về sự phát triển XHDS ở đất nước này.

BẢN SẮC VĂN HÓA, TIẾP CẬN TỪ TRƯNG BÀY BẢO TÀNG

“Việc đưa khái niệm bản sắc văn hóa vào các chính sách văn hóa toàn cầu đã được đặc biệt nhấn mạnh trong Hội nghị Quốc tế về lĩnh vực Chính sách văn hóa (1982), trong đó nêu rõ sự bình đẳng và chân giá trị của tất cả các nền văn hóa phải được ghi nhận, cũng như quyền lợi của mỗi cá nhân và cộng đồng trong quá trình khẳng định và gìn giữ bản sắc văn hóa phải được tất cả chúng ta cùng tôn trọng”(1). Bảo tàng, với chức năng là một thiết chế văn hóa - đóng vai trò gì đối với việc bảo tồn các giá trị văn hóa cũng như giới thiệu bản sắc văn hóa trong guồng quay toàn cầu hóa?

MÔ HÌNH KHÔNG GIAN HỌC TẬP CHUNG TẠI THƯ VIỆN ĐẠI HỌC ROGER WILLIAMS

Ngày nay, hoạt động thông tin thư viện ngày càng khẳng định tầm quan trọng trong sự phát triển chung. Việc đón đầu cũng như ứng dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật và công nghệ mới đã làm thay đổi hoạt động thư viện theo hướng tự động hóa. Điều này đã mang lại nhiều lợi ích cho người dùng tin và đem đến những cơ hội phát triển mới cho thư viện, đồng thời cũng đặt ra các thách thức trong việc xây dựng mô hình hoạt động hiện đại đáp ứng yêu cầu đổi mới. Chính trong bối cảnh đó, xây dựng và phát triển thư viện theo mô hình Không gian học tập chung đã trở thành xu thế phát triển của nhiều thư viện trên thế giới, đặc biệt là trong hệ thống thư viện trường học.