Thông tin tư liệu > Tư liệu nước ngoài
Nổi bật
Vài nét về chính sách phát triển văn hóa đại chúng của Indonesia
Hơn một thập kỷ sau khi người dân Indonesia quyết định theo đuổi một con đường mới với mục tiêu trở thành một quốc gia tiên tiến, thịnh vượng, tự chủ, dân chủ và công bằng. Từ năm 2014 đến nay, Chính phủ nước này đã có nhiều thay đổi và xác định văn hóa là động lực góp phần phát triển kinh tế và đặt trọng trách phát triển văn hóa trở thành công nghiệp mũi nhọn trong tương lai. Chính vì thế, Chính phủ Indonesia đã ban hành, điều chỉnh hàng loạt các chính sách văn hóa đại chúng thông qua các chương trình văn hóa, kế hoạch tổng thể quốc gia cũng như nhiều biện pháp thực hiện tập trung vào văn hóa đại chúng trong bối cảnh hiện nay.
Ngoại giao văn hóa của Thụy Điển và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Là một quốc gia có chỗ đứng nhất định trong lòng bạn bè quốc tế, Thụy Điển luôn đặt vấn đề ngoại giao văn hóa (NGVH) lên hàng đầu. Trong bối cảnh phát triển của khoa học công nghệ những thập kỷ gần đây, các công cụ kỹ thuật số đã góp phần chuyển đổi chất lượng hình thức, nội dung lĩnh vực NGVH và biến nó trở thành một lực lượng quan trọng trong việc định hình cũng như phát triển nền ngoại giao bằng con đường văn hóa sáng tạo, uyển chuyển. Bài viết nêu một số khái niệm chung và kinh nghiệm chiến lược NGVH của Thụy Điển, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam, nhằm thúc đẩy vai trò tích cực của NGVH đối với sự phát triển của đất nước.
Đa dạng văn hóa ở Đông Nam Á: cơ sở hình thành và biểu hiện
Khu vực Đông Nam Á ở thời điểm hiện tại đang là tâm điểm thu hút nhiều nhà nghiên cứu trên phạm vi toàn thế giới không chỉ bởi những chuyển biến năng động về kinh tế, mà còn có “lực hấp dẫn” từ các giá trị văn hóa - lịch sử. Khi đề cập đến văn hóa Đông Nam Á, người ta thường nghĩ ngay đến một khu vực thống nhất trong đa dạng hay tương đồng trong dị biệt. Đây chính là đặc trưng nổi bật tạo nên tính độc đáo của văn hóa khu vực này. sự đa dạng ấy là quá trình cộng sinh của các yếu tố thuộc về địa lý, lịch sử và được biểu hiện trên nhiều bình diện khác nhau, trong đó tôn giáo là một nhân tố quan trọng.
Trắc lượng thư mục thay đổi vai trò của thư viện đại học và nghề thư viện
Trắc lượng thư mục (bibliometrics - TLTM) có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định vai trò giá trị của hoạt động thông tin - thư viện đối với hoạt động nghiên cứu sáng tạo, trao đổi học thuật, đánh giá ảnh hưởng nghiên cứu trong trường đại học. Đây được coi là một lĩnh vực của khoa học thông tin và thư viện gắn liền với các nhiệm vụ và trách nhiệm của cán bộ thư viện đại học. Bài viết giới thiệu khái niệm TLTM, mối quan hệ giữa TLTM và lĩnh vực thông tin - thư viện, hoạt động TLTM trong các trường đại học; những nội dung liên quan đến TLTM đã thay đổi vai trò của thư viện đại học và nghề thư viện như thế nào trong bối cảnh của trao đổi học thuật và đánh giá khoa học trong trường đại học.
Kinh nghiệm của Nhật Bản về phát triển mô hình nghệ thuật trong giáo dục
Từ những năm 2000, Nhật Bản đã có những chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về vị trí và vai trò của văn hóa - nghệ thuật trong đời sống xã hội. Ngày càng có nhiều nỗ lực tìm kiếm và phát huy khả năng của nghệ thuật nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, tạo sức sống của cộng đồng địa phương và kết nối với các lĩnh vực như giáo dục, phúc lợi và phát triển đô thị. Hàng loạt chính sách được ban hành làm cơ sở pháp lý cho sự tham gia tích cực và liên kết các nguồn lực liên ngành từ trung ương đến địa phương với các cơ sở văn hóa - nghệ thuật và doanh nghiệp tư nhân trong phát triển nghệ thuật.
Nhà triển lãm Việt Nam tại Expo 2020 được bạn bè quốc tế đặc biệt quan tâm
Sau lễ khai mạc hoành tráng vào tối ngày 30-9, Triển lãm Thế giới EXPO 2020 Dubai đang diễn ra tại Các Tiểu Vương quốc Ả-rập thống nhất đã ngay lập tức trở thành một trong những tiêu điểm của thế giới.
Bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức về chính phủ điện tử từ kinh nghiệm của một số quốc gia
Việc xây dựng, vận hành Chính phủ điện tử (CPĐT) đặt ra yêu cầu cấp thiết về bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về CPĐT cho cán bộ, công chức. Mô hình CPĐT ở các quốc gia không hoàn toàn giống nhau nhưng có nền tảng căn bản giống nhau. Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước đã thành công trong xây dựng, vận hành CPĐT có thể giúp chúng ta thành công như họ hoặc hơn họ. Trong các quốc gia thành công trong lĩnh vực xây dựng CPĐT, phải kể đến Estonia, Belarus, Nga. Quá trình xây dựng CPĐT của họ cung cấp cho thế giới những bài học kinh nghiệm quan trọng.
Thi ca muôn đời là cốt tử
Năm nay, nước Pháp và những người yêu văn chương trên toàn thế giới, trong đó có nhiều thế hệ người sáng tác văn thơ và bạn đọc Việt Nam, cùng kỷ niệm 200 năm ngày sinh một “ông lớn” của văn hóa nhân loại: thi sĩ Pháp Charles Baudelaire (1821-1867), người đứng lại trong lịch sử văn chương thế giới như một tượng đài kỳ vĩ hàng đầu. Với Baudelaire, thi ca (cái đẹp lý tưởng) là giải pháp hữu hiệu tuyệt đỉnh để hóa giải cái xấu và tái lập thiên đường.