• Thế giới nghệ thuật > Trao đổi

Đọc sách: Ở trọ phố phường - Một góc nhìn về đời sống đô thị

Đời sống đô thị luôn phức tạp và chứa đầy bi kịch, đầy nghịch lý. Tập truyện ngắn Ở trọ phố phường (với 20 truyện ngắn) của tác giả Anh Thư là một tác phẩm dày dặn, tập trung, sâu sắc về đề tài này. Chị đã viết bằng trải nghiệm của chính mình với biết bao đớn đau, hạnh phúc và sự sẻ chia để có những trang văn sinh động, ấn tượng mang lại cho người đọc những cảm xúc sâu lắng.

Vở cải lương Huyền thoại gò Rồng ấp - Giàu tính hấp dẫn và mới lạ

Vở cải lương Huyền thoại gò Rồng ấp đã hấp dẫn được người xem bởi cách thể hiện khá mới lạ, giàu sáng tạo về sự ra đời còn nhiều bí ẩn của Lý Công Uẩn, vị Hoàng đế khai quốc của triều Lý, cũng là vị hoàng đế quyết đoán dời đô từ Hoa Lư ra Đại La- Thăng Long, mở ra một giai đoạn phát triển mới trong lịch sử Việt nam. Kịch bản văn học của PGS,TS Nguyễn Thế Kỷ cũng đã từng được đạo diễn TS, NSND Triệu Trung Kiên dàn dựng cho Sân khấu Lệ Ngọc, nay cũng chính anh dựng cho Đoàn Cải lương thể nghiệm của Nhà hát Cải lương Việt Nam.

Liên hoan Chèo toàn quốc - 2022: Thành công ở nhiều góc độ

Đến hẹn lại lên, cứ 3 năm một lần, các nghệ sĩ chuyên nghiệp làng chèo lại tụ hội, gặp nhau tại Liên hoan sân khấu chèo chuyên nghiệp toàn quốc. Đây là dịp những người làm nghề trổ hết tài năng, tâm huyết, trình diễn những tác phẩm sân khấu chèo chọn lọc, được chuẩn bị kỹ càng, dàn dựng công phu nhất để đem ra “trình làng”. Đây cũng là dịp những người làm chèo chuyên nghiệp học hỏi lẫn nhau, tạo nên một sức mạnh tập thể để gìn giữ, phát huy thế mạnh của nghệ thuật chèo. Liên hoan năm nay diễn ra từ ngày 12 - 28/10/2022 tại Nhà Văn hóa trung tâm tỉnh Hà Nam, có 16 đơn vị nghệ thuật chèo tham gia với 27 vở, thi diễn trong suốt 14 ngày đêm.

Nhận diện và phát huy giá trị Áo dài truyền thống trong bối cảnh hội nhập - Bài 3: Cần hoàn thiện thể chế cho trang phục Áo dài

Cho tới thời điểm hiện nay, chưa có văn bản nào chính thức công nhận Áo dài (nam và nữ) là trang phục đại diện cho dân tộc Việt Nam, có quy định kiểu dáng, quy định cách sử dụng. Giống như hoa sen (từng được đề xuất là quốc hoa) thì Áo dài (được nhiều ý kiến đề xuất là quốc phục) cũng đang vướng phải những vấn đề về pháp lý trong công tác quản lý. Hoàn thiện thể chế cho trang phục Áo dài là việc làm thiết thực bởi giải quyết hành lang pháp lý cho vấn đề quản lý và sử dụng biểu tượng văn hóa không chỉ tháo gỡ vấn đề bản quyền, chính danh của các biểu tượng mà còn là động lực trong việc giáo dục, quảng bá văn hóa Việt Nam.

Cụm tác phẩm - khái niệm sáng tạo mới

Khi các ngành nghệ thuật trong đó có điện ảnh được định hướng, phát triển thành các ngành công nghiệp văn hóa thì khái niệm đề tài, cụm đề tài hay nhân vật, cụm nhân vật ngày càng được chú trọng khi nó góp phần lập nên thương hiệu, sự nhận diện cho một dòng phim, một sản phẩm với sức lan tỏa lớn.

Phim chính luận hình sự, điều tra - Làm sao để hấp dẫn?

Đạo diễn - NSƯT Mai Hiền được biết đến qua những bộ phim về đề tài hình sự - chính luận đầy kịch tính như Người phán xử, Sinh tử, Hồ sơ cá sấu… Sau thành công của Hồ sơ cá sấu với 4 giải thưởng tại giải Cánh Diều 2020, trong đó có Cánh diều Vàng cho đạo diễn phim truyền hình xuất sắc nhất, anh vừa trở lại với đề tài chính luận - điều tra vốn là sở trường của mình trong bộ phim truyền hình Hành trình công lý. Xưa nay phim chính luận vẫn mang tiếng khó và khô khan, phim chính luận hình sự, điều tra còn khó và khô hơn nhưng cũng ẩn chứa nhiều thú vị khiến đạo diễn Nguyễn Mai Hiền luôn muốn khám phá.

Người đặt nền móng

Khi thị trường phim Việt phát triển, vấn đề khiến nhiều hãng sản xuất, các êkip làm phim lo lắng là đầu vào, chất lượng kịch bản. Nhằm tăng cường, phát triển đội ngũ biên kịch, một số công ty trong và ngoài nước đã bắt tay tổ chức các cuộc thi tìm kiếm tài năng biên kịch. Dù có nhiều bạn trẻ tham gia vào công việc này nhưng để có một đội ngũ vững vàng, chắc tay, tài năng để cung cấp nguồn kịch bản chất lượng cho phim Việt cũng không phải chuyện một sớm, một chiều.

Hội nghị Hội thảo triển khai Luật Điện ảnh - Nhiều vấn đề nóng được quan tâm

Sau khi nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các đại biểu phía Nam, ngày 26/9/2022, tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia (Hà Nội), Bộ VHTTDL tiếp tục tổ chức Hội nghị - Hội thảo triển khai Luật Điện ảnh, đóng góp ý kiến xây dựng dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện ảnh và dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2021/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo, khu vực phía Bắc. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông điều hành Hội nghị.

Biên kịch, đạo diễn Đặng Linh: "Phim Hai bàn tay khai thác những ký ức tuyệt hay về Nguyễn Sáng"

Bộ phim Hai bàn tay kể về cuộc đời, sáng tác của họa sĩ Nguyễn Sáng do Đặng Linh (Đặng Thị Linh) biên kịch và đạo diễn đã được trao giải Cánh diều Vàng trong giải Cánh diều lần thứ 19 năm 2021 của Hội Điện ảnh Việt Nam. Đó là một bộ phim độc đáo đã khơi mở một đề tài hấp dẫn và để lại nhiều suy nghiệm cho người xem.

Nghệ sĩ châu Á - đâu là rào cản phát triển?

Nhiều nghệ sĩ châu Á tuy rất nổi danh tại thị trường nội địa và trong khu vực nhưng hầu hết trong số họ lại chỉ là những tên tuổi vô danh trong thị trường điện ảnh quốc tế. Liệu có hay không tình trạng phân biệt đối xử giữa những ngôi sao Hollywood và các nghệ sĩ đến từ những châu lục khác?

Tiếp cận thực tế và đi thực tế trong sáng tác kịch bản sân khấu

Tiếp cận thực tế để sáng tác là điều kiện cần cho việc sáng tạo của bất kỳ bộ môn văn học nghệ thuật nào. Chính vì thế, tổ chức đi thực tế một trong những cách để tạo điều kiện cho các văn nghệ sĩ- trong đó có các nhà biên kịch - có vốn sống, tích lũy kinh nghiệm để có những tác phẩm mới. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của nhiều tác giả, đây là điều kiện cần, nhưng chưa đủ.

Những góc nhìn chuyển thể

Từ cái nền vững chắc của tác phẩm văn chương đã cho ra đời nhiều bộ phim có sức sống vượt thời gian. Ngược lại, ngôn ngữ điện ảnh cũng đã góp phần tôn vinh văn học, giúp cho tác phẩm lan tỏa bằng một hình thức mới. Bởi sự “so le” nhất định giữa hai thực thể riêng biệt này mà những cuộc tranh luận nảy lửa về tính tương đồng và dị biệt của hai lĩnh vực điện ảnh và văn chương giữa những người làm nghệ thuật dường như không có hồi kết. Ở mỗi góc độ, họ có cái nhìn khác nhau về công việc chuyển thể. Tuy nhiên, họ cũng tìm thấy ở nhau những điểm thống nhất cơ bản.