Thế giới loài vật trong sáng tác dành cho thiếu nhi của nhà văn Vũ Hùng

Văn học thiếu nhi có ý nghĩa đặc biệt đối với đời sống văn hóa tinh thần của trẻ thơ. Tuy nhiên, có một nghịch lý là dường như xã hội càng hiện đại, giới sáng tác càng ít mặn mà với mảng văn học dành cho thiếu nhi. Đây vẫn là một mảnh đất hoang đầy tiềm năng cần khai phá. Tác giả Vũ Hùng với những tác phẩm văn học thiếu nhi nổi danh từ những năm 60 của TK XX đã, đang hấp dẫn được thế hệ trẻ thơ bằng những hình ảnh về thế giới thiên nhiên vừa kỳ ảo, vừa chân thực, một khoảng trời lung linh, rực rỡ sắc màu với cuộc sống sôi động, náo nhiệt của thiên nhiên, muôn thú. Trong bối cảnh văn học hiện nay, những trang văn của tác giả Vũ Hùng dành cho thiếu nhi thật đáng trân trọng. Nó được coi như những món quà diệu kỳ của cuộc sống.

Ngành tự sự học coi cốt truyện là một trong những yếu tố cơ bản để tìm ra cấu trúc tác phẩm văn xuôi, là mắt xích cơ bản, tất yếu, kết cấu nên tác phẩm tự sự. Có thể ví cốt truyện cũng như một hạt giống, khi gieo xuống đất, nhờ tác động của nước, độ ẩm, không khí và môi trường, hạt giống nảy mầm, phát triển thành cây.

M.Gorki định nghĩa: “Cốt truyện là lịch sử phát triển và tổ chức của tính cách này hay tính cách khác”. Như vậy, cốt truyện phải lấy tính cách nhân vật để xây dựng. Tác giả không nên lấy sự hấp dẫn của sự kiện để thay thế vai trò của tính cách nhân vật trong việc xây dựng cốt truyện.

Bàn về cốt truyện, mỗi nhà nghiên cứu đều đưa ra những định nghĩa khác nhau, nhưng cùng chung một điểm cho rằng: hệ thống sự kiện là nòng cốt của cốt truyện. Sự kiện trong cốt truyện không những phản ánh những xung đột của đời sống xã hội, mà còn có chức năng kết cấu nên tác phẩm. Quá trình xây dựng cốt truyện là quá trình xây dựng hệ thống nhân vật và hệ thống sự kiện trong một chỉnh thể thống nhất. Sự kiện trong cốt truyện phải tương xứng với nhân vật, là điều kiện quan trọng để nhân vật bộc lộ, phát triển tính cách.

Nhìn nhận lịch sử văn học nghệ thuật nói chung và tác phẩm văn xuôi nói riêng, chúng ta nhận thấy mối quan hệ giữa cốt truyện và nhân vật trải qua những chặng đường cơ bản. Ở chặng đường thứ nhất, cốt truyện quy định tính cách và tính cách được sử dụng để phục vụ cho việc triển khai sự kiện, biến cố của tác phẩm. Trong các truyện kể dân gian, tính cách nhân vật được hình thành như những gì đã có sẵn, và cốt truyện chỉ là hệ thống những sự kiện, biến cố để diễn dịch những tính cách ấy.

Phương thức tổ chức hệ thống sự kiện, biến cố bằng một khung cốt truyện đã định sẵn như ở thời kỳ đầu dễ làm cho cốt truyện mang tính công thức, chịu sự quy định của nhiều yếu tố ngẫu nhiên, tình cờ. Nhưng không vì thế mà chúng ta hạ thấp chất lượng nghệ thuật của thời kỳ đầu bởi đó là sản phẩm của thời kỳ lịch sử, biểu hiện nhu cầu thẩm mỹ, lý tưởng sống của một thời đại nhất định.

Ở chặng đường thứ hai, vai trò của cốt truyện và tính cách hoàn toàn thay đổi. Cốt truyện vẫn giữ vai trò quan trọng, nhưng nó không mang yếu tố quyết định tính cách, mà chỉ mang yếu tố lý giải tính cách. Nói như thế, không có nghĩa xem thường vai trò của cốt truyện, mà cần nhìn nhận rằng, đó là giai đoạn phát triển của cốt truyện. Truyện ngắn và tiểu thuyết là hai thể loại tiêu biểu nhất của dòng tự sự, và cốt truyện là yếu tố cơ bản của cấu trúc tác phẩm. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc điểm thể loại, cốt truyện trong truyện ngắn và tiểu thuyết đều có những đặc trưng riêng. Truyện ngắn là thể loại tự sự cỡ nhỏ, dung lượng không lớn như tiểu thuyết. Vì vậy, cốt truyện trong truyện ngắn phải hết sức chặt chẽ, bảo đảm tính thống nhất cao. Cốt truyện trong truyện ngắn chỉ là lát cắt trong đời sống xã hội, chỉ xoay quanh một tình huống chủ chốt nào đó. Nếu nhà văn đặt quá nhiều vấn đề, câu chuyện sẽ bị loãng. Do đặc trưng truyện ngắn có dung lượng ngắn, muốn tạo được dấu ấn trong lòng độc giả, thì cốt truyện phải cô đọng, độc đáo.

Đồng hành cùng với truyện ngắn trong dòng văn xuôi, tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ lớn và không bị gíới hạn về độ dài văn bản. Cốt truyện trong tiểu thuyết không chỉ phản ánh sự kiện, thân phận của một vài nhân vật, mà còn tái hiện số phận, biến cố của cả một cộng đồng, một dân tộc và thời đại lịch sử. Tiểu thuyết phản ánh hiện thực một cách bao quát, sinh động trên cả bề rộng lẫn chiều sâu. Nghiên cứu cốt truyện trong tiểu thuyết sẽ góp phần lý giải được sự biến đổi, phát triển của thể loại văn xuôi tự sự.

Tiểu thuyết ở Việt Nam xuất hiện từ TK X-XII. Thời kỳ đầu chỉ là những truyện văn xuôi, truyền thuyết dân gian, và phải sang giai đoạn văn học đầu TK XX, ở Việt Nam mới có tiểu thuyết hiện đại. Tiểu thuyết Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn học phương Đông truyền thống và phương Tây. Sự giao thoa đó không chỉ là yếu tố tất yếu, mà còn tạo nên những nét riêng của nền văn học Việt Nam. Cốt truyện trong tiểu thuyết hiện đại bỏ qua kiểu kết cấu chương hồi, lấy thời gian làm thứ tự để xây dựng tình tiết và thời gian của sự kiện được đảo lộn. Độc giả có thể biết kết quả từ đầu truyện, từ đó, trong quá trình đọc, độc giả luôn tò mò suy ngẫm và không còn chú ý đến trình tự thời gian nữa.

Tiểu thuyết Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám như: Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan…, cốt truyện được xây dựng theo một chuỗi biến cố nhất định, xoay quanh số phận lịch sử của một nhân vật và kết cấu theo lối đơn tuyến. Từ đó đến nay, cách kết cấu và xây dựng cốt truyện được mở rộng với nhiều tuyến nhân vật, ở nhiều bình diện khác nhau. Tiểu thuyết Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi, những tuyến nhân vật được đan chéo vào nhau. Mỗi sự kiện trong cốt truyện đều được thông qua nhân vật để phản ánh đời sống xã hội đương thời.

Bản chất của tiểu thuyết không phải là thể loại ghi chép tường thuật, mà lấy chất liệu từ đời sống để sáng tạo nên một hiện thực mới thông qua hư cấu nghệ thuật. Cốt truyện của tiểu thuyết không chỉ đề cập đến một con người, mà còn đề cập đến nhiều dạng người và nhiều cảnh ngộ khác nhau. Tất cả những sự kiện, những con người đó phải được tổ chức, sắp xếp trong một chỉnh thể thống nhất của cốt truyện. Hiện thực của đời sống đã cung cấp khá phong phú chất liệu, nhưng không cung cấp nguyên mẫu cho một cốt truyện hoàn chỉnh của cuốn tiểu thuyết.

Cùng với các yếu tố khác trong tác phẩm văn học (ngôn ngữ, nhân vật, kết cấu…), cốt truyện trong tiểu thuyết và truyện ngắn đã trải qua những chặng đường lịch sử phát triển khác nhau. Nếu không nghiên cứu nguồn gốc của cốt truyện thì sẽ không lý giải được những vấn đề đang đặt ra về việc xây dựng cốt truyện trong các tác phẩm tự sự.

Song song với các loại hình nghệ thuật, kịch cũng là một thể loại văn học có những đặc trưng riêng trong cấu trúc cốt truyện và trong phương thức biểu hiện. Cốt truyện kịch là cái gốc để tạo nên thành công của vở diễn. Đặc trưng của kịch, không thể thoát ly bởi cái không gian nhỏ hẹp của sân khấu và sự giới hạn thời gian, không gian hoạt động của nhân vật. Vì thế, cốt truyện kịch phải mang tính chất khái quát cao, với hệ thống sự kiện và hệ thống nhân vật tương xứng.

Cốt truyện kịch diễn ra bằng ngôn ngữ đối thoại, nếu có độc thoại cũng là nhân vật đối thoại với chính mình. Cũng do giới hạn của vở diễn nên cốt truyện kịch phải dồn nén, tập trung hơn. Một vở diễn trở nên hấp dẫn đối với người xem, nếu cốt truyện kịch phải toát lên “tiếng nói” của số phận con người.

Cốt truyện Quan Âm Thị Kính là một trong những tác phẩm thành công trong việc xây dựng tình huống truyện. Hành động Thị Kính cầm dao cắt râu cho chồng là Sùng Thiện Sĩ và bị vu oan mưu sát chồng. Tình huồng này là sự kiện thắt nút mở màn cho cuộc đời đầy nỗi oan ức của Thị Kính. Từ đó, Thị Kính bị đuổi ra khỏi nhà, bèn giả làm trai để đến tu ở chùa.

Tìm hiểu về nghệ thuật viết kịch, cần phải nghiên cứu kỹ những vấn đề lý luận về xây dựng cốt truyện kịch. Đối với tiểu thuyết, tác giả có thể đứng ngoài để miêu tả nhân vật, sự kiện và kéo dài hàng chương, còn vở kịch thì không thể như vậy. Cốt truyện kịch phải tập trung vào những tình huống tạo nên những xung đột xã hội, buộc nhân vật phải hành động bộc lộ tính cách. Điều làm nên sự hấp dẫn khi xem xong một vở kich, đó là khán giả như cảm thấy mình vừa đọc xong một cuốn tiểu thuyết.

Nếu nói thể loại trữ tình phản ánh nỗi niềm cái tôi của tác giả; tự sự mô tả hiện thực khách quan của cuộc sống; kịch phát hiện những mâu thuẫn xung đột của sự vật và thân phận con người thì điện ảnh là sự giao duyên giữa ba thể loai: trữ tình, tự sự và kịch. Câu chuyện kịch được thể hiện thông qua những biến cố và lời đối thoại của nhân vật; tính tự sự trong kịch được thể hiện trong câu chuyện ấy, tính trữ tình nằm trong lời đối thoại. Đặc biệt, điện ảnh đã thống nhất được trong nó cách kể chuyện của văn học, tính biểu trưng của sân khấu và không gian tạo hình ba chiều của hội họa.

Phương thức truyền đạt của điện ảnh là truyện kể, như một bức thư, một thông điệp chắt lọc từ cuộc sống gửi đến khán giả. Mỗi hình ảnh trên phim là một bức tranh sống động của thế giới hiện thực được khái quát hóa từ những con người, những nhân vật cụ thể. Mặt khác, hình ảnh trên phim còn mang ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng được ghi lại từ chiếc máy quay, thông qua nghệ thuật chiếu sáng, âm thanh, dựng phim (montage)… để tạo thành một câu chuyện có đầu, có cuối.

Trong tất cả các loại hình nghệ thuật, điện ảnh gần gũi với cuộc sống hơn cả. Tuy nhiên, sự gần gũi đó không có nghĩ là sao chép y hệt cuộc sống. Xét cho cùng, văn học nghệ thuật vốn là sự khái quát hóa cuộc sống, phản ảnh những sự kiện, thân phận của con người và thông qua đó bộc lộ cái thực chất được mô tả.

Cũng như một tác phẩm văn học, một bộ phim không thể tồn tại theo thời gian nếu như nó phản ánh cuộc sống một cách hời hợt, sáo rỗng. Sức hấp dẫn của một tác phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tùy thuộc vào hình thức, nội dung thể hiện, nhưng một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng để tạo nên thành công của bộ phim - đó là cốt truyện.        

Việc xây dựng cốt truyện phải căn cứ vào đặc trưng của loại hình nghệ thuật. Cốt truyện phim phải gợi mở hình ảnh, được hợp thành bởi những trường đoạn, phần cuối của trường đoạn này là lực đẩy để phát triển trường đoạn sau. Mỗi trường đoạn phim như những mẩu truyện ngắn có kết cấu tương đối hoàn chỉnh, có hạt nhân kịch tính riêng nhưng lại liên kết chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể thống nhất.

Khái niệm về cốt truyện phim cũng gần gũi với khái niệm cốt truyện trong tác phẩm văn học. Cốt truyện là hình thức sáng tạo nghệ thuật dưới dạng sắp đặt, bố trí những sự kiện trong một mối liên hệ nhân quả. Từ đó, các nhân vật bộc lộ tính cách và tạo ra những tình thế mới.         

Điện ảnh ra đời đánh dấu sự khởi nguồn của bộ phim ngắn đầu tiên xây dựng theo cốt truyện. Người tưới vườn bị tưới (1895) của Lumiere miêu tả người đàn ông đang tưới vườn, thì có một em bé đi đến giẫm chân lên ống nước và làm vòi nước ngừng chảy. Người đàn ông sững sờ, ngó nghiêng và phát hiện ra em bé là thủ phạm nghịch ngợm. Ông ta bực tức đuổi theo và em bé chạy trốn. Với một tình huống hài kịch, bộ phim ngắn này có độ dài chừng một phút, câu chuyện diễn ra đơn giản nhưng đã chứa đựng tính chất của cốt truyện, đó là cơ sở để loại hình phim truyện điện ảnh ra đời.

Từ những phân tích trên cho thấy, cốt truyện phim được bắt đầu không phải từ tư tưởng, hay từ những khái niệm, mà nó bắt đầu từ những hành vi và sự kiện được thể hiện bằng hành động của nhân vật trong mối quan hệ nhân quả. Do vậy, trong quá trình xây dựng cốt truyện, tác giả cần phải xác định những cột mốc sự kiện nổi bật để nhân vật hành động bộc lộ tính cách và làm cốt truyện phát triển có hiệu quả

Thông thường, một tác phẩm phim truyện ra đời đều dựa theo cốt truyện, và mỗi loại hình nghệ thuật đều có lối kết cấu cốt truyện riêng. Ở tiểu thuyết kết cấu theo chương, sân khấu kết cấu theo hồi, điện ảnh kết cấu theo trường đoạn. Các trường đoạn trong cốt truyện phim là “cái móc” đính vào đường dây xuyên suốt của câu chuyện và mỗi một trường đoạn là một đơn vị chứa đựng trọn vẹn hành động kịch tính ở trong nó. Cấu trúc theo hồi cũng được áp dụng trong những bộ phim kinh điển của điện ảnh Hollywood và trong mỗi hồi có thể chia nhỏ ra thành trường đoạn.

Cốt truyện phim phải mang yếu tố kịch tính và tình huống kịch giữ vai trò hạt nhân của cốt truyện, nó chính là hoàn cảnh riêng tạo nên sự kiện, khiến nhân vật phải hành động. Nói một cách khái quát, tình huống kịch bao giờ cũng hàm chứa hai yếu tố: sự kiện và hoàn cảnh xảy ra sự kiện, bắt buộc nhân vật phải đối phó, giải quyết.

Mối quan hệ giữa tình huống, hoàn cảnh và sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng cốt truyện. Nếu chọn được tình huống phù hợp với sự kiện, hoàn cảnh sẽ giúp cho nhân vật tích cực hành động theo những quy định của tính cách, qua đó bộc lộ rõ bản chất của mình.

Trong phim Bao giờ cho đến tháng mười (đạo diễn Đặng Nhật Minh), hành động chị Duyên giấu cái chết của chồng hy sinh ở chiến trường trong tình huống: bố chồng già yếu và đứa con chị còn bé. Chị Duyên đã âm thầm chịu đựng, chôn chặt nỗi đau mất mát và nhờ thầy giáo Khang biên thư thay chồng về động viên bố chồng cùng gia đình, nhưng bị mọi người hiểu lầm, dị nghị về mối quan hệ của chị Duyên với thầy giáo Khang.

Do không bị hạn chế về không gian và thời gian, tiểu thuyết có thể phản ánh cuộc sống tỉ mỉ, sâu rộng. Nhưng ở điện ảnh, không thể muốn mở rộng bao nhiêu cũng được, bởi điện ảnh có những đặc thù riêng. Một bộ phim chỉ chiếm một thời lượng nhất định và trong một phạm vi hết sức hữu hạn. Nhìn chung, người ta có thể xây dựng cốt truyện phim theo nhiều hướng khác nhau. Cốt truyện phim có thể căn cứ vào thời gian trình chiếu để mở rộng thời gian của câu chuyện như: nhấn mạnh một vài sự kiện và một vài nhân vật. Mặt khác, cũng có thể dồn nén câu chuyện bằng nhiều biến cố và nhiều tuyến nhân vật khác nhau.

So sánh cách tiếp cận giữa tác phẩm văn học và tác phẩm điện ảnh cũng có nhiều điểm khác nhau. Thưởng thức một tác phẩm văn hoc, độc giả thưởng thức theo phương thức cá nhân, thậm chí không liền mạch, có thể đọc kỹ những phần mình thích, bỏ qua những phần mình không thích và phần nào chưa hiểu thì dừng lại tra cứu. Nhưng khi thưởng thức một bộ phim truyện điện ảnh, trình chiếu liên tục trong một thời gian nhất định, người xem không có thời gian dừng lại suy ngẫm. Vì vậy, cốt truyện phim phải tập trung rõ nét, đặt nhân vật vào tình huống truyện và tạo được những bước ngoặt trong cuộc đời nhân vật.

Cốt truyện là chất liệu, là mắt xích quan trọng tạo nên kết cấu tác phẩm tự sự (văn xuôi, kịch, điện ảnh) và việc xây dựng cốt truyện trong mỗi loại hình nghệ thuật đều có những đặc trưng riêng. Ngày nay, trong văn học nghệ thuật, cách nhìn nhận về vai trò của cốt truyện cũng có thay đổi, nhưng cốt truyện vẫn giữ vị trí hàng đầu, góp phần tạo nên sự thành công của tác phẩm văn học nghệ thuật. Tuy nhiên, cốt truyện phim và cốt truyện trong tiểu thuyết, truyện ngắn và kịch có những đặc trưng, yêu cầu khác nhau. Bởi vậy, khi chuyển thể một tác phẩm văn học, kịch sang điện ảnh, các nhà làm phim không thể sao chép nguyên xi như bản gốc, mà phải có những cải biên cho phù hợp với ngôn ngữ và đặc trưng của điện ảnh. Việc xây dựng cốt truyện phải đặt tính cách nhân vật vào vị trí trung tâm của nghệ thuật và sự kiện đóng vai trò quan trọng trong việc bộc lộ tính cách nhân vật. Cần tránh khuynh hướng chạy theo sự hấp dẫn của sự kiện bề ngoài, mà quên đi vai trò của tính cách. Thực tế cho thấy những tác phẩm nghệ thuật thành công, sự kiện và tính cách trong cốt truyện luôn được hòa quyện, tác động qua lại lẫn nhau

L.D.H

Mỗi trang văn của tác giả Vũ Hùng là một bài học quý giá để khơi gợi, phát huy những giá trị tốt đẹp trong tâm hồn trẻ thơ. Từ 1960 đến 1989, ông in 40 đầu sách tại nhiều nhà xuất bản trong nước. Nhiều tác phẩm của ông được dịch ra tiếng Pháp, Anh, Nga, Trung Quốc… Những cuốn Mùa săn trên núi, Sao Sao, Sống giữa bầy voi từng đoạt giải văn học thiếu nhi. Ngoài ra còn có nhiều tác phẩm được coi là kinh điển của văn học thiếu nhi Việt Nam như: Giữ lấy bầu mật, Con culi của tôi, Người quản tượng và con voi chiến sĩ, Các bạn của Đam Đam, Chú ngựa đồng cỏ, Những kẻ lưu lạc, Con voi xa đàn, Vườn chim, Phượng hoàng đất, Biển bạc... Bộ 18 tác phẩm văn học thiếu nhi của tác giả Vũ Hùng được vinh danh bởi giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2017.

Cuộc sống, bản năng sinh tồn của loài vật được hiện lên rất cụ thể qua các tác phẩm của nhà văn Vũ Hùng. Hình ảnh của chú ngựa Antai trong Chú ngựa đồng cỏ đang ở vùng thảo nguyên Mông Cổ là một ví dụ. Đó là một chú ngựa sinh ra trên một đồng cỏ thuộc miền Nam nước Mông Cổ, kéo dài từ chân núi Antai, cửa ngõ của sa mạc Gôbi. Đây là vùng thiên nhiên khắc nghiệt của thế giới. Mùa hè nóng bức, gió bụi, cây cối khô cằn; mùa đông lạnh lẽo, ảm đạm, bị tuyết phủ kín; mùa thu đẹp đẽ, trong sáng nhưng ngắn ngủi; mùa xuân gió lốc, tuyết tan, bão tuyết, lụt lội nặng nề. Thiên nhiên khắc nghiệt như vậy nhưng vẫn là nơi nuôi sống Antai cùng bầy đàn của mình. “Loài ngựa của tôi khảnh ăn, nhặt từng nhánh cỏ non, đi lướt ở phía trước. Theo sau chúng tôi là những bầy dê: họ vốn nhanh nhẹn, thiên nhiên cũng đã phú cho họ những cẳng chân nhẹ tênh, chẳng khác gì loài ngựa. Tiếp sau đó đến các bác bò yak lực lưỡng, mang bộ lông rậm rịt, lòa xòa. Cuối cùng là những đàn lạc đà và những đàn cừu chậm chạp” (1). Chỉ bằng một đoạn văn ngắn, độc giả đã hiểu được cách thức kiếm ăn của một cộng đồng loài vật: ngựa, bò yak, lạc đà, dê, cừu... trên một vùng thảo nguyên rộng lớn. Chúng chia sẻ với nhau chút thức ăn ít ỏi trên thảo nguyên với đặc tính riêng của từng loài.

Xung quanh chú ngựa Antai không chỉ có bầy đàn của nó mà còn có rất nhiều loài động vật khác. Độc giả có thể hình dung ra hình ảnh, cuộc sống của từng loài: “Các bác bò yak với những tấm áo lòa xòa màu đen hoặc nâu sẫm, đàn lạc đà đứng cao lêu nghêu với những chiếc bướu to phồng trên lưng, dê và cừu chen chúc ở phía dưới” (2). Những chú ngựa non được sinh ra bị ẩm ướt, rét mướt làm cho yếu đuối. Khi có bão tuyết nổi lên trên thảo nguyên, các loài động vật cùng quy lại để cùng giúp nhau tồn tại. “Tất cả không giữ riêng bầy như mọi khi mà chen chúc lẫn lộn làm thành một khối đông cho ấm... Tất cả đều nằm xuống để tránh gió” (3).

Trong truyện Bí ẩn của rừng già, người đọc yêu hơn loài hươu, nai khi biết thêm về cuộc sống của chúng. Hươu, nai vốn là những con vật hiền lành, can đảm. Chúng làm tổ, ẩn náu trong những bờ lau, bản năng sinh tồn đã khiến chúng chọn bờ lau là nơi để tránh kẻ thù. Chúng cũng thường sống ở gần vùng đầm lầy với đặc tính bơi lội giỏi, không ngần ngại đánh bại lũ chó săn. Khi chú nai con ra đời được chừng mười tháng, cặp gạc đầu tiên bắt đầu mọc: “Mầm non của cặp gạc gây cho chú nai biết bao đau đớn. Nó ốm khặc khừ. Nó tìm vào một nơi tĩnh vắng, nằm phục trên một nệm lá, chờ cho cặp gạc trồi ra” (4). Nhờ đôi gạc, chúng có khả năng tự bảo vệ mình khỏi thú dữ, đồng thời kiếm ăn một cách dễ dàng. Một loại khác trong bầy hươu, nai là bọn cà tong, những con vật thanh mảnh, có bốn cẳng chân nhẹ tênh: “Khi mới ra đời, chúng mặc một bộ áo vàng chi chít những đồng tiền trắng. Năm tháng qua đi, những dấu trắng ấy bay dần như sao đêm rời khỏi bầu trời buổi sớm và khi chúng bay hết thì con thú bước vào tuổi trưởng thành” (5). Sự miêu tả những đớn đau để có cặp nhung, sự chuyển màu lông của hươu, nai theo từng giai đoạn trưởng thành của tác giả Vũ Hùng đã cho người đọc những kiến thức khoa học hấp dẫn.

Ba yếu tố tạo nên sức mạnh trong rừng là sức khỏe, tinh thần họp bầy, tinh thần cảnh giác. Trâu rừng là những con thú hội tụ đủ ba yếu tố đó. Trâu rừng sinh sống ở những đồng cỏ dưới núi. Chúng có tinh thần đoàn kết cao độ. Khi ngủ, chúng phân chia nhau canh gác nghiêm ngặt. Những con trâu mộng đầu đàn gánh vác nhiệm vụ to lớn là bảo vệ đàn khỏi thú dữ ăn thịt. Nó có tinh thần quả cảm cao, sẽ không bao giờ bỏ chạy hay bỏ cuộc: “Con trâu mộng đầu đàn sẽ đối địch với hổ trong lúc đàn trâu đứng cả dậy và con trâu mộng thứ hai đã nghênh sừng lên sẵn sàng. Không bao giờ con đầu đàn bỏ chạy. Nó chiến đấu tới chết và khi nó gục xuống thì ngay lập tức con trâu mộng thứ hai sẽ xông vào thay thế” (6).

Sự cạnh tranh sinh tồn là một đặc tính của rừng xanh nhưng bên cạnh đó còn có những khía cạnh, đặc tính khác đã được nhà văn Vũ Hùng nhìn nhận theo góc độ văn chương khi nghiên cứu về loài vật. Theo ông, luật rừng trước hết là sự khôn ngoan, nhằm mục đích duy trì sự tồn tại của chính mình cùng dòng giống. Ngay cả những con hổ, chúa tể rừng xanh, cũng rất khôn ngoan khi tránh sự đối đầu không cần thiết: “Nó không bao giờ ỷ vào sức mạnh để cho phép mình làm những việc mù quáng, nó lảng tránh bầy voi, lảng tránh những con báo, lảng tránh cả con người và chỉ nhận sự đối đầu trong trường hợp bắt buộc” (7). Sự khôn ngoan giúp các loài động vật tránh được những tổn thất đáng kể. Nếu sự gây gổ là vô ích, chúng sẽ luôn tránh xa để bảo toàn tính mạng, bảo vệ bầy đàn. Rơi vào trường hợp bắt buộc, chúng mới đối đầu. Qua đó, có thể thấy, thế giới loài vật là sự khôn ngoan đến triệt để để duy trì sự tồn tại. Các con vật không hề muốn đối đầu, cạnh tranh dù là trong hay ngoài bầy. Chúng không bao giờ gây gổ vô ích mà luôn tìm đường lảng tránh. Ngay trong bầy, dù có sự tranh giành nhưng cũng chỉ là tranh giành con cái. Chúng hiểu rằng, đánh nhau trong cùng bầy sẽ là mối nguy hại đe dọa sự tồn tại của cả bầy. Chúng cũng hiểu rõ rằng sự tồn tại của mỗi cá thể trong bầy là tổng thể cho bầy đàn phát triển, sinh tồn. Tiêu diệt cá thể bầy là một việc làm không thể chấp nhận được. Đó là sự đoàn kết, gắn bó mà xã hội loài người phải nhìn lại mình.

Cuộc sống rừng xanh còn là sự cố gắng thích nghi với hoàn cảnh sống. Hoàn cảnh sống tác động trực tiếp đến lối sống, thói quen của loài vật nhưng bằng sự khôn ngoan, chúng biết khi nào nên thay đổi và thích nghi. “Từ trước thập niên của TK XX, một thợ săn già từng nói lại, các bầy voi trên Trường Sơn vẫn có thói quen giống trâu bò rừng khi ngủ đêm. Chúng hợp thành vòng tròn, bên trong là voi con, voi mẹ và voi già yếu, bên ngoài là voi đực. Hồi đó voi cũng bị săn lùng, đôi ngà của chúng đối với thợ săn là cả một tài sản, nhưng bằng ngọn lao và chiếc nỏ, thợ săn không tiêu diệt được bao nhiêu. Từ khi trong rừng xuất hiện những người đi săn mang cây súng khác, họ có thể dễ dàng giết chết một con voi ở khoảng cách rất xa, xa gấp bốn năm tầm tên của người thợ săn bản địa. Lũ voi đực càng bị săn lùng ráo riết và chẳng bao lâu sau mỗi bầy voi chỉ còn vài ba con đực. Các bầy bắt buộc phải thay đổi tập tính dể bảo tồn dòng giống. Ngày nay những người đi rừng đều nhận thấy thói quen cũ của các bầy voi đã biến đổi. Ban đêm chúng vẫn họp thành vòng tròn nhưng ở bên trong đáng lẽ là lũ voi con và voi mẹ thì bây giờ là những con voi đực cuối cùng của bầy. Khi gặp nguy lũ voi cái sẽ xông ra chặn đường cho chúng chạy trốn. Bây giờ muốn săn voi đực phải đi vào giữa bầy voi. Đều đó không người thợ săn đơn độc nào dám làm và cũng không người thợ săn nào làm nổi” (8). Có thể thấy, tùy vào điều kiện, hoàn cảnh sống ở những giai đoạn khác nhau, loài vật sử dụng sự khôn ngoan của mình để thay đổi tập tính, thích ứng với mục đích cuối cùng là sự bảo tồn giống loài, một yêu cầu cao nhất trong quần thể loài vật.

Thế giới loài vật chia thành hai cấp: loài yếu, loài mạnh. Nhưng luật rừng không chỉ là sự hỗn độn, tàn sát lẫn nhau. Mà còn là sự giúp đỡ, tương trợ nhau cùng sinh tồn. Những con vật yếu thế, thiếu phương tiện tự vệ không bao giờ sống đơn độc. Chúng sẽ họp lại thành từng bầy, bầy đàn sẽ giúp chúng sống an toàn hơn. Một con nai sẽ sống mạnh mẽ, lợi thế hơn trong một bầy nai. Chúng sẽ nương tựa vào nhau để phát hiện, trốn chạy kẻ thù. “Con nai non lạc bầy khi đêm xuống có thể dễ dàng tìm nơi ẩn náu an toàn trong một bầy trâu hoặc bò rừng... Cheo cheo là con vật yếu ớt, không có vũ khí để phòng thân. Nó rất nhiều kẻ thù, gồm: chồn ma, sói, mèo rừng, hổ, báo... Gặp kẻ thù nó run lên, chân khuỵu xuống. Nó chỉ biết nằm run rẩy chờ chết. Vậy mà loài cheo cheo không bị tiêu diệt. Ta đã biết, nó có những kẻ bảo trợ đắc lực là bọn bò tót” (9). Hay như trâu rừng, chúng là những con thú khỏe mạnh lại có tinh thần họp bầy, tinh thần cảnh giác cao. Bầy đàn của chúng cũng được kiêng dè, lảng tránh như bầy voi: “Trâu rừng là chỗ dựa của những con thú ăn cỏ yếu ớt... Thấy hơi thú dữ, khi bầy trâu đồng loạt đứng lên trong tư thế phòng ngự, bọn thú nhỏ không ngần ngại gì mà không lẻn vào giữ vòng tròn, run rẩy đứng lẫn trong đám nghé non. Bầy trâu hào hiệp không bao giờ xua đuổi chúng” (10).

Chú ngựa đồng cỏ Antai là nhân vật được nhận tình yêu thương, chăm sóc rất đặc biệt của mẹ. Được sinh ra vào một buổi đầu xuân, tuyết chưa tan, cỏ vẫn bị vùi lấp trong những lớp tuyết dày, bộ lông ẩm ướt khiến chú rét run. Mẹ chú dù còn đang rất yếu nhưng vẫn lo lắng cho đứa con của mình. Tình yêu thương của những người mẹ còn được kết tinh từ dòng sữa ngọt ngào. Nhờ sự chăm sóc của ngựa mẹ, Antai dần quen với ánh sáng của cuộc sống bên ngoài, chú thong thả ngắm nhìn, cảm nhận về thế giới xung quanh.

Để giúp Antai sinh tồn, chống chọi được với điều kiện khí hậu vùng thảo nguyên khắc nghiệt, ngựa mẹ đã dạy bảo chú nhiều điều: “Một con ngựa thảo nguyên cần phải khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thông thạo các luật lệ của cuộc sống rừng. Mẹ đã dạy tôi những luật lệ đó. Nhờ mẹ, tôi đã phân tích được những cơn gió để đoán nhận sự biến chuyển của thời tiết. Tôi biết lắng nghe để hiểu gió nói gì: nó là kẻ truyền tin của thú rừng. Hãy nhìn đàn ngựa đang ăn trên thảo nguyên. Tất cả đều quay về hướng gió. Gió là bạn chúng tôi. Gió nói với chúng tôi bằng tiếng rì rào, mang đến cho chúng tôi hơi lạ để chúng tôi đề phòng”(11). Dù có vóc dáng lực lưỡng, cường tráng, quen với nắng, mưa, gió, bão, tuyết nhưng những chú ngựa đồng cỏ cũng hay bị ốm đau. Tuy nhiên, chúng sẽ tự chữa lành cho mình bằng những loại thuốc có sẵn trên đồng cỏ bao la nhờ sự hướng dẫn của ngựa mẹ. Loài ngựa cần có trí nhớ lâu bền, ngựa mẹ cũng thường xuyên giúp con rèn luyện điều đó: “Sau những bữa ăn no, mẹ thường dạy tôi luyện trí nhớ, nhận hơi. Loài ngựa chúng tôi rất nhớ chủ cũ, nhớ nơi ăn ở, không bao giờ lạc đường, ngay cả trong đêm tối. Đó không phải là một khả năng tự nhiên. Muốn có nó phải rèn tập” (12). Những con ngựa mẹ vạch ra những bài tập để giúp ngựa con tập luyện, cứ như vậy, chẳng bao lâu những chú ngựa đã quen với cách nhận biết dấu vết, các bài học rèn luyện trí nhớ. Ngựa mẹ cũng luôn dạy ngựa con biết thích ứng với những đòi hỏi của đồng cỏ, không được đi chơi xa, không ngủ một mình trên thảo nguyên dù là ban ngày. Tấm lòng, sự giáo dục rất tỉ mẩn của người mẹ thực sự làm nên sự xúc động cho độc giả.

Chúng ta còn thấy sự hy sinh của voi mẹ trong Bầy voi qua sông thật là đáng nể. Loài voi không có hang ổ, vì ăn khỏe, bầy đông nên chúng phải thường xuyên di chuyển để tìm kiếm đủ thức ăn cho cả bầy. Voi mẹ thể hiện tình cảm âu yếm với voi con khi đi qua dòng nước: “Đã đến giữa sông. Nước càng chảy siết, đá càng gập ghềnh, voi con loạng choạng, rồi bỗng con voi chúi hẳn xuống. Phựt! Cái đuôi voi mẹ không chịu nổi nữa, đứt rời ra. Voi con ngã lăn xuống nước giữa các tảng đá, vòi còn cuộn chiếc đuôi rỉ máu. Voi mẹ vội quay lại và rống lên. Nó kêu không phải vì đau mà là vì lo sợ. Tiếng rống thảng thốt làm cả bầy voi dừng lại. Mấy con voi đi gần vội vàng xô đến cứu voi con. Chúng bước vội làm nước sông bắn tung tóe. Voi mẹ lấy vòi cuốn lấy voi con. Nó gượng nhẹ nâng bổng con lên, mặc cho dòng máu từ cái đuôi cụt chảy chan hòa xuống nước” (13).

Các loài thú dữ cũng dạy con theo các đặc điểm riêng biệt của loài. Với bản năng khắc nghiệt của hổ, chúng lựa chọn, dạy dỗ bọn hổ con theo những luật lệ tàn khốc: “Không bao giờ hổ mẹ để sống những con hổ con thiếu sức mạnh, không đủ khả năng săn mồi. Khi bọn hổ con tập nhảy xa và cào xé, lúc chúng được chừng ba bốn tháng tuổi, hổ mẹ dẫn chúng ra bãi rộng. Nó nằm xuống, bắt lũ hổ con đứng từ xa lấy đà nhảy qua. Con nào nhảy được nó để sống, con nào rơi trên mình nó, nó vả chết liền” (14). Cũng giống hổ, báo có cách dạy con hà khắc: “Báo mẹ thường hất lũ con non từ trên cao xuống đất và đòi hỏi con nào chạm đất cũng phải tung được chân và nảy lên như một chú mèo. Hãy coi chừng những đứa con nằm khuỵ xuống. Báo mẹ nhảy xuống và đứa con đó hết đời. Truyền thống của loài báo là câm lặng, một con báo không bao giờ kêu dù trong lúc rình đợi hoặc giận dữ, trong lúc đói mồi hay đã no nê. Để rèn tập cho bầy con thói quen đó, báo mẹ bấu chúng bằng những vuốt thép. Vuốt cắm vào thịt lõa máu nhưng không con nào hé miệng. Báo mẹ chỉ cho phép chúng nhìn bằng cặp mắt chất chứa căm hờn. Những con nào kêu vang rên rỉ hãy coi chừng, chúng có thể không trở về sau buổi tập” (15). Luật lệ dạy con của các loài thú dữ thật khốc liệt. Tuy vậy, chúng muốn rèn luyện cho những đứa con mình sự gan dạ, bản lĩnh kiên cường để săn mồi.

Thế giới loài vật trong truyện của tác giả Vũ Hùng thật phong phú, ngộ nghĩnh. Ở đó ta không chỉ bắt gặp tình mẫu tử thiêng liêng mà còn có tình bạn cao cả. Trẻ thơ sẽ thấy bóng dáng của mình ở đâu đó trong từng trang truyện của ông. Đó là hình ảnh của về những người bạn. Sao Sao, chú hươu trong Sao Sao đã có một tình bạn thật đẹp với Nai Bông. “Sao Sao sớm nhận ra cậu hươu bạn tuy còi cọc, cụt đuôi nhưng rất tốt bụng. Đôi mắt trìu mến của cậu lúc nào cũng nhìn đăm đăm, vì người nhỏ, cậu có thể dễ dàng lách vào những chỗ rậm rạp, vì thế luôn tìm được những vạt nấm ngon để gọi bạn đến ăn cùng. Cậu còn rất can đảm. Không ai luồn qua gai góc tài bằng cậu. Một lần bầy hươu gặp thú dữ, chính cậu đã nhử con thú đói mồi đuổi theo vào bụi rậm để bầy bạn chạy thoát” (16).

Tình bạn là sự giúp đỡ nhau. Cô hươu tàn tật trong Phượng hoàng đất đã được những người bạn giúp đỡ hăng hái. “Cô hươu bé bỏng, tập tễnh xuất hiện trông thật vất vả. Một chân sau của cô bị liệt. Bộ lông của cô xơ xác, đầy những vết bùn. Cô nói với bầy hươu bằng giọng khẩn khoản: Các bạn ơi! Cho tôi đi ăn cùng với nhé! Các cậu hươu tranh nhau đứng vươn hai chân lên tảng đá, chém rụng mấy cái chồi bằng chiếc gạc của mình. Rồi họ mời cô hươu tàn tật ăn: Bạn ăn đi! Ăn đi rồi chúng tôi lấy thêm mấy chiếc búp nữa thật non. Cô hươu ăn ngon lành”(17). Mùa đông là mùa khó khăn đối với bọn thú lành. Những đêm đông giá rét, lũ thú dữ đến rình mồi bên các ổ hươu. Cô hươu tàn tật sống nhờ các bác trâu rừng. Thấy hươu, bác không xua đuổi. Còn bọn hươu khi thấy cô hươu

tàn tật, chân bị liệt, chúng thấy thương cô vô cùng. Chúng chém nhiều chồi non thành đống cho bạn ăn. Đó là sự giúp đỡ của bọn thú lành với những số phận bất hạnh. Hay như tình bạn của con tê giác già với lũ sáo sậu. Con tê giác già bị lũ bọ ve, bọ mát hành hạ, nó ngứa ran nhưng chẳng làm cách nào được. Bọn sáo sà xuống đậu trên lưng tê giác rồi chúng luồn mỏ vào các nếp da, giúp tê giác bắt những con bọ ve, bọ mắt béo căng.

Thông qua thế giới loài vật, nhà văn Vũ Hùng muốn gửi gắm những triết lý sống đến với con người. Cách sinh tồn của mỗi loài vật là một bài học rút ra từng những kinh nghiệm quan sát thực tế. Qua đó, ta thấy được giá trị nhân văn trong từng đời sống của cá thể loài vật. Qua các tác phẩm của nhà văn Vũ Hùng, ta thấy hiện lên một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng. Trên nền thiên nhiên hoang dã đó là sự sống của các loài động vật. Bằng sự hiểu biết, kiến thức, khả năng quan sát tài tình, tác giả đã mở ra cho người đọc một không gian sinh tồn độc đáo, mới mẻ. Các loài vật sống với nhau thông qua một quy luật thiên nhiên được quy định sẵn mà nhà văn gọi là trật tự rừng xanh. Thông qua cuộc sống của thế giới nhân vật loài vật là những bài học về cách ứng xử của con người trong xã hội loài người một cách chân thực, sâu sắc. Qua mỗi trang văn của mình, tác giả Vũ Hùng gửi tới độc giả, nhất là độc giả nhỏ tuổi món quà kỳ diệu của cuộc sống, làm tâm hồn ta thanh sạch, mát lành.

_______________

1, 2, 3, 11, 12. Vũ Hùng, Chú ngựa đồng cỏ, Nxb Kim Đồng, 2015, tr.15, 22, 28, 27, 43.

4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 14, 15. Vũ Hùng, Bí mật của rừng già, Nxb Kim Đồng, 2015, tr.15, 14, 25, 46, 60, 62, 28, 47, 50.

13, 17. Vũ Hùng, Phượng hoàng đất, Nxb Kim Đồng, 2015, tr.34, 11.

16. Vũ Hùng, Sao Sao, Nxb Kim Đồng, tr.2.

Tác giả : Lê Thị Ngân - Phạm Thị Luyến

Nguồn : Tạp chí VHNT số 410, tháng 8-2018

;