• Diễn đàn văn hóa > Vấn đề sự kiện

ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM

Đạo đức kinh doanh là các nguyên tắc, chuẩn mực được xã hội công nhận nhằm hướng dẫn, điều chỉnh, đánh giá và kiểm soát hành vi của chủ thể kinh doanh, đảm bảo giá trị, lợi ích của các bên trong hoạt động kinh tế. Nhìn từ góc độ văn hóa, đạo đức kinh doanh là yếu tố cốt lõi tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, làm giàu chính đáng, là vấn đề căn cốt quyết định hướng kinh doanh với tư cách của một yếu tố đầu vào cấu thành nên giá trị thương hiệu của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Đạo đức kinh doanh chính là nền tảng của sự thành công trong phát triển bền vững, đảm bảo cho khả năng tạo lập một thị trường có tính minh bạch trong khuôn khổ pháp luật và chuẩn mực xã hội. Không một pháp luật nào, dù hoàn thiện đến đâu chăng nữa có thể thay thế vai trò của đạo đức kinh doanh trong việc tác động vào lương tâm, khuyến khích mọi người kinh doanh theo chữ tín.

TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, còn được gọi là cuộc cách mạng công nghệ, bắt đầu từ TK XXI, đặc trưng bởi sự hợp nhất, không có ranh giới giữa các lĩnh vực công nghệ, vật lý, kỹ thuật số, sinh học, đã có những tác động to lớn đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường trên toàn cầu. Nó cải thiện tính linh hoạt, tốc độ, năng suất, chất lượng của quá trình sản xuất, thay thế dần các dây chuyền trước đây. Nhờ khả năng kết nối hàng tỷ người trên thế giới thông qua các thiết bị di động, khả năng tiếp cận được với cơ sở dữ liệu lớn, những tính năng xử lý thông tin sẽ được nhân lên bởi những đột phá công nghệ trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, công nghệ người máy, công nghệ in 3 chiều, công nghệ nano, lưu trữ năng lượng, tính toán lượng tử... Trong sự tương tác với quá trình toàn cầu hóa, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ có tác động mạnh đến tình hình Việt Nam.

NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA

Trong giai đoạn hiện nay, công nghiệp văn hóa (CNVH) trở thành một ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ, được ví như một ngành công nghiệp mềm, tạo sức mạnh hái ra tiền, thế nhưng vẫn còn khá mới mẻ đối với nước ta. Định hướng phát triển CNVH của Đảng trong Văn kiện Đại hội lần thứ XII là một mục tiêu quan trọng, cần thiết trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Việc phát huy nguồn lực con người trong phát triển CNVH đòi hỏi cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay.

VỀ VIỆC XÂY DỰNG HỆ GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng tổng kết thực tiễn 30 năm đổi mới, tiếp tục phát triển nhận thức mang tính đột phá về nhiệm vụ xây dựng, phát triển văn hóa, con người, trong đó có nội dung hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Quan điểm này là sự khẳng định mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn sự gắn kết trong mục tiêu xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Mục tiêu đó đồng thời thể hiện rõ quyết tâm chính trị rất cao của Đảng trong định hướng lãnh đạo toàn dân, toàn quân ta hiện thực hóa khát vọng được nung nấu trong nhiều thập kỷ đổi mới, qua nhiều kỳ Đại hội Đảng.

HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG DI TÍCH LƯU NIỆM CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã sống và làm việc ở nhiều nơi, nhiều địa danh đã khắc ghi những đóng góp to lớn của Người đối với cách mạng Việt Nam. Để ghi nhớ, tri ân công lao to lớn của Người, Đảng, Nhà nước, nhân dân rất quan tâm, trân trọng giữ gìn, bảo tồn, phát huy giá trị các di tích có liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Người. Theo số liệu thống kê riêng ở trong nước gần 685 di tích, địa điểm liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh ở 32 tỉnh, thành phố, có 39 di tích đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa, trong đó 5 di tích được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt (1). Trong những năm qua, hệ thống di tích lưu niệm (DTLN) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các tầng lớp nhân dân. Mỗi DTLN Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trường học trực quan sinh động, những bài học về đạo đức, hiếm có nơi nào những bài học về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh lại có sức thuyết phục như chính những nơi Người đã từng sống và làm việc.

ĐẠI HỘI XII CỦA ĐẢNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM

Kế thừa Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ 5 năm tới, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh: các cấp, các ngành phải nhận thức đầy đủ và thực hiện có kết quả mục tiêu xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.

XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI VỀ CHÍNH TRỊ THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Xây dựng quân đội về chính trị là nội dung đặc biệt quan trọng trong di sản tư tưởng quân sự, tư tưởng về quân đội cách mạng của Hồ Chí Minh. Tư tưởng chiến lược này của Người không chỉ là phương hướng xuyên suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của quân đội ta hơn 72 năm qua, mà còn là cơ sở lý luận trực tiếp quan trọng để Đảng ta đề ra định hướng chiến lược cho sự nghiệp xây dựng quân đội trong thời kỳ mới.

NGHĨ VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG HIỆN NAY

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu tháng 2 - 1930, là một tất yếu lịch sử, là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, đây là quy luật hình thành Đảng ta. 87 năm qua, mỗi bước đi của cách mạng đều gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng, là kết quả của công tác xây dựng Đảng. Trong quá trình xây dựng Đảng hiện nay, cùng với những tác động của tình hình thế giới và trong nước thì tác động của quy luật hình thành Đảng cũng luôn chi phối mạnh mẽ tới tất cả các mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức trong công tác xây dựng Đảng.

XÂY DỰNG VĂN HÓA ĐẢNG THEO TINH THẦN VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XII

Một trong những nội dung nổi bật, có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam, mà còn với công tác xây dựng Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng là quan điểm về xây dựng văn hóa Đảng. Văn hóa trong Đảng hay văn hóa Đảng mà trực tiếp, chủ yếu là văn hóa lãnh đạo, văn hóa cầm quyền của Đảng từng bước được xây dựng và phát huy vai trò to lớn trong tiến trình cách mạng nước ta.

VAI TRÒ CỦA CÔNG ƯỚC UNESCO 2005 TRONG ĐÀM PHÁN CÁC HIỆP ĐỊNH TỰ DO THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Trước nhu cầu bảo vệ bản sắc văn hóa, các nước cần một công cụ pháp lý quốc tế làm cơ sở để trao quyền cho các quốc gia trong việc duy trì và ban hành các chính sách bảo hộ nền văn hóa và sản xuất hàng hóa, dịch vụ văn hóa nội địa, tránh vi phạm những nguyên tắc đã được xác lập về tự do hóa thương mại khi tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đó là nguyên nhân đưa đến sự hình thành của Công ước UNESCO về bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa vào năm 2005 (gọi tắt là Công ước 2005).

BỘ ĐỘI CỤ HỒ, GIÁ TRỊ ĐỘC ĐÁO CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM

Hình tượng bộ đội Cụ Hồ đã xuất hiện trong lịch sử hơn 70 năm qua, đã đi vào lịch sử, đời sống đất nước, cộng đồng một cách tự nhiên, trở thành giá trị văn hóa độc đáo, tiêu biểu của dân tộc ta. Đây là danh hiệu cao quý mà nhân dân ta dành tặng cán bộ, chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam, thể hiện tình cảm yêu mến đặc biệt, niềm tin sâu sắc của nhân dân đối với quân đội.

GIÁO DỤC NHÂN CÁCH, ĐẠO ĐỨC ĐÁP ỨNG NHU CẦU PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã nhấn mạnh phương hướng, nhiệm vụ xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam hiện nay là: “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành một mục tiêu của chiến lược phát triển. Đúc kết và xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; tạo điều kiện và môi trường để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật” (1). Như vậy, nhân cách luôn gắn liền với con người và văn hóa, đồng thời cũng trở thành một khái niệm quan trọng cần phải tìm hiểu.