• Diễn đàn văn hóa > Vấn đề sự kiện

NGOẠI GIAO VĂN HÓA TRONG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM

Trong đời sống của nhân loại nói chung và trong mối quan hệ quốc tế nói riêng, văn hóa có vai trò rất quan trọng. Văn hóa là tấm gương phản chiếu tâm hồn, nhân cách cộng đồng của một dân tộc. Văn hóa là một trong những nhân tố then chốt tạo nên sức mạnh mềm của một quốc gia, con đường ngắn nhất để các quốc gia xích lại gần nhau. Trong thời đại toàn cầu hóa, văn hóa càng trở nên quan trọng với ý nghĩa là sức mạnh mềm trong sức mạnh tổng hợp của quốc gia, có khả năng thâm nhập mạnh mẽ để đạt được mục tiêu mà các biện pháp chính trị, quân sự chưa chắc có thể đạt được. Với xu hướng nổi trội đối thoại thay cho đối đầu, ngoại giao văn hóa (NGVH) được xem là một trong những trụ cột chính, giữ vai trò quan trọng của hoạt động ngoại giao.

XÂY DỰNG VĂN HÓA KINH DOANH TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

Xây dựng văn hóa kinh doanh (VHKD) tức là đưa văn hóa thấm sâu vào hoạt động kinh tế, từ đó làm lành mạnh hóa các mối quan hệ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Vì vậy hiện nay, các nước đều quan tâm đến việc xây dựng VHKD và đã có nhiều nước thành công, tạo được sự phát triển thần kỳ. Ở Việt Nam, phát triển VHKD là rất cần thiết, cấp bách và lâu dài bởi hoạt động kinh tế của chúng ta còn thiếu VHKD, hơn thế nó còn góp phần vào việc thực hiện mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA Ở VIỆT NAM, THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC

Được xem là nguồn lực nội sinh quan trọng trong quá trình phát triển bền vững đất nước, những giá trị kinh tế của văn hóa đang được khơi dậy, phát huy hơn bao giờ hết. Đó là những nỗ lực kích thích sức sáng tạo, tái sản xuất, đổi mới khâu tổ chức, đẩy mạnh xuất khẩu, quảng bá sản phẩm văn hóa, đáp ứng nhu cầu tinh thần ngày càng cao của đông đảo công chúng. Việt Nam là quốc gia có nhiều thế mạnh để phát triển ngành công nghiệp văn hóa (CNVH), tuy nhiên, những tác động phức tạp của tình hình trong nước và thế giới đang đặt ra những khó khăn, thách thức cho ngành kinh tế đặc biệt này.

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA, NÂNG CAO QUYỀN LỰC MỀM QUỐC GIA

Quyền lực mềm và quyền lực cứng là hai yếu tố không thể tách rời thực lực tổng hợp của một quốc gia, dân tộc. Nhìn từ góc độ của mỗi loại quyền lực văn hóa, quyền lực mềm nhận được sự quan tâm hơn quyền lực cứng. Muốn nâng cao quyền lực mềm văn hóa quốc gia phải dựa vào sự phát triển của công nghiệp văn hóa quốc gia. Xuất phát từ các phương diện như: ý thức, kế hoạch, từng bước quy định chính sách công nghiệp văn hóa, cung cấp kinh phí hỗ trợ công nghiệp văn hóa… mà phát triển văn hóa và phát triển công nghiệp liên quan đến văn hóa.

CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VÀ LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NÔNG DÂN

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNHHĐH) nông nghiệp, nông thôn là quá trình cải biến sâu sắc, toàn diện xã hội nông thôn, có ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ đời sống người nông dân. Với tư cách là chủ nhân kinh tế nông thôn, dưới tác động trực tiếp của CNHHĐH nông nghiệp, nông thôn, đời sống kinh tế nói chung, lợi ích kinh tế người nông dân nói riêng đang biến đổi từng ngày theo hai hướng tích cực và tiêu cực.

ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TÂY NGUYÊN

Trong nhiều năm qua, các thể chế, chính sách, đường lối của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI đều khẳng định tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa, xây dựng con người, hoàn thiện đời sống văn hóa cơ sở nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Do đó, đẩy mạnh hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, gia đình ở cơ sở, triển khai sâu rộng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, định hướng, quản lý các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa của các tầng lớp nhân dân nói chung, nông dân nói riêng là một vấn đề quan trọng, cấp thiết. Điều này góp phần không nhỏ trong việc phát triển đời sống văn hóa cơ sở, xây dựng nông thôn mới trên phạm vi cả nước, trong đó có Tây Nguyên, một vùng kinh tế, xã hội, văn hóa độc đáo

XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA NÔNG THÔN Ở BÌNH DƯƠNG THỜI HỘI NHẬP

Đời sống văn hóa nông thôn ở Bình Dương là tổng thể nhu cầu văn hóa của người dân nông thôn, các dạng hoạt động vật chất, tinh thần đáp ứng đời sống của cư dân, với các thiết chế, sản phẩm văn hóa nông thôn. Đó là kết quả của quá trình sáng tạo, tích lũy trong chuỗi hoạt động văn hóa của người dân nơi đây, kết tinh thành những giá trị, tạo lập nên chủ thể mới. Ngoài ra, đó còn là những tác động qua lại lẫn nhau trong đời sống xã hội để tạo ra những quan hệ có văn hóa trong cộng đồng, trực tiếp hình thành nhân cách, lối sống của người dân nông thôn, không tách rời các lĩnh vực của đời sống xã hội, các yếu tố cơ bản tạo nên văn hóa.

NÂNG CAO ĐỜI SỐNG VĂN HÓA GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở BẮC GIANG

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, ngày 14-7-2011, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 145-NQ/TU về xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 với mục tiêu: xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao (1). Nghị quyết xác định nhiệm vụ chủ yếu: xây dựng lối sống, nếp sống văn hóa lành mạnh; bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, cách mạng...; nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Đẩy mạnh hoạt động truyền thanh, văn hóa, nghệ thuật và phong trào thể dục, thể thao quần chúng (2).

ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM

Đạo đức kinh doanh là các nguyên tắc, chuẩn mực được xã hội công nhận nhằm hướng dẫn, điều chỉnh, đánh giá và kiểm soát hành vi của chủ thể kinh doanh, đảm bảo giá trị, lợi ích của các bên trong hoạt động kinh tế. Nhìn từ góc độ văn hóa, đạo đức kinh doanh là yếu tố cốt lõi tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, làm giàu chính đáng, là vấn đề căn cốt quyết định hướng kinh doanh với tư cách của một yếu tố đầu vào cấu thành nên giá trị thương hiệu của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Đạo đức kinh doanh chính là nền tảng của sự thành công trong phát triển bền vững, đảm bảo cho khả năng tạo lập một thị trường có tính minh bạch trong khuôn khổ pháp luật và chuẩn mực xã hội. Không một pháp luật nào, dù hoàn thiện đến đâu chăng nữa có thể thay thế vai trò của đạo đức kinh doanh trong việc tác động vào lương tâm, khuyến khích mọi người kinh doanh theo chữ tín.

TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, còn được gọi là cuộc cách mạng công nghệ, bắt đầu từ TK XXI, đặc trưng bởi sự hợp nhất, không có ranh giới giữa các lĩnh vực công nghệ, vật lý, kỹ thuật số, sinh học, đã có những tác động to lớn đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường trên toàn cầu. Nó cải thiện tính linh hoạt, tốc độ, năng suất, chất lượng của quá trình sản xuất, thay thế dần các dây chuyền trước đây. Nhờ khả năng kết nối hàng tỷ người trên thế giới thông qua các thiết bị di động, khả năng tiếp cận được với cơ sở dữ liệu lớn, những tính năng xử lý thông tin sẽ được nhân lên bởi những đột phá công nghệ trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, công nghệ người máy, công nghệ in 3 chiều, công nghệ nano, lưu trữ năng lượng, tính toán lượng tử... Trong sự tương tác với quá trình toàn cầu hóa, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ có tác động mạnh đến tình hình Việt Nam.