• Diễn đàn văn hóa > Vấn đề sự kiện

Cơ chế, chính sách trong đào tạo, phát triển nhân lực ngành VHTTDL

Nghị quyết số 33/NQ-TW ngày 9-6-2014 của Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước xác định: “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Để đạt được mục tiêu ấy, nhân lực đóng vai trò quyết định. Một trong 3 đột phá chiến lược giai đoạn 2011-2020 là phải “phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”. Những năm qua, công tác phát triển nhân lực văn hóa, thể thao và du lịch (VHTTDL) đã được đạt nhiều kết quả, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển ngành và đất nước.

Tăng cường vai trò của báo chí trong truyền thông về chuẩn mực văn hóa ứng xử

Vai trò quan trọng của báo chí nước ta thời gian qua đã được khẳng định rõ nét với việc thông tin, tuyên truyền về chính trị, pháp luật, mọi mặt đời sống văn hóa… tới đông đảo quần chúng nhân dân, góp phần hình thành nhận thức, điều chỉnh hành vi nhằm xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ. Tại hội thảo Vai trò của báo chí trong truyền thông về chuẩn mực văn hóa ứng xử (1) có sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nhà báo đã có những phát biểu chỉ rõ mặt được và chưa được của báo chí trong việc phát hiện, phản ánh những bất cập của đời sống văn hóa, từ đó hoàn thiện chuẩn mực văn hóa ứng xử phù hợp với thời đại.

Giải pháp hạn chế yếu tố bạo lực, phản cảm trong lễ hội

Cứ mỗi dịp xuân về, các lễ hội truyền thống lại tưng bừng mở hội ở khắp các vùng miền trên cả nước. Hiện tượng xã hội này cho thấy việc tham gia lễ hội là nhu cầu thiết yếu của người dân và tổ chức lễ hội truyền thống là một nhiệm vụ quan trọng của ngành văn hóa. Tuy nhiên, bên cạnh những khía cạnh tích cực mà việc tổ chức lễ hội truyền thống mang lại như: tăng cường ý thức về cộng đồng, truyền thống, bảo tồn và phát huy giá trị di sản, là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương… thì vấn nạn bạo lực, phản cảm đang diễn ra tương đối nhiều ở các lễ hội truyền thống. Điều đáng nói ở đây là, ngành văn hóa và các địa phương, dù đã có nhiều biện pháp quản lý, nhưng vẫn chưa thực sự giải quyết tận gốc vấn đề có liên quan đến tình trạng này.

Đường lối độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng trong tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 là một chiến công oanh liệt, có vị trí to lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, “là một chủ trương chiến lược đúng đắn, sáng tạo, là một sáng kiến lịch sử của Đảng ta” (1), tiến lên đánh bại ý chí xâm lược của kẻ thù. Hơn 50 năm đã qua đi, song kinh nghiệm đó vẫn vẹn nguyên giá trị, cần được chắt lọc và vận dụng sáng tạo trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Tư duy lãnh đạo của Đảng về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài những năm đầu đổi mới

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã mở ra một thời kỳ mới, đổi mới toàn diện cả kinh tế và xã hội, có ý nghĩa như cuộc cách mạng toàn diện, triệt để và sâu sắc. Quá trình đổi mới kinh tế của Việt Nam được khởi đầu từ nhân dân, từ sự tìm tòi, sáng tạo của cán bộ, đảng viên và nhân dân ở các cơ sở hợp tác xã nông nghiệp, ở các doanh nghiệp nhà nước. Trên cơ sở những tìm tòi, sáng tạo đó, Đảng đã tổng kết, khái quát thành các chủ trương, đường lối, chính sách cụ thể, áp dụng rộng rãi trong toàn xã hội. Trong đó, tư duy về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những nội dung mới về đổi mới tư duy kinh tế của Đảng.

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến - nét đặc sắc trong văn hóa giữ nước Việt Nam

Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử dựng nước luôn đồng hành với giữ nước. Ngày từ buổi đầu dựng nước, các thế hệ người Việt Nam nối tiếp nhau cầm vũ khí đấu tranh kiên cường, bền bỉ chống lại các thế lực xâm lược, giải phóng, bảo vệ giống nòi, nền độc lập tự do, bản sắc văn hóa dân tộc. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, chính quyền cách mạng non trẻ đứng trước những khó khăn ngặt nghèo, thù trong, giặc ngoài thi nhau phá hoại với âm mưu tước đoạt nền độc lập, thống nhất đất nước. Trước yêu cầu bức thiết đó, Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng, Chính phủ viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, ngắn gọn, súc tích, giản dị nhưng biểu trưng nét đặc sắc trong văn hóa giữ nước Việt Nam.

Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng- bài học từ thực tiễn Cách mạng tháng Mười Nga

Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) đã mở đầu một thời đại mới trong lịch sử thế giới. “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên Trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa lớn và sâu xa như thế” (1). Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười đã để lại cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới nhiều bài học hết sức quý báu, bảo đảm cho sự nghiệp giải phóng triệt để của giai cấp công nhân và của cả loài người. Dưới ảnh hưởng trực tiếp của Cách mạng Tháng Mười và sự tác động của Quốc tế Cộng sản, nhiều Đảng Cộng sản ra đời ở các nước thuộc địa và phụ thuộc; cách mạng giải phóng dân tộc trở thành bộ phận của cách mạng vô sản thế giới; độc lập dân tộc trở thành chân lý phổ biến mang tính thời đại. Dưới sự lãnh đạo của các Đảng Cộng sản, hàng loạt nước ở châu Âu, châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh đã tiến hành cách mạng thành công, xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân, đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH), hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa (XHCN) thế giới.

Nhận thức của Đảng về xây dựng, phát triển văn hóa, con người trong giai đoạn hiện nay

Lịch sử dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của dân tộc đã khẳng định, chứng minh vai trò to lớn của văn hóa trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, dựng xây đất nước. Cùng với những thắng lợi vĩ đại trên mặt trận kinh tế, chính trị, quân sự, thắng lợi trên mặt trận văn hóa cũng vô cùng to lớn, góp phần làm rạng danh dân tộc trên trường quốc tế. Văn hóa đã thực sự trở thành sức mạnh nội sinh của dân tộc, là nền tảng tinh thần vững chắc trong xây dựng, định hướng, phát triển và hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Do vậy, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn chú trọng quan tâm đến việc chăm lo, bồi dưỡng, xây dựng văn hóa và phát triển con người Việt Nam nhằm đáp ứng với yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Từ Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, nghĩ về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ trong tình hình mới

Xưa kia, với tư tưởng: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”, Thân Nhân Trung đã cho thấy yếu tố con người luôn đóng vai trò quyết định đến sự thịnh - suy của một quốc gia. Ngày nay, vẫn tư tưởng coi trọng người vừa có tài vừa có đức đối với sự phát triển của đất nước và củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã đề cập những nội dung liên quan đến xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Đây là nội dung xuyên suốt có tính kế thừa các nghị quyết trước đó, vừa phát triển, bổ sung, vừa có tính khả thi, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.

Phát huy dân chủ - nét đẹp văn hóa trong xây dựng Đảng hiện nay

Từ khi ra đời, Đảng là tổ chức chính trị duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Khi cách mạng thắng lợi, giành được chính quyền, Đảng trở thành Đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo xây dựng xã hội mới - xã hội do nhân dân làm chủ. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, trước hết, Đảng phải là tấm gương thực hành dân chủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Để làm cho Đảng mạnh, thì phải mở rộng dân chủ” (1), trong Đảng “phải thật sự mở rộng dân chủ để tất cả đảng viên bày tỏ hết ý kiến của mình” (2). Mặt khác, mỗi đảng viên bất cứ ở địa vị nào cũng phải làm gương dân chủ.