Diễn đàn văn hóa > Vấn đề sự kiện
Nổi bật
Tác động của dịch COVID-19 đối với nghệ sĩ biểu diễn
Đại dịch bệnh COVID-19 đã tác động sâu sắc đến kinh tế, đời sống xã hội, đặc biệt là sinh kế của một bộ phận không nhỏ cư dân trên trái đất. Hoạt động văn hóa, nghệ thuật (trong đó có âm nhạc, xiếc, điện ảnh, sân khấu…) rơi vào tình trạng đóng băng. Tác động của COVID-19 ảnh hưởng lớn đến ngành công nghiệp sáng tạo nói chung và các (nghệ sĩ biểu diễn) nói riêng. Từ những luận điểm và luận chứng, bài viết này chỉ ra một số giải pháp nhằm tạo ra sự hỗ trợ cần thiết và hiệu quả cho các nghệ sĩ biểu diễn trong và hậu đại dịch.
Quan điểm đánh giá chất lượng đào tạo đại học ngành Nghệ thuật
Trong những năm qua ở Việt Nam, giáo dục đào tạo ngành nghệ thuật đã thu được nhiều thành quả to lớn. Mạng lưới các trường ngày càng được mở rộng, quy mô đào tạo ngày càng phát triển, các hoạt động giao lưu, hội nhập quốc tế được chú trọng. Nhiều giáo viên, giảng viên được nhận những phần thưởng, danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước, nhiều học sinh, sinh viên đạt được thành tích cao trong các cuộc thi trong nước và quốc tế. Hoạt động của các trường đại học ngành nghệ thuật cũng góp phần mở mang dân trí, tăng cường sự hiểu biết của nhân dân về văn hóa nghệ thuật, góp phần xây dựng một xã hội văn minh.
Hồ Chí Minh trong trái tim nhạc sĩ
Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận cho giới văn nghệ sĩ nói chung và các nhạc sĩ nói riêng. Các nhạc sĩ viết về Người không chỉ với tư cách là một công dân yêu nước, mà với họ, đó còn là tình cảm cá nhân, ẩn chứa sự kính trọng, lòng biết ơn sâu sắc đối với vị cha già kính yêu của dân tộc. Không cần sử dụng quá nhiều thủ pháp nghệ thuật, ngôn ngữ âm nhạc phức tạp, mà bằng sự dung dị, chân thành, các tác phẩm viết về Người đi vào lòng người nghe một cách tự nhiên, có sức sống lâu bền.
Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh: Những ký ức văn hóa
Ngày 5-6-1911, tại Bến Nhà Rồng, anh thanh niên Nguyễn Tất Thành xuống con tàu Amiral Latouche Treville, nhận việc làm phụ bếp để có điều kiện đi ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Cuộc trường chinh vĩ đại kéo dài 30 năm, dấu chân Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc đã in khắp năm châu bốn biển. Mùa xuân năm 1941, Người trở về Tổ quốc lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Cho đến ngày “Bác đã lên đường, nhẹ bước tiên” (Tố Hữu – Bác ơi!), trong tâm khảm của Người chỉ có một nỗi niềm: Đến ngày đất nước hòa bình, thống nhất “Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam – Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng; thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta” (Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh).
Sáng ngời phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh - người chiến sĩ cộng sản lỗi lạc của phong trào cách mạng thế giới TK XX, lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam, một vĩ nhân đã suốt đời hoạt động và cống hiến sáng tạo cho cuộc đấu tranh vì con người, cho con người và giải phóng con người khỏi sự bần cùng, áp bức và sự tha hóa. Trong đời sống tinh thần của dân tộc ta, Hồ Chí Minh đã trở thành một tấm gương sáng ngời về tư tưởng, đạo đức và phong cách. Bài viết xin đề cập đến phong cách lãnh đạo của Người trong tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam.
Nhận diện và đấu tranh ngăn chặn, phản bác quan điểm sai trái, thù địch trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật
Quan điểm sai trái, thù địch là những quan điểm nhằm tác động, chuyển hóa tư tưởng cán bộ, nhân dân, xuyên tạc đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nằm trong âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa, kìm hãm sự phát triển của đất nước, thúc đẩy thay đổi chế độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.