• Diễn đàn văn hóa > Vấn đề sự kiện

Bản sắc dân tộc trong trang phục áo dài Việt Nam

Khi nhắc đến hình ảnh người phụ nữ Việt Nam, dù là trong bối cảnh truyền thống xưa hay nay, bạn bè quốc tế thường liên tưởng tới tà áo dài duyên dáng, yêu kiều, thướt tha. Áo dài gần như đã trở thành một thứ quốc phục đối với các cô gái Việt Nam, có thể sánh ngang với kimono của Nhật Bản, hanbok của Hàn Quốc, sườn xám của Trung Quốc. Cho đến nay, áo dài là một trong số ít các từ thuần Việt được người nước ngoài sử dụng dưới dạng từ nguyên, không qua dịch thuật trong các văn bản. Điều đó cho thấy chúng chính là những hiện tượng rất riêng, rất bản sắc, rất đặc trưng trong văn hóa Việt Nam, bởi chúng không hề có những khái niệm tương đương trong ngôn ngữ nước ngoài. Ngày nay, áo dài Việt Nam không chỉ đơn thuần là một loại trang phục dân tộc, nó còn chứa đựng cả bề dầy lịch sử, truyền thống văn hóa, những quan niệm thẩm mỹ, ý thức và tinh thần dân tộc của người Việt Nam. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, dẫu có không ít biến cải và đổi thay trước những biến chuyển “vật đổi sao dời” của xã hội và thời đại, chiếc áo dài Việt Nam vẫn luôn ẩn chứa những nét bản sắc độc đáo, không thể trộn lẫn so với trang phục của các dân tộc khác.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam

Hiện nay, các thế lực thù địch và một số phần tử cơ hội chính trị, bọn phản động trong và ngoài nước đang chống phá quyết liệt với cách mạng Việt Nam. Mục tiêu nhất quán của chúng là chống phá tận gốc nền tảng tư tưởng của Đảng; đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; xóa bỏ độc lập dân tộc và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; đối lập chủ nghĩa Mác-Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh... hòng làm xói mòn lòng tin của nhân dân với Đảng, với chế độ; làm tha hóa về chính trị, tư tưởng đối với một số cán bộ, đảng viên. Chúng muốn tạo ra được một “khoảng trống” về tư tưởng trong Đảng, trong xã hội ta, làm cho chúng ta tự tan rã từ bên trong... Nội dung bài viết này tập trung làm rõ luận cứ cơ bản để đấu tranh, phê phán quan điểm cho rằng: “Tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam”.

Tư duy của Đảng về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam từ đổi mới đến nay

Nhận thức đúng vai trò của văn hóa và nhân tố con người trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định văn hóa là một mặt trận trọng yếu, con người là nhân tố quyết định trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước. Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, tư duy của Đảng về xây dựng, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam đã trải qua những bước tiến rất quan trọng.

Những thách thức trong phát triển văn hóa thời gian tới

Từ năm 2021, Việt Nam bắt đầu bước vào một chu kỳ phát triển mới. Văn hóa là một lĩnh vực không nằm ngoài bối cảnh chung đó. Hầu hết các chiến lược, quy hoạch trong lĩnh vực văn hóa đều lấy mốc 2020 làm mục tiêu thời gian cho phát triển của mình, chính vì thế, từ năm 2021, cũng là lúc, các chiến lược, các quy hoạch sẽ bắt đầu bước sang một giai đoạn phát triển mới, với những thuận lợi và thách thức mới. Cùng với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030 cũng sẽ được ban hành, định hướng cho sự phát triển chung của văn hóa. Vì vậy, xác định các thời cơ, thách thức chính là cách để chúng ta đón nhận các cơ hội và lường trước những khó khăn sẽ gặp phải đối với văn hóa đất nước. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi muốn nhấn mạnh một số thách thức trong phát triển văn hóa thời gian tới.

Cuộc sống đời thường của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tại Cao Bằng

Giữa vô vàn mùa xuân trôi chảy theo vòng tuần hoàn của đất trời, có những mùa xuân đặc biệt, ghi dấu sự kiện lịch sử quan trọng liên quan đến vận mệnh của dân tộc Việt Nam. Một trong số đó là mùa xuân “trắng rừng biên giới nở hoa mơ” năm 1941 khi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, sau 30 năm bôn ba tìm đường giải phóng dân tộc, đã về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng. Từ đây, nương náu âm thầm giữa hang sâu, núi thẳm trong điều kiện sống vô cùng kham khổ, những tư tưởng chiến lược về cách mạng giải phóng dân tộc Người suy tính bấy lâu đã từng bước được hiện thực hóa. Thời gian lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ở Cao Bằng không dài và bị gián đoạn nhưng cuộc sống đời thường của Người tại đây khắc sâu thêm cốt cách của vị lãnh tụ dân tộc.

Vận dụng marketing 7P trong tuyển sinh tại các trường thuộc ngành văn hóa - nghệ thuật ở nước ta hiện nay

Trong hoạt động dạy và học của các cơ sở đào tạo ở nước ta nói chung và các cơ sở đào tạo trong lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật (VHNT) nói riêng, hoạt động tuyển sinh đóng vai trò quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của từng cơ sở đào tạo. Những năm qua, các cơ sở đào tạo thuộc ngành VHNT đã thực hiện nhiều giải pháp thu hút người học nộp hồ sơ, nhập học và đạt được nhiều kết quả khả thi. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, hoạt động tuyển sinh gặp nhiều khó khăn, nguồn tuyển ngày càng thu hẹp, hạn chế, việc tổ chức liên kết giữa cơ sở đào tạo với nơi sử dụng nguồn nhân lực chưa thực hiện tốt. Do vậy, để nâng cao chất lượng hoạt động tuyển sinh ngành VHNT, từng cơ sở đào tạo cần nghiên cứu, vận dụng từng nội dung cụ thể của maketing 7P. Bài viết đề cập việc vận dụng chiến lược marketing trong hoạt động tuyển sinh và thực hiện chiến lược marketing truyền thông tuyển sinh tại các cơ sở đào tạo ngành VHNT.

Sự phát triển nhận thức của Đảng về công bằng xã hội trong thời kỳ đổi mới

Công bằng xã hội là một giá trị xã hội phản ánh sự tương xứng giữa nghĩa vụ và quyền lợi, cống hiến và hưởng thụ, phẩm chất, năng lực với cơ hội, điều kiện phát triển. Công bằng xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Suốt quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, Đảng đã vận dụng sáng tạo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng xã hội, không ngừng đổi mới tư duy, nhận thức ngày càng rõ hơn về công bằng xã hội.

Văn hóa Hồ Chí Minh - Nhìn từ mối quan hệ của lãnh tụ với văn nghệ sĩ Việt Nam

Hồ Chí Minh với văn nghệ sĩ, văn nghệ sĩ với Hồ Chí Minh là một bộ sách lớn và quý, gồm nhiều tập, lần lượt ra mắt bạn đọc từ năm 2010. Là một người tham gia hoạt động trên lĩnh vực lý luận, phê bình văn học, tôi thực sự yêu thích tác phẩm này vì nó gợi suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề rất quan trọng và có thể nói là cốt tử của thành công trong sáng tác - văn hóa nhà văn. Hồ Chí Minh là một biểu tượng của văn hóa nhà văn.