• Diễn đàn văn hóa > Vấn đề sự kiện

Cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật

Trong xu thế hội nhập hiện nay, để tạo cơ hội phát triển cho các đơn vị sự nghiệp nói chung, đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật nói riêng, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương đổi mới cơ chế quản lý, tăng quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp, từng bước tiến tới xóa bỏ bao cấp đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Chủ trương trên đã được hiện thực hóa thông qua các Nghị định số 10/2002/NĐ-CP, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP và Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Trong quá trình gần 10 năm áp dụng chính sách tự chủ, các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật đã gặt hái được những thành công nhất định, bên cạnh đó vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

Khát vọng Việt Nam từ Tuyên ngôn Độc lập đến Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng - dưới góc nhìn văn hóa

“Khát vọng Việt Nam” là cụm từ được tìm kiếm và nhắc đến nhiều lần trên các diễn đàn trong thời gian gần đây. Đó là khát vọng “phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã xác định. Trong chiều dài lịch sử, khát vọng dân tộc luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, bền bỉ, tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn giúp Việt Nam vượt qua nhiều gian lao, thử thách khắc nghiệt. Vào những thời điểm lịch sử quan trọng nhất, khát vọng Việt Nam lại trỗi dậy mãnh liệt, thôi thúc cả dân tộc vươn lên, thực hiện mong muốn thiết tha, cháy bỏng của mình. Đó là cột mốc lịch sử ngày 2-9-1945, trong Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lần đầu tiên, khát vọng độc lập, tự do được khẳng định trước quốc dân đồng bào và toàn thể thế giới như quyền cơ bản của dân tộc, của con người. Đến Đại hội lần thứ XIII của Đảng, trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế mạnh mẽ, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc đã được Đảng ta khẳng định như một thông điệp phát triển trước nhân dân và bạn bè quốc tế. Khát vọng Việt Nam là sự cô đúc những giá trị cốt lõi, là động lực tinh thần mạnh mẽ, là sức mạnh nội sinh của văn hóa, con người Việt Nam trong hành trình phát triển.

Dư âm bài viết của Tổng Bí thư: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực, sức mạnh nội sinh phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc

Nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2021), bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, GS.TS Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã viết bài "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" đăng tải rộng rãi trên các phương tiện truyền thông.

Xây dựng và phát triển văn hóa quản lý trong quản lý tổ chức

Ngày nay, các tổ chức phải đối mặt với những thách thức từ môi trường bên ngoài và sự thay đổi nội bộ đòi hỏi các nhà lãnh đạo, quản lý phải điều chỉnh hành vi của họ để thích ứng với những thách thức và thay đổi này. Văn hóa quản lý (VHQL) chính là cách ứng xử như thế nào trong quá trình quản lý, biểu hiện ra bên ngoài bằng các giá trị vật chất và phi vật chất. VHQL có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của một tổ chức.

Văn hóa Việt Nam với mục tiêu phát triển đất nước nhanh và bền vững

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng ta là sự kiện trọng đại của đất nước. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là sự tổng kết sâu sắc lý luận và thực tiễn, kết tinh trí tuệ, ý chí, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân; có giá trị định hướng và chỉ đạo toàn bộ các hoạt động của Đảng, Nhà nước đối với mọi lĩnh vực cuộc sống, trong đó có lĩnh vực văn hóa. Để triển khai thực hiện Chỉ thị 01-CT/TW về việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tác giả xin góp thêm tiếng nói từ góc nhìn của văn hóa, đó là vấn đề văn hóa với mục tiêu phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam hiện nay.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ - giá trị lịch sử và hiện thực

Trong kho tàng di sản văn hóa và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm về dân chủ giữ một vai trò, vị trí quan trọng trong hệ tư tưởng và chi phối mọi hoạt động của Người. Quan điểm dân chủ của Hồ Chí Minh bắt nguồn từ khát vọng hàng ngàn đời của dân tộc Việt Nam, đồng thời tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại và được vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn Việt Nam.

Bản sắc dân tộc trong trang phục áo dài Việt Nam

Khi nhắc đến hình ảnh người phụ nữ Việt Nam, dù là trong bối cảnh truyền thống xưa hay nay, bạn bè quốc tế thường liên tưởng tới tà áo dài duyên dáng, yêu kiều, thướt tha. Áo dài gần như đã trở thành một thứ quốc phục đối với các cô gái Việt Nam, có thể sánh ngang với kimono của Nhật Bản, hanbok của Hàn Quốc, sườn xám của Trung Quốc. Cho đến nay, áo dài là một trong số ít các từ thuần Việt được người nước ngoài sử dụng dưới dạng từ nguyên, không qua dịch thuật trong các văn bản. Điều đó cho thấy chúng chính là những hiện tượng rất riêng, rất bản sắc, rất đặc trưng trong văn hóa Việt Nam, bởi chúng không hề có những khái niệm tương đương trong ngôn ngữ nước ngoài. Ngày nay, áo dài Việt Nam không chỉ đơn thuần là một loại trang phục dân tộc, nó còn chứa đựng cả bề dầy lịch sử, truyền thống văn hóa, những quan niệm thẩm mỹ, ý thức và tinh thần dân tộc của người Việt Nam. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, dẫu có không ít biến cải và đổi thay trước những biến chuyển “vật đổi sao dời” của xã hội và thời đại, chiếc áo dài Việt Nam vẫn luôn ẩn chứa những nét bản sắc độc đáo, không thể trộn lẫn so với trang phục của các dân tộc khác.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam

Hiện nay, các thế lực thù địch và một số phần tử cơ hội chính trị, bọn phản động trong và ngoài nước đang chống phá quyết liệt với cách mạng Việt Nam. Mục tiêu nhất quán của chúng là chống phá tận gốc nền tảng tư tưởng của Đảng; đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; xóa bỏ độc lập dân tộc và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; đối lập chủ nghĩa Mác-Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh... hòng làm xói mòn lòng tin của nhân dân với Đảng, với chế độ; làm tha hóa về chính trị, tư tưởng đối với một số cán bộ, đảng viên. Chúng muốn tạo ra được một “khoảng trống” về tư tưởng trong Đảng, trong xã hội ta, làm cho chúng ta tự tan rã từ bên trong... Nội dung bài viết này tập trung làm rõ luận cứ cơ bản để đấu tranh, phê phán quan điểm cho rằng: “Tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam”.