• Diễn đàn văn hóa > Vấn đề sự kiện

Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 1946, 1948 - bước ngoặt lịch sử, tầm nhìn thời đại về phát huy sức mạnh nội sinh của dân tộc

Tại các Hội nghị Văn hóa toàn quốc những năm 1946, 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra luận điểm: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” để quảng bá cho toàn thể dân tộc ta, trong đó có đội ngũ trí thức khoa học, các nhà văn hóa, các văn nghệ sĩ và quảng đại quần chúng nhân dân hưởng ứng quá trình xây dựng “văn hóa kháng chiến”, “con người kháng chiến”, tạo ra nguồn sức mạnh văn hóa, con người để đẩy mạnh “kháng chiến, kiến quốc”, bảo vệ núi sông bờ cõi. Luận điểm này đã trở thành nguyên tắc chi phối, có ý nghĩa cơ bản, lâu dài, là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt quá trình phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.

Cách mạng Công nghiệp 4.0: cơ hội, thách thức, và giải pháp của ngành Văn hóa - Nghệ thuật Việt Nam

Cách mạng Công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) được coi là cuộc cách mạng “không có tiền lệ lịch sử”, đang phát triển với tốc độ vũ bão, đánh dấu bước ngoặt trong sự phát triển khoa học - công nghệ của nhân loại, tạo ra những tác động sâu rộng đến sự phát triển kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, môi trường và nhiều lĩnh vực trong đời sống của các quốc gia dân tộc trên thế giới. Từ chính phủ các nước, các doanh nghiệp, các tập đoàn xuyên quốc gia, đa quốc gia, đến những người sáng tạo, thực hành văn hóa và đông đảo người dân, ít nhiều đều chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp từ cuộc CMCN 4.0.

Vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đào tạo, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài trong giai đoạn hiện nay

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia” đã trở thành bài học trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Từ xa xưa, ông cha ta rất quý trọng nhân tài và coi trọng dụng nhân tài là việc hệ trọng, quyết định sự hưng thịnh của quốc gia dân tộc. Phát huy truyền thống tốt đẹp đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nâng việc đào tạo, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài thành một chiến lược. Người đã để lại nhiều bài học và những kinh nghiệm quý báu về nghệ thuật dùng người, trọng dụng nhân tài làm nên những thành công trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Một số nội dung mới trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng về phát triển giáo dục và đào tạo

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa đang đặt ra nhiều vấn đề đối với giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao và hội nhập quốc tế. Kế thừa quan điểm của các kỳ đại hội trước, Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã có nhiều quan điểm, chủ trương mới, thể hiện sự phát triển về nhận thức của Đảng đối với vấn đề phát triển giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0).

Góp phần tìm hiểu quan điểm Đại hội XIII của Đảng về xây dựng và phát huy nhân tố con người

Xây dựng và phát huy nhân tố con người là nội dung xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, xây dựng và phát triển đất nước của Đảng ta. Qua các kỳ đại hội, Đảng Cộng sản Việt Nam không ngừng hoàn thiện lý luận về xây dựng và phát triển nguồn lực con người, coi con người là trung tâm của mọi chiến lược phát triển và là yếu tố cốt lõi trong sức mạnh của quốc gia. Tại Đại hội XIII, Đảng đã tiếp tục bổ sung, phát triển, khái quát những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể về xây dựng, phát triển con người Việt Nam toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội đất nước.

Một số vấn đề lý luận và nhận thức về xây dựng môi trường văn hóa công sở ở Việt Nam

Xây dựng môi trường văn hóa công sở là một trong những nội dung của xây dựng môi trường văn hóa đã được Đảng và Nhà nước ta đặt ra như một nhiệm vụ trọng tâm của quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam. Xây dựng môi trường văn hóa trong mỗi công sở chính là điều kiện để con người có thể tồn tại, giao tiếp, lao động và sáng tạo. Xây dựng môi trường văn hóa công sở chính là gây dựng nền tảng cho sự hình thành “nhân cách văn hóa” với vai trò là tâm điểm của môi trường văn hóa công sở. Một môi trường văn hóa công sở lành mạnh sẽ là cơ sở để tạo nên những giá trị, hiệu quả công việc và những hiệu ứng xã hội tích cực có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của mỗi cơ quan, đơn vị trong bối cảnh hiện nay. Nghiên cứu về mặt lý luận, nhận thức liên quan đến chủ đề này là yêu cầu đã và đang được đặt ra bởi đó chính là cơ sở, nền tảng lý thuyết định hướng cho công cuộc xây dựng môi trường văn hóa công sở ở Việt Nam hiện nay.

Cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật

Trong xu thế hội nhập hiện nay, để tạo cơ hội phát triển cho các đơn vị sự nghiệp nói chung, đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật nói riêng, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương đổi mới cơ chế quản lý, tăng quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp, từng bước tiến tới xóa bỏ bao cấp đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Chủ trương trên đã được hiện thực hóa thông qua các Nghị định số 10/2002/NĐ-CP, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP và Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Trong quá trình gần 10 năm áp dụng chính sách tự chủ, các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật đã gặt hái được những thành công nhất định, bên cạnh đó vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc.