• Diễn đàn văn hóa > Vấn đề sự kiện

Vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục thanh niên hiện nay

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến giáo dục thanh niên - thế hệ tương lai của đất nước. Chính vì vậy, giáo dục thanh niên là nhiệm vụ quan trọng của dân tộc ta trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, công tác giáo dục thanh niên đòi hỏi phải nâng cao về chất lượng và tăng cường khả năng hội nhập quốc tế. Việc nghiên cứu quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nội dung giáo dục là cơ sở để Đảng, Nhà nước ta đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước nhà, trong đó có giáo dục thanh niên, bài viết làm rõ những vấn đề cơ bản trong việc giáo dục, đào tạo thanh niên thành những người kế cận xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng, vừa chuyên.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà cách mạng luôn gắn liền với hoạt động thực tiễn, mà mục tiêu lớn nhất là độc lập cho dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Ngay từ những năm 20 của TK XX, Người đã sớm đặt câu hỏi “cách mạng trước hết phải có cái gì?” và Người thấy trước hết phải có một tổ chức cách mạng gồm những con người tiêu biểu làm đầu tàu để dẫn dắt cách mạng đi đến thành công, rồi sau này sẽ là những người làm việc trong bộ máy nhà nước, trong hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Những con người đó chính là đội ngũ cán bộ đảng viên. Vì vậy, giáo dục lý luận chính trị và đạo đức cách mạng cho cán bộ đảng viên là vấn đề vô cùng quan trọng, là quan điểm nhất quán xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

Chủ tịch nước: Các già làng, trưởng bản phải tiếp tục nêu cao gương sáng cho con cháu, cộng đồng

Nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, sáng nay 19-4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã gặp mặt Đoàn đại biểu già làng, trưởng bản, nghệ nhân người dân tộc thiểu số tiêu biểu có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, gìn giữ, phát huy truyền thống văn hóa các dân tộc.

Hoàn thiện cơ chế liên kết vùng Việt Bắc và Hà Nội để phát triển du lịch trọng tâm, trọng điểm

Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đã nhấn mạnh như vậy tại lễ khai mạc “Tuần văn hóa du lịch 6 tỉnh Việt Bắc và Hà Nội” năm 2022 diễn ra tối 16-4, tại Vườn hoa - Tượng đài Lý Thái Tổ (Hà Nội). Sự kiện nằm trong Chương trình “Qua những miền di sản Việt Bắc”, được tổ chức hằng năm nhằm đẩy mạnh hợp tác phát triển văn hóa du lịch giữa 6 tỉnh vùng Việt Bắc: Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn.

Thực trạng pháp luật về điện ảnh Việt Nam và giải pháp hoàn thiện

Luật Điện ảnh ra đời đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho việc quản lý hoạt động điện ảnh Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; thu hút các nguồn lực đầu tư, tăng cường xã hội hóa và nâng cao thị trường điện ảnh Việt Nam về cả lượng và chất; góp phần đẩy mạnh quảng bá hình ảnh đất nước, con người và bản sắc văn hóa Việt Nam; từng bước hội nhập với nền công nghiệp điện ảnh thế giới. Trong quá trình triển khai thi hành, một số quy định trong Luật Điện ảnh và văn bản hướng dẫn thi hành đã bộc lộ bất cập cần được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý để phát triển điện ảnh.

Bảo tồn, phát huy Không gian văn hóa Khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên trong thời đại kỹ thuật số

Không gian văn hóa Khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên (KDT) nằm trên địa bàn xã Kim Liên và Nam Giang, gồm các cụm di tích nằm đan xen với khu dân cư. Từ khi được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt đến nay, KDT đã nhận được sự quan tâm rất lớn của Đảng, Chính phủ và các địa phương. Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 đã chỉ rõ: “Thực hiện số hóa và lập bản đồ số di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, bảo vật quốc gia, di sản tư liệu”. Tuy nhiên, công tác quản lý còn gặp không ít khó khăn trong việc bảo tồn di tích và các tài liệu, hiện vật gốc. Bởi KDT nằm rải rác không tập trung, các di tích được làm từ vật liệu thô sơ, kém bền vững dễ bị ảnh hưởng bởi khí hậu, côn trùng và con người… nên việc ứng dụng công nghệ mới vào công tác bảo tồn di tích càng trở nên cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

Nghệ thuật hàn lâm trong tiến trình phát triển công nghiệp biểu diễn

Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng diễn ra vào tháng 11-2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định vai trò to lớn của văn hóa: “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc”, “Văn hóa còn thì dân tộc còn” (1) và đưa ra 6 nhiệm vụ trọng tâm trong việc tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hóa của dân tộc, một trong số đó là khẩn trương phát triển các ngành công nghiệp văn hóa (CNVH), xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh. Cũng tại Hội nghị này, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh quyết tâm của ngành Văn hóa trong thời gian tới để biến văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh, động lực khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như Bác Hồ kính yêu hằng mong muốn. Để làm được điều này, Bộ trưởng kiến nghị Đảng, Nhà nước quan tâm, hỗ trợ để Bộ thực hiện nhiều nhiệm vụ lớn của ngành Văn hóa, hướng tới mục tiêu văn hóa đóng góp 7% GDP vào năm 2030 (2).

Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở - điểm nhấn quan trọng trong năm 2022 của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Nếu như năm 2021 được coi là năm hoàn thiện thể chế của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thì sang năm 2022, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chọn “xây dựng môi trường văn hóa cơ sở” và kiện toàn “công tác tổ chức cán bộ” là nhiệm vụ công tác trọng tâm. Có thể nói, đây là sự lựa chọn hết sức đúng đắn, kịp thời, đáp ứng yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong tình hình mới. “Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở” và “công tác tổ chức cán bộ” chính là những lĩnh vực cơ bản, then chốt, có tác động sâu sắc đến sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao, và du lịch của đất nước trong thời điểm hiện tại cũng như lâu dài.

Tự phê bình và phê bình - khâu đột phá trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Đảng khẳng định: “xây dựng, chỉnh đốn Đảng luôn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng ta, chế độ ta” (1). Để xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong giai đoạn hiện nay, một trong những yêu cầu then chốt mà Đảng đặt ra là phải “…thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả việc tự phê bình, phê bình…” (2), xem đây là quy luật phát triển của Đảng, đồng thời là “vũ khí sắc bén” để làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Để thực hiện có hiệu quả hoạt động phê bình và tự phê bình trong những năm qua, Đảng đã không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở, đồng thời bổ sung và hoàn thiện các cơ chế, quy chế liên quan đến công tác này. Nhờ đó, phương thức hoạt động của Đảng ngày càng được dân chủ hóa, chất lượng sinh hoạt của các tổ chức đảng, nhất là cấp ủy các cấp ngày càng được nâng lên.