• Diễn đàn văn hóa > Vấn đề sự kiện

Văn học dân tộc thời hiện đại chuyển động dưới ánh sáng của "Đề cương về văn hóa Việt Nam" 1943

Bản Đề cương về văn hóa Việt Nam do đồng chí Trường Chinh - Tổng Bí thư - soạn thảo được Hội nghị Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương thông qua tháng 2-1943, đăng toàn văn trên Tạp chí Tiên Phong, số 1 (cơ quan vận động văn hóa mới thuộc Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam xuất bản) ra ngày 10-11-1945. 80 năm (1943-2023), ánh sáng dẫn đường của Đề cương về văn hóa Việt Nam vẫn phát tỏa những giá trị cốt tủy từ phương diện lý luận và thực tiễn - theo quan điểm mác-xít, về vai trò của văn hóa trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và kiến quốc thời đại Hồ Chí Minh.

"Đề cương về văn hóa Việt Nam" 1943 - động lực cho phát triển văn hóa hôm nay

Trong những ngày đầu xuân mới này, chúng ta cùng ôn lại sự kiện 80 năm ra đời của Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943 - 2023) - cương lĩnh đầu tiên về văn hóa của Đảng ta do đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh khởi thảo, mà những giá trị về lý luận và thực tiễn của nó cho đến nay vẫn còn vẹn nguyên tính thời sự và là động lực cơ bản cho phát triển văn hóa trong bối cảnh đất nước đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng.

Ngành Văn hóa - một năm nhìn lại sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc

Ngày 20-12-2022, Bộ VHTTDL chính thức công bố 10 sự kiện tiêu biểu của ngành VHTTDL năm 2022. Trong đó, việc triển khai thực hiện Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc được xếp vị trí số 1 trong các sự kiện tiêu biểu của ngành. Có thể thấy, một năm sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc đã đánh dấu sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức và hành động của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội về vai trò và tầm quan trọng của văn hóa trong đời sống kinh tế, xã hội. Những chuyển biến ấy tạo thêm nền tảng vững chắc, động lực và niềm tin, góp phần thúc đẩy công cuộc chấn hưng văn hóa nước nhà.

Khát vọng mùa xuân!

Lại một mùa xuân mới về trên khắp mọi miền đất nước! Những ngày này, mọi gia đình lại náo nức đoàn tụ, chuẩn bị cho thời khắc thiêng liêng đón năm mới Quý Mão 2023 với bao ước mong tốt lành.

Xây dựng môi trường văn hóa vì sự phát triển bền vững đất nước

Xây dựng môi trường văn hóa là một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm được Đảng ta quan tâm và nhấn mạnh trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương khóa XI. Đây cũng là nội dung quan trọng được xác định trong Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020, tiếp tục được đặt ra trong Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030. Phát biểu tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ: “Môi trường văn hóa vẫn bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, tham nhũng, tiêu cực”. Hiện nay, những biểu hiện không mong muốn về sự xuống cấp đạo đức, sự băng hoại về lối sống, sự tha hóa về nhân cách đang có chiều hướng gia tăng trong xã hội. Nhiều vấn đề đáng báo động đang nảy sinh trong văn hóa gia đình, văn hóa học đường, văn hóa nơi công cộng, văn hóa ứng xử trên môi trường mạng... Tất cả những điều đó đòi hỏi chúng ta phải nghiêm túc xem xét, đánh giá lại thực tiễn xây dựng môi trường văn hóa hiện nay để từ đó có những điều chỉnh, bổ sung kịp thời về mặt lý luận, cũng như tìm ra các giải pháp, đối sách phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công cuộc xây dựng môi trường văn hóa ở Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Nhìn lại năm 2022 – Thông điệp năm 2023 của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Năm 2022 đã khép lại, mùa xuân 2023 đang đến trên từng chồi non, nụ biếc, thấm sâu vào từng nhịp điệu chờ đón cái Tết sắp về trên khắp mọi miền đất nước. Thời khắc này, chúng ta cùng nhìn lại một năm qua, toàn ngành VHTTDL dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã vượt qua rất nhiều khó khăn, thách thức để góp phần làm nên những đổi thay chung của đất nước. Đồng thời, đây cũng là dịp để chúng ta nhận thức rõ hơn những cơ hội mới và cả những khó khăn, thách thức mới đang diễn ra gay gắt, để nỗ lực phát triển văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, bền vững.

Tác động của cơ chế thị trường đến môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống

Lễ hội truyền thống là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng được hình thành từ lâu đời, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt. Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, dưới tác động của cơ chế thị trường, môi trường văn hóa (MTVH) trong lễ hội đã có những biến đổi trên nhiều phương diện từ cảnh quan di tích, thời gian, không gian tổ chức lễ hội, các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa cũng như ứng xử đối với lễ hội truyền thống. Sự tác động đó có cả những yếu tố tích cực, tuy nhiên, sự chi phối của yếu tố thương mại, yếu tố lợi nhuận trong tổ chức lễ hội đang là mối đe dọa tới việc bảo tồn các giá trị văn hóa cổ truyền và bản sắc dân tộc trong các lễ hội truyền thống.