Phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong xây dựng môi trường văn hóa sư phạm ở các trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

Xây dựng môi trường văn hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đảng ta khẳng định: “Xây dựng môi trường văn hóa một cách toàn diện ở gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư, trong các cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể, doanh nghiệp để văn hóa thực sự là động lực, đột phá phát triển kinh tế, xã hội, hội nhập quốc tế” (1). Ở các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, giảng viên chính là chủ thể - chủ đạo trong xây dựng môi trường văn hóa sư phạm tốt đẹp, lành mạnh, phong phú.

 

1. Xây dựng môi trường văn hóa sư phạm ở các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam - tiếp cận từ vai trò đội ngũ giảng viên

Trong hoạt động giáo dục và đào tạo, đặc trưng lớn nhất của môi trường văn hóa sư phạm là môi trường chứa đựng những khuôn mẫu hình thành, phát triển nhân cách con người. Môi trường văn hóa sư phạm ở các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam có tính đặc thù - là môi trường văn hóa sư phạm quân sự - là tổng hòa các giá trị văn hóa vật chất, tinh thần được hình thành, phát triển gắn với hoạt động sư phạm quân sự, hợp thành một chỉnh thể trong không gian và thời gian xác định, tác động đến quá trình hình thành, nuôi dưỡng và hoàn thiện phẩm chất, nhân cách của mọi quân nhân. Môi trường văn hóa sư phạm là nhân tố cốt lõi trực tiếp giáo dục, bồi dưỡng, phát triển nhân cách; tạo động lực thúc đẩy mọi tổ chức, cá nhân rèn luyện, phấn đấu, đồng thời, phòng, chống những yếu tố phản văn hóa, góp phần xây dựng các nhà trường quân đội vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”.

Về thực chất, môi trường văn hóa ở các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần được gắn kết với nhau thành một chỉnh thể thống nhất, tạo thành những điều kiện, hoàn cảnh hiện thực về văn hóa sư phạm cho quá trình hình thành, nuôi dưỡng và hoàn thiện nhân cách của các chủ thể trong quá trình giáo dục và đào tạo ở các giai đoạn phát triển nhất định. Những yếu tố cốt lõi cấu thành môi trường văn hóa ở các nhà trường quân đội bao gồm: con người có trình độ văn hóa sư phạm; hệ thống các quan hệ ứng xử văn hóa sư phạm; hệ thống các hình thái hoạt động văn hóa sư phạm; hệ thống các thiết chế và cảnh quan văn hóa sư phạm. Các chủ thể trong môi trường văn hóa sư phạm ở các nhà trường quân đội bao gồm cán bộ, giảng viên, học viên, công nhân viên, chiến sĩ; trong đó, đội ngũ giảng viên với vị trí và vai trò chủ thể, chủ đạo trong quá trình dạy học là nhân tố quyết định hàng đầu trong xây dựng môi trường văn hóa sư phạm tốt đẹp, lành mạnh, phong phú.

Xây dựng đội ngũ giảng viên vững mạnh là điều kiện quan trọng hàng đầu để đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nói chung, xây dựng môi trường văn hóa sư phạm nói riêng. “Nhiệm vụ của giáo dục rất quan trọng và vẻ vang, vì nếu không có thày giáo thì không có giáo dục” (2). Đội ngũ nhà giáo quân đội chính là lực lượng nòng cốt, trực tiếp quyết định kết quả truyền thụ tri thức, bồi dưỡng kinh nghiệm thực tiễn, phát triển năng lực cho học viên, bảo đảm cho học viên sau khi ra trường có nền tảng tri thức vững vàng, kinh nghiệm thực tiễn phong phú, gắn sát với chức danh đào tạo và thực hiện nhiệm vụ ở đơn vị. Có thể khái quát vai trò đội ngũ giảng viên trong xây dựng môi trường văn hóa sư phạm ở các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam trên ba vấn đề cơ bản sau đây:

Một là, giảng viên là chủ thể xác định và xây dựng các hệ giá trị, chuẩn mực văn hóa sư phạm. Môi trường văn hóa sư phạm ở các nhà trường quân đội có tính tương tác do giảng viên và học viên cùng tạo ra, trong đó, giảng viên đóng vai trò chủ đạo. Giáo dục và đào tạo ở các nhà trường quân đội phụ thuộc tất yếu vào quan niệm giáo dục, tác phong mẫu mực và sự đoàn kết, thống nhất của tập thể giảng viên trong hình thành, phát triển nhân sinh quan, giá trị quan đúng đắn, cao đẹp cho học viên và cho chính bản thân các giảng viên: “Xây dựng mỗi trường học phải thực sự là một trung tâm văn hóa giáo dục, rèn luyện con người về lý tưởng, phẩm chất, nhân cách, lối sống; giáo dục truyền thống văn hóa” (3). Giảng viên có vị trí chủ đạo, có vai trò định hướng quan trọng đối với sự tiếp nhận của học viên. Tập thể giảng viên xác định, xây dựng các mục tiêu giá trị và chuẩn mực trong giao tiếp công việc, trong ứng xử cuộc sống, tạo ra bầu không khí tốt đẹp trong môi trường văn hóa sư phạm ở nhà trường. Mỗi phát ngôn, hành vi của giảng viên đều ảnh hưởng rất lớn đến môi trường văn hóa sư phạm ở các nhà trường quân đội. Việc dạy học của giảng viên là một loại hình công việc mang tính chuyên môn, chịu trách nhiệm truyền thụ tri thức và kỹ năng, bồi dưỡng tinh thần đổi mới sáng tạo, định hướng hoàn thiện nhân cách cho học viên. Quy chuẩn đạo đức, hành vi của giảng viên ảnh hưởng trực tiếp đến đồng nghiệp, học viên, nhà trường và xã hội. Với các đồng nghiệp, đó là sự chia sẻ về chuyên môn, nghiệp vụ, cùng nỗ lực trong việc thực thi, hiện thực hóa các mục tiêu và sứ mệnh nhà trường quân đội. Với học viên, đó là truyền đạt kiến thức, chia sẻ và định hướng các giá trị và kỹ năng sống, bồi dưỡng nhân tài cho quân đội và xã hội. Sự ảnh hưởng, sức hấp dẫn từ nhân cách của giảng viên qua từng lời nói, hành động đại diện cho phương hướng môi trường văn hóa sư phạm ở các nhà trường quân đội.

Hai là, giảng viên dẫn dắt, nêu gương trong thực hiện các giá trị, chuẩn mực văn hóa sư phạm. Giảng viên thông qua các hoạt động sư phạm trực tiếp định hướng, giáo dục các chuẩn mực, giá trị cho học viên, đảm bảo xây dựng môi trường văn hóa sư phạm ở các nhà trường quân đội phát triển lành mạnh. Giảng viên có tri thức sâu, rộng, phương pháp giảng dạy khoa học, tấm gương sáng về đạo đức, lối sống, tác phong làm việc, nêu gương trong mọi công việc, nói đi đôi với làm, thực sự là “tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo” đều mang tính định hướng giáo dục, tạo ra động lực học tập tốt, hứng thú say mê nghiên cứu ở học viên. Vì thế, hình ảnh, phong cách làm việc và lối sống của giảng viên ảnh hưởng lớn đến đồng nghiệp, học viên: “Nhiệm vụ của các cô giáo, thày giáo rất nặng nề nhưng rất vẻ vang. Muốn làm tròn nhiệm vụ đó thì phải luôn luôn gương mẫu về mọi mặt, không ngừng bồi dưỡng đạo đức cách mạng, lập trường chính trị; phải ra sức đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ” (4). Trong quá trình giảng dạy, giảng viên không chỉ đơn thuần trang bị, định hướng, gợi mở tri thức, mà còn trao truyền tình thương, sự tâm huyết để kiến thức, văn hóa trở thành niềm tin, động lực thúc đẩy học viên điều chỉnh nhận thức, thái độ và hành vi, khơi dậy ý chí vượt qua khó khăn, chiếm lĩnh tri thức khoa học, đóng góp trí tuệ cho công cuộc xây dựng quân đội và đất nước.

Ba là, giảng viên tiên phong đấu tranh phòng, chống nhận thức, hành vi phản giá trị, lệch chuẩn mực văn hóa sư phạm. Giảng viên là người mẫu mực về chuyên môn, nhân cách, đạo đức, lối sống để làm tròn chức năng truyền tải tri thức, văn hóa, lấy cái tốt đẩy lùi cái xấu, góp phần phát triển nhân cách học viên. Thực tiễn hiện nay cho thấy, “môi trường văn hóa, xã hội tiếp tục bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, tham nhũng, tiêu cực” (5). Giảng viên là lực lượng nòng cốt phê phán, lên án các hiện tượng: chà đạp lên giá trị, sứ mệnh thiêng liêng của nhà trường, thương mại hóa giáo dục, đề cao giá trị vật chất và đồng tiền, không sâu sát đến quá trình dạy và học, hủy hoại môi trường văn hóa sư phạm ở các nhà trường quân đội. Từ thực trạng “đạo đức, lối sống trong gia đình, học đường và xã hội có mặt xuống cấp đáng lo ngại, gây bức xúc cho xã hội” (6), giảng viên tích cực, chủ động ngăn chặn, đẩy lùi vấn nạn bạo lực trường học, tình trạng vi phạm nguyên tắc thực hành dân chủ trường học, những luồng tư tưởng ngoại lai, cổ súy cho lối sống nhanh, sống gấp, sống chỉ biết hưởng thụ... Kịp thời ngăn chặn, phát hiện và loại trừ những biểu hiện tiêu cực, những hành vi lệch chuẩn, bảo đảm môi trường văn hóa sư phạm ở các nhà trường quân đội lành mạnh, an toàn, thân thiện. Trong các hoạt động sư phạm, bản thân giảng viên tự điều chỉnh thái độ, hành vi, ứng xử, tự soi, tự sửa theo khuôn phép nghề nghiệp, từ đó, đạo đức, nhân cách được rèn luyện, phát triển toàn diện cả về nhận thức, thái độ chính trị, chuẩn mực hành vi đạo đức và tác phong, lối sống mô phạm.

2. Một số giải pháp phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong xây dựng môi trường văn hóa sư phạm ở các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

Xây dựng môi trường văn hóa là nội dung quan trọng trong xây dựng nhân cách con người, hình thành lối sống, nếp sống chuẩn mực, là yếu tố nền tảng xây dựng xã hội tốt đẹp, nhân văn, đồng thời, phản ánh sự tiến bộ xã hội. Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng xác định: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có trình độ tương xứng với công việc; ngành đào tạo, thực hiện tốt bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ nhà giáo, nhà khoa học qua thực tiễn; có chính sách thu hút nhân tài về các học viện, nhà trường công tác” (7). Để phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong xây dựng môi trường văn hóa sư phạm ở các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, cần tập trung thực hiện có hiệu quả một số giải pháp cơ bản sau đây:

Tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng gắn với tổ chức thực hiện chặt chẽ, khoa học quy trình, phương thức tuyển chọn, đào tạo, quy hoạch, sử dụng đội ngũ nhà giáo

Chú trọng quán triệt, triển khai thực hiện thực chất, có hiệu quả Nghị quyết số 109-NQ/QUTW ngày 11-2-2019 của Quân ủy Trung ương về “Xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội, nhất là cấp chiến dịch, chiến lược đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới”; “Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong Quân đội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Đề án “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong Quân đội đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong Quân đội giai đoạn 2020-2030”. Kịp thời điều chỉnh, chuẩn hóa nội dung, chương trình đào tạo theo hướng phù hợp với từng đối tượng người học, sát thực tế huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu ở đơn vị: “Đổi mới chương trình, nội dung đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, phù hợp với từng đối tượng, cấp học; chú trọng rèn luyện bản lĩnh, phương pháp, tác phong chỉ huy, quản lý đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo cho học viên” (8). Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, làm cho mọi tổ chức, lực lượng nắm vững quan điểm, chủ trương, phương châm xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo của Đảng, Nhà nước và quân đội, đặc biệt là nhận thức sâu sắc vị trí, tầm quan trọng của việc chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo có đủ trình độ, năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục và đào tạo trong tình hình mới.

Xây dựng kế hoạch, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và tuyển chọn đội ngũ nhà giáo; thực hiện công khai, dân chủ trong đào tạo, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm. Xác định rõ chủ trương, giải pháp thực hiện quy hoạch đội ngũ nhà giáo gắn với các khâu đánh giá, tuyển chọn, đào tạo, sử dụng, quản lý cán bộ. Về nguồn tuyển chọn, chú trọng xét tuyển chọn số học viên tốt nghiệp loại khá, giỏi, có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực, sức khỏe và nguyện vọng; kết hợp tuyển dụng học viên, sinh viên tốt nghiệp ở học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội. Kiên quyết đưa ra khỏi ngành những giáo viên không đủ tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Về số lượng, chú trọng phân bổ đủ theo yêu cầu tổ chức, biên chế, bảo đảm vừa có lực lượng cơ bản, chủ yếu, vừa có lực lượng dự bị. Về chất lượng, tăng cường tổ chức bồi dưỡng kiến thức toàn diện về chuyên môn, năng lực sư phạm, tác phong, phương pháp công tác, khả năng vận dụng lý luận và thực tiễn gắn với tự học, tự rèn của đội ngũ nhà giáo. Về cơ cấu, tập trung củng cố, kiện toàn đội ngũ nhà giáo theo hướng “chuẩn hóa, trẻ hóa”, bảo đảm có sự kế thừa và kết hợp vững chắc giữa các độ tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm thực tiễn.

Tăng cường rèn luyện, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo vững vàng về lý luận, phong phú về thực tiễn, chuẩn mực về phương pháp, tác phong công tác

Đặc biệt chú trọng khơi dậy, phát huy lòng yêu nghề, vinh dự, trách nhiệm, luôn là một tấm gương tiêu biểu về phẩm chất đạo đức, lối sống, tích cực, sáng tạo, phát huy tốt phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”; không ngừng nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng, phương pháp sư phạm và kinh nghiệm thực tiễn. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, trang bị cho đội ngũ nhà giáo có trình độ, năng lực toàn diện, kiến thức chuyên sâu theo lĩnh vực, môn học giảng dạy và kỹ năng, phương pháp sư phạm tốt; khả năng tư duy khoa học, sáng tạo, biết gắn lý thuyết với thực hành, lý luận với thực tiễn, nhà trường với đơn vị và chiến trường. Tăng cường đội ngũ giáo viên đi thực tế ở các đơn vị cơ sở theo phân cấp trong toàn quân, nâng cao kiến thức thực tiễn, nắm chắc đối tượng đào tạo, nhằm giảng dạy sát cương vị, chức trách của học viên sau khi tốt nghiệp ra trường. Chú trọng bồi dưỡng cho mỗi nhà giáo hiểu rõ các hình thức tác chiến, hình thức chiến tranh và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

Xây dựng kế hoạch và tổ chức nghiêm túc, có chất lượng các hội thi, hội thao; các hoạt động phương pháp gắn với tăng cường mở các lớp học ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ giáo viên. Tổ chức chặt chẽ các lớp tập huấn nghiệp vụ sư phạm, nhất là các phương pháp dạy học tích cực; việc sử dụng vũ khí trang bị mới được biên chế; cập nhật các thông tin về tình hình thế giới và trong nước. Chú trọng bồi dưỡng khả năng ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin, kỹ thuật mô phỏng vào công tác giảng dạy, đồng thời, coi trọng hướng dẫn, rèn luyện kỹ năng thực hành cho người học, nhất là kỹ năng chỉ huy, làm chủ vũ khí, trang bị mới, hiện đại và khả năng tự nghiên cứu, vận dụng linh hoạt, sáng tạo khi thực tiễn có sự thay đổi, phát triển. Tăng cường hoạt động khảo sát, lấy ý kiến phản hồi của đơn vị về chất lượng công tác của học viên tốt nghiệp được điều động về đơn vị; kịp thời điều chỉnh chương trình, nội dung đào tạo phù hợp với vũ khí trang bị trong biên chế, sát thực tế sẵn sàng chiến đấu.

Chú trọng tạo lập môi trường sư phạm thuận lợi, nhất là môi trường làm việc và chính sách đãi ngộ cho đội ngũ nhà giáo.

Tập trung xây dựng các nhà trường quân đội vững mạnh toàn diện, “mẫu mực, tiêu biểu”. Quan tâm xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh và bầu không khí tâm lý, tinh thần tập thể quân nhân tốt đẹp. Tạo lập không gian sáng, xanh, sạch, đẹp, trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại cần thiết phục vụ cho hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học. Duy trì nghiêm các quy chế, quy định trong giáo dục và đào tạo, xây dựng bầu không khí dân chủ, kỷ cương, văn hóa, đoàn kết, thống nhất, yêu thương, giúp đỡ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa các lực lượng sư phạm, nhất là mối quan hệ giữa người dạy và người học. Thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng, xây dựng, nhân rộng tập thể, cá nhân xuất sắc, mô hình, cách làm hiệu quả, điển hình tiên tiến trong công tác giáo dục và đào tạo.

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, cử đi thực tế giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, chỉ huy đơn vị để nâng cao trình độ, kinh nghiệm thực tiễn cho đội ngũ nhà giáo. “Đổi mới mạnh mẽ chính sách đãi ngộ, chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt. Sắp xếp, đổi mới căn bản hệ thống các cơ sở đào tạo sư phạm, thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách và giải pháp để cải thiện mức sống, nâng cao trình độ và chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” (9). Thường xuyên quan tâm, chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện tốt các chế độ, chính sách của Nhà nước và quân đội; quan tâm đúng mức, hài hòa, hợp lý đến các vấn đề thiết yếu như đề bạt, bổ nhiệm, nhà ở, đất ở cho đội ngũ giáo viên, tạo môi trường sư phạm lành mạnh, tốt đẹp, giúp đội ngũ giáo viên yên tâm phấn đấu, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ

uân đội nhân dân Việt Nam - tiếp cận từ vai trò đội ngũ giảng viên

Trong hoạt động giáo dục và đào tạo, đặc trưng lớn nhất của môi trường văn hóa sư phạm là môi trường chứa đựng những khuôn mẫu hình thành, phát triển nhân cách con người. Môi trường văn hóa sư phạm ở các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam có tính đặc thù - là môi trường văn hóa sư phạm quân sự - là tổng hòa các giá trị văn hóa vật chất, tinh thần được hình thành, phát triển gắn với hoạt động sư phạm quân sự, hợp thành một chỉnh thể trong không gian và thời gian xác định, tác động đến quá trình hình thành, nuôi dưỡng và hoàn thiện phẩm chất, nhân cách của mọi quân nhân. Môi trường văn hóa sư phạm là nhân tố cốt lõi trực tiếp giáo dục, bồi dưỡng, phát triển nhân cách; tạo động lực thúc đẩy mọi tổ chức, cá nhân rèn luyện, phấn đấu, đồng thời, phòng, chống những yếu tố phản văn hóa, góp phần xây dựng các nhà trường quân đội vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”.

Về thực chất, môi trường văn hóa ở các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần được gắn kết với nhau thành một chỉnh thể thống nhất, tạo thành những điều kiện, hoàn cảnh hiện thực về văn hóa sư phạm cho quá trình hình thành, nuôi dưỡng và hoàn thiện nhân cách của các chủ thể trong quá trình giáo dục và đào tạo ở các giai đoạn phát triển nhất định. Những yếu tố cốt lõi cấu thành môi trường văn hóa ở các nhà trường quân đội bao gồm: con người có trình độ văn hóa sư phạm; hệ thống các quan hệ ứng xử văn hóa sư phạm; hệ thống các hình thái hoạt động văn hóa sư phạm; hệ thống các thiết chế và cảnh quan văn hóa sư phạm. Các chủ thể trong môi trường văn hóa sư phạm ở các nhà trường quân đội bao gồm cán bộ, giảng viên, học viên, công nhân viên, chiến sĩ; trong đó, đội ngũ giảng viên với vị trí và vai trò chủ thể, chủ đạo trong quá trình dạy học là nhân tố quyết định hàng đầu trong xây dựng môi trường văn hóa sư phạm tốt đẹp, lành mạnh, phong phú.

Xây dựng đội ngũ giảng viên vững mạnh là điều kiện quan trọng hàng đầu để đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nói chung, xây dựng môi trường văn hóa sư phạm nói riêng. “Nhiệm vụ của giáo dục rất quan trọng và vẻ vang, vì nếu không có thày giáo thì không có giáo dục” (2). Đội ngũ nhà giáo quân đội chính là lực lượng nòng cốt, trực tiếp quyết định kết quả truyền thụ tri thức, bồi dưỡng kinh nghiệm thực tiễn, phát triển năng lực cho học viên, bảo đảm cho học viên sau khi ra trường có nền tảng tri thức vững vàng, kinh nghiệm thực tiễn phong phú, gắn sát với chức danh đào tạo và thực hiện nhiệm vụ ở đơn vị. Có thể khái quát vai trò đội ngũ giảng viên trong xây dựng môi trường văn hóa sư phạm ở các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam trên ba vấn đề cơ bản sau đây:

Một là, giảng viên là chủ thể xác định và xây dựng các hệ giá trị, chuẩn mực văn hóa sư phạm. Môi trường văn hóa sư phạm ở các nhà trường quân đội có tính tương tác do giảng viên và học viên cùng tạo ra, trong đó, giảng viên đóng vai trò chủ đạo. Giáo dục và đào tạo ở các nhà trường quân đội phụ thuộc tất yếu vào quan niệm giáo dục, tác phong mẫu mực và sự đoàn kết, thống nhất của tập thể giảng viên trong hình thành, phát triển nhân sinh quan, giá trị quan đúng đắn, cao đẹp cho học viên và cho chính bản thân các giảng viên: “Xây dựng mỗi trường học phải thực sự là một trung tâm văn hóa giáo dục, rèn luyện con người về lý tưởng, phẩm chất, nhân cách, lối sống; giáo dục truyền thống văn hóa” (3). Giảng viên có vị trí chủ đạo, có vai trò định hướng quan trọng đối với sự tiếp nhận của học viên. Tập thể giảng viên xác định, xây dựng các mục tiêu giá trị và chuẩn mực trong giao tiếp công việc, trong ứng xử cuộc sống, tạo ra bầu không khí tốt đẹp trong môi trường văn hóa sư phạm ở nhà trường. Mỗi phát ngôn, hành vi của giảng viên đều ảnh hưởng rất lớn đến môi trường văn hóa sư phạm ở các nhà trường quân đội. Việc dạy học của giảng viên là một loại hình công việc mang tính chuyên môn, chịu trách nhiệm truyền thụ tri thức và kỹ năng, bồi dưỡng tinh thần đổi mới sáng tạo, định hướng hoàn thiện nhân cách cho học viên. Quy chuẩn đạo đức, hành vi của giảng viên ảnh hưởng trực tiếp đến đồng nghiệp, học viên, nhà trường và xã hội. Với các đồng nghiệp, đó là sự chia sẻ về chuyên môn, nghiệp vụ, cùng nỗ lực trong việc thực thi, hiện thực hóa các mục tiêu và sứ mệnh nhà trường quân đội. Với học viên, đó là truyền đạt kiến thức, chia sẻ và định hướng các giá trị và kỹ năng sống, bồi dưỡng nhân tài cho quân đội và xã hội. Sự ảnh hưởng, sức hấp dẫn từ nhân cách của giảng viên qua từng lời nói, hành động đại diện cho phương hướng môi trường văn hóa sư phạm ở các nhà trường quân đội.

Hai là, giảng viên dẫn dắt, nêu gương trong thực hiện các giá trị, chuẩn mực văn hóa sư phạm. Giảng viên thông qua các hoạt động sư phạm trực tiếp định hướng, giáo dục các chuẩn mực, giá trị cho học viên, đảm bảo xây dựng môi trường văn hóa sư phạm ở các nhà trường quân đội phát triển lành mạnh. Giảng viên có tri thức sâu, rộng, phương pháp giảng dạy khoa học, tấm gương sáng về đạo đức, lối sống, tác phong làm việc, nêu gương trong mọi công việc, nói đi đôi với làm, thực sự là “tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo” đều mang tính định hướng giáo dục, tạo ra động lực học tập tốt, hứng thú say mê nghiên cứu ở học viên. Vì thế, hình ảnh, phong cách làm việc và lối sống của giảng viên ảnh hưởng lớn đến đồng nghiệp, học viên: “Nhiệm vụ của các cô giáo, thày giáo rất nặng nề nhưng rất vẻ vang. Muốn làm tròn nhiệm vụ đó thì phải luôn luôn gương mẫu về mọi mặt, không ngừng bồi dưỡng đạo đức cách mạng, lập trường chính trị; phải ra sức đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ” (4). Trong quá trình giảng dạy, giảng viên không chỉ đơn thuần trang bị, định hướng, gợi mở tri thức, mà còn trao truyền tình thương, sự tâm huyết để kiến thức, văn hóa trở thành niềm tin, động lực thúc đẩy học viên điều chỉnh nhận thức, thái độ và hành vi, khơi dậy ý chí vượt qua khó khăn, chiếm lĩnh tri thức khoa học, đóng góp trí tuệ cho công cuộc xây dựng quân đội và đất nước.

Ba là, giảng viên tiên phong đấu tranh phòng, chống nhận thức, hành vi phản giá trị, lệch chuẩn mực văn hóa sư phạm. Giảng viên là người mẫu mực về chuyên môn, nhân cách, đạo đức, lối sống để làm tròn chức năng truyền tải tri thức, văn hóa, lấy cái tốt đẩy lùi cái xấu, góp phần phát triển nhân cách học viên. Thực tiễn hiện nay cho thấy, “môi trường văn hóa, xã hội tiếp tục bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, tham nhũng, tiêu cực” (5). Giảng viên là lực lượng nòng cốt phê phán, lên án các hiện tượng: chà đạp lên giá trị, sứ mệnh thiêng liêng của nhà trường, thương mại hóa giáo dục, đề cao giá trị vật chất và đồng tiền, không sâu sát đến quá trình dạy và học, hủy hoại môi trường văn hóa sư phạm ở các nhà trường quân đội. Từ thực trạng “đạo đức, lối sống trong gia đình, học đường và xã hội có mặt xuống cấp đáng lo ngại, gây bức xúc cho xã hội” (6), giảng viên tích cực, chủ động ngăn chặn, đẩy lùi vấn nạn bạo lực trường học, tình trạng vi phạm nguyên tắc thực hành dân chủ trường học, những luồng tư tưởng ngoại lai, cổ súy cho lối sống nhanh, sống gấp, sống chỉ biết hưởng thụ... Kịp thời ngăn chặn, phát hiện và loại trừ những biểu hiện tiêu cực, những hành vi lệch chuẩn, bảo đảm môi trường văn hóa sư phạm ở các nhà trường quân đội lành mạnh, an toàn, thân thiện. Trong các hoạt động sư phạm, bản thân giảng viên tự điều chỉnh thái độ, hành vi, ứng xử, tự soi, tự sửa theo khuôn phép nghề nghiệp, từ đó, đạo đức, nhân cách được rèn luyện, phát triển toàn diện cả về nhận thức, thái độ chính trị, chuẩn mực hành vi đạo đức và tác phong, lối sống mô phạm.

2. Một số giải pháp phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong xây dựng môi trường văn hóa sư phạm ở các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

Xây dựng môi trường văn hóa là nội dung quan trọng trong xây dựng nhân cách con người, hình thành lối sống, nếp sống chuẩn mực, là yếu tố nền tảng xây dựng xã hội tốt đẹp, nhân văn, đồng thời, phản ánh sự tiến bộ xã hội. Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng xác định: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có trình độ tương xứng với công việc; ngành đào tạo, thực hiện tốt bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ nhà giáo, nhà khoa học qua thực tiễn; có chính sách thu hút nhân tài về các học viện, nhà trường công tác” (7). Để phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong xây dựng môi trường văn hóa sư phạm ở các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, cần tập trung thực hiện có hiệu quả một số giải pháp cơ bản sau đây:

Tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng gắn với tổ chức thực hiện chặt chẽ, khoa học quy trình, phương thức tuyển chọn, đào tạo, quy hoạch, sử dụng đội ngũ nhà giáo

Chú trọng quán triệt, triển khai thực hiện thực chất, có hiệu quả Nghị quyết số 109-NQ/QUTW ngày 11-2-2019 của Quân ủy Trung ương về “Xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội, nhất là cấp chiến dịch, chiến lược đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới”; “Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong Quân đội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Đề án “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong Quân đội đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong Quân đội giai đoạn 2020-2030”. Kịp thời điều chỉnh, chuẩn hóa nội dung, chương trình đào tạo theo hướng phù hợp với từng đối tượng người học, sát thực tế huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu ở đơn vị: “Đổi mới chương trình, nội dung đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, phù hợp với từng đối tượng, cấp học; chú trọng rèn luyện bản lĩnh, phương pháp, tác phong chỉ huy, quản lý đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo cho học viên” (8). Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, làm cho mọi tổ chức, lực lượng nắm vững quan điểm, chủ trương, phương châm xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo của Đảng, Nhà nước và quân đội, đặc biệt là nhận thức sâu sắc vị trí, tầm quan trọng của việc chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo có đủ trình độ, năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục và đào tạo trong tình hình mới.

Xây dựng kế hoạch, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và tuyển chọn đội ngũ nhà giáo; thực hiện công khai, dân chủ trong đào tạo, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm. Xác định rõ chủ trương, giải pháp thực hiện quy hoạch đội ngũ nhà giáo gắn với các khâu đánh giá, tuyển chọn, đào tạo, sử dụng, quản lý cán bộ. Về nguồn tuyển chọn, chú trọng xét tuyển chọn số học viên tốt nghiệp loại khá, giỏi, có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực, sức khỏe và nguyện vọng; kết hợp tuyển dụng học viên, sinh viên tốt nghiệp ở học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội. Kiên quyết đưa ra khỏi ngành những giáo viên không đủ tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Về số lượng, chú trọng phân bổ đủ theo yêu cầu tổ chức, biên chế, bảo đảm vừa có lực lượng cơ bản, chủ yếu, vừa có lực lượng dự bị. Về chất lượng, tăng cường tổ chức bồi dưỡng kiến thức toàn diện về chuyên môn, năng lực sư phạm, tác phong, phương pháp công tác, khả năng vận dụng lý luận và thực tiễn gắn với tự học, tự rèn của đội ngũ nhà giáo. Về cơ cấu, tập trung củng cố, kiện toàn đội ngũ nhà giáo theo hướng “chuẩn hóa, trẻ hóa”, bảo đảm có sự kế thừa và kết hợp vững chắc giữa các độ tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm thực tiễn.

Tăng cường rèn luyện, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo vững vàng về lý luận, phong phú về thực tiễn, chuẩn mực về phương pháp, tác phong công tác

Đặc biệt chú trọng khơi dậy, phát huy lòng yêu nghề, vinh dự, trách nhiệm, luôn là một tấm gương tiêu biểu về phẩm chất đạo đức, lối sống, tích cực, sáng tạo, phát huy tốt phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”; không ngừng nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng, phương pháp sư phạm và kinh nghiệm thực tiễn. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, trang bị cho đội ngũ nhà giáo có trình độ, năng lực toàn diện, kiến thức chuyên sâu theo lĩnh vực, môn học giảng dạy và kỹ năng, phương pháp sư phạm tốt; khả năng tư duy khoa học, sáng tạo, biết gắn lý thuyết với thực hành, lý luận với thực tiễn, nhà trường với đơn vị và chiến trường. Tăng cường đội ngũ giáo viên đi thực tế ở các đơn vị cơ sở theo phân cấp trong toàn quân, nâng cao kiến thức thực tiễn, nắm chắc đối tượng đào tạo, nhằm giảng dạy sát cương vị, chức trách của học viên sau khi tốt nghiệp ra trường. Chú trọng bồi dưỡng cho mỗi nhà giáo hiểu rõ các hình thức tác chiến, hình thức chiến tranh và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

Xây dựng kế hoạch và tổ chức nghiêm túc, có chất lượng các hội thi, hội thao; các hoạt động phương pháp gắn với tăng cường mở các lớp học ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ giáo viên. Tổ chức chặt chẽ các lớp tập huấn nghiệp vụ sư phạm, nhất là các phương pháp dạy học tích cực; việc sử dụng vũ khí trang bị mới được biên chế; cập nhật các thông tin về tình hình thế giới và trong nước. Chú trọng bồi dưỡng khả năng ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin, kỹ thuật mô phỏng vào công tác giảng dạy, đồng thời, coi trọng hướng dẫn, rèn luyện kỹ năng thực hành cho người học, nhất là kỹ năng chỉ huy, làm chủ vũ khí, trang bị mới, hiện đại và khả năng tự nghiên cứu, vận dụng linh hoạt, sáng tạo khi thực tiễn có sự thay đổi, phát triển. Tăng cường hoạt động khảo sát, lấy ý kiến phản hồi của đơn vị về chất lượng công tác của học viên tốt nghiệp được điều động về đơn vị; kịp thời điều chỉnh chương trình, nội dung đào tạo phù hợp với vũ khí trang bị trong biên chế, sát thực tế sẵn sàng chiến đấu.

Chú trọng tạo lập môi trường sư phạm thuận lợi, nhất là môi trường làm việc và chính sách đãi ngộ cho đội ngũ nhà giáo.

Tập trung xây dựng các nhà trường quân đội vững mạnh toàn diện, “mẫu mực, tiêu biểu”. Quan tâm xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh và bầu không khí tâm lý, tinh thần tập thể quân nhân tốt đẹp. Tạo lập không gian sáng, xanh, sạch, đẹp, trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại cần thiết phục vụ cho hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học. Duy trì nghiêm các quy chế, quy định trong giáo dục và đào tạo, xây dựng bầu không khí dân chủ, kỷ cương, văn hóa, đoàn kết, thống nhất, yêu thương, giúp đỡ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa các lực lượng sư phạm, nhất là mối quan hệ giữa người dạy và người học. Thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng, xây dựng, nhân rộng tập thể, cá nhân xuất sắc, mô hình, cách làm hiệu quả, điển hình tiên tiến trong công tác giáo dục và đào tạo.

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, cử đi thực tế giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, chỉ huy đơn vị để nâng cao trình độ, kinh nghiệm thực tiễn cho đội ngũ nhà giáo. “Đổi mới mạnh mẽ chính sách đãi ngộ, chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt. Sắp xếp, đổi mới căn bản hệ thống các cơ sở đào tạo sư phạm, thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách và giải pháp để cải thiện mức sống, nâng cao trình độ và chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” (9). Thường xuyên quan tâm, chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện tốt các chế độ, chính sách của Nhà nước và quân đội; quan tâm đúng mức, hài hòa, hợp lý đến các vấn đề thiết yếu như đề bạt, bổ nhiệm, nhà ở, đất ở cho đội ngũ giáo viên, tạo môi trường sư phạm lành mạnh, tốt đẹp, giúp đội ngũ giáo viên yên tâm phấn đấu, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ.

_____________

1, 5, 9. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.262, 84, 139.

2. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.345.

3. Ban Chấp hành Trung ương, Báo cáo “Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc; xây dựng, phát triển văn hóa sau 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước; các định hướng, giải pháp chủ yếu nhằm phát triển văn hóa, con người Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”, Hà Nội, 22-11- 2021.

4. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 14, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.475.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.72.

7, 8. Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Tài liệu nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2020, tr.56, 57.

Ths NGUYỄN QUANG BÌNH

Nguồn: Tạp chí VHNT số 527, tháng 3-2023

 

;