• Xây dựng đời sống văn hóa > Nhà văn hóa - Câu lạc bộ

Huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế: Những khó khăn trong triển khai, tổ chức hoạt động văn hóa đối với Nhà văn hóa cấp xã

Phú Vang là huyện đồng bằng ven biển và đầm phá của tỉnh Thừa Thiên Huế, có diện tích hơn 235km2, dân số hơn 116.000 người, huyện có 13 xã và 1 thị trấn, 80 thôn, tổ dân phố. Trong những năm qua, với những bước phát triển khá cơ bản trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội thì lĩnh vực văn hóa cũng có những bước phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, nhìn từ thực tế thì hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở, nhất là cấp xã còn bộc lộ những bất cập, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình xây dựng môi trường văn hóa trên địa bàn huyện Phú Vang.

Người giữ lửa cho Guitar cổ điển tại Huế

Guitar cổ điển là một loại hình nghệ thuật kén người nghe. Đó cũng là lý do vì sao bộ môn nghệ thuật này ít khi được tổ chức và rất hiếm hoi có được sân chơi cho công chúng, có chăng chỉ là những sân chơi Guitar cổ điển dành cho những người chuyên nghiệp. Tìm hiểu nhu cầu của công chúng, niềm đam mê ấp ủ về sân chơi cho Guitar cổ điển tại thành phố Huế, anh Phạm Hoàng Tín đã mạnh dạng đứng ra thành lập CLB Guitar cổ điển (CLB Guitar classic) để đào tạo học viên và tổ chức nhiều sân chơi cho công chúng yêu Guitar classic.

Nghệ thuật múa Tiền Giang và những hy vọng mới

Tiếp nối thành công của các nghệ sĩ đi trước trên lĩnh vực nghệ thuật múa, nghệ thuật múa tại Tiền Giang hôm nay đang được tiếp nối bởi các nghệ sĩ trẻ nhiều triển vọng, đam mê và tâm huyết. Có thể kể đến hai cái tên: Trần Thiện Toàn và Cao Phước Lộc, cả hai đều đang hoạt động tại Trung tâm Văn hóa – Nghệ thuật tỉnh. Tuy mỗi người có một khởi đầu khác nhau nhưng điểm chung nhất của cả hai là đam mê múa và xem múa như cuộc sống của chính mình.

Đất vải vào mùa du ca

Những ngày này, tại huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) tràn ngập không khí rộn ràng của các hội hát dân ca dân tộc thiểu số, đó là một không gian đầy ắp bản sắc văn hóa của xứ sở vải thiều mà hiếm nơi nào duy trì được. Đồng bào du ca hết làng trên, bản dưới, qua chợ phiên này, sang phiên chợ khác, rồi có khi theo tiếng gọi của con tim họ lại ngược lên tận mạn Đồng Mỏ, Chi Lăng, Hữu Lũng hay thành phố Lạng Sơn để tham gia những phiên hát đến tàn canh rạng ngày.

An Giang: Hội thi tổ chức các hoạt động tuyên truyền lưu động

Tiếp nối thành công từ Hội thi tổ chức các hoạt động tuyên truyền lưu động tỉnh An Giang lần thứ I - năm 2019, sau thời gian dài bị dịch COVID-19 làm cho gián đoạn, năm nay, Sở VHTTDL đã tổ chức Hội thi tổ chức các hoạt động tuyên truyền lưu động tỉnh An Giang lần II - năm 2022.

Hội diễn Câu hò nối những dòng sông: Tôn vinh các loại hình dân ca khu vực Bắc miền Trung

Hội diễn “Câu hò nối những dòng sông” khu vực Bắc miền Trung trong khuôn khổ Festival Huế, năm 2022 do Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTTDL) phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế tổ chức đã diễn ra từ 28 - 30/7 tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhằm khẳng định bản sắc độc đáo và giá trị trường tồn của các loại hình nghệ thuật dân ca, dân nhạc, dân vũ các địa phương trong khu vực Bắc miền Trung nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.

Đặc sắc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế

Diễn ra từ ngày 16 - 18/5, tại thị trấn Khe Tre - huyện Nam Đông, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIV, năm 2022 đã quy tụ hơn 450 nghệ nhân, diễn viên quần chúng, vận động viên, các chiến sĩ của lực lượng Bộ đội Biên phòng và đồng bào các dân tộc Pa Cô, Pa Hy, Cơ Tu, Tà Ôi... ở các huyện Nam Đông, A Lưới, Phong Điền, Phú Lộc, thị xã Hương Trà.

Hội diễn “Hội tụ sông Hồng” mở rộng năm 2022: Sự kết nối giữa các miền di sản

Hội diễn “Hội tụ sông Hồng” mở rộng năm 2022 do Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTTDL) phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Hà Nam tổ chức nhằm phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tổ chức đa dạng các hoạt động văn hóa - nghệ thuật, nâng cao đời sống tinh thần nhân dân, góp phần quảng bá hình ảnh con người và văn hóa, du lịch của các tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Hồng nói riêng và các tỉnh, thành trong nước nói chung. Bên cạnh đó, Hội diễn còn là dịp để các nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công… gặp gỡ, giao lưu, học hỏi, phát triển chuyên môn trong công tác biên tập, dàn dựng và biểu diễn chương trình nghệ thuật.

Hội diễn Tiếng hát hẹn hò 9 dòng sông lần thứ 18 năm 2022

Hội diễn Tiếng hát hẹn hò 9 dòng sông lần thứ 18 năm 2022 diễn ra từ ngày 18 đến ngày 21/6/2022 tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Bến Tre. Hội diễn do Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTTDL) phối hợp với UBND tỉnh Bến Tre tổ chức, với sự tham gia của 13 đoàn nghệ thuật quần chúng cùng hơn 600 diễn viên, nhạc công đến từ các tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Những kinh nghiệm bổ ích từ thực tiễn của các Trung tâm Văn hóa khu vực ĐBSCL

CLB Giám đốc Trung tâm Văn hóa (TTVH) khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có 13 TTVH cấp tỉnh, thành phố gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Hậu Giang, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ. Hiện nay, có 8/13 Trung tâm Văn hóa thực hiện việc sáp nhập các đoàn nghệ thuật, điện ảnh… vào chung bộ máy hoạt động của TTVH.