• Văn hóa > Di sản

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển di sản văn hóa Việt Nam

Di sản văn hóa (DSVH) Việt Nam là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Để nâng cao chất lượng bảo vệ và phát huy giá trị DSVH, đáp ứng nhu cầu về văn hóa ngày càng cao của nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng DSVH thế giới thì việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển DSVH Việt Nam là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp bách hiện nay. Vì vậy, chúng ta cần phải có chủ trương, giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho ngành DSVH hiện nay.

Đường Hồ Chí Minh trên biển dưới góc nhìn văn hóa

Nếu coi văn hóa là tất cả những gì còn lại với thời gian, thì Đường Hồ Chí Minh trên biển (ĐHCMTB) là kết tinh văn hóa của dân tộc. Những giá trị văn hóa biển đảo đặc sắc được soi sáng bởi tình yêu quê hương đất nước, khát vọng thống nhất non sông, được vận dụng linh hoạt, cụ thể tạo thành sức mạnh vượt qua mọi thử thách, gian nan của những người mở đường và vận chuyển trên tuyến đường huyền thoại này.

Nhận diện một số giá trị văn hóa của các di sản Phật giáo ở Hà Tĩnh

Hà Tĩnh là một trong số các tỉnh có hệ thống di tích lịch sử - văn hóa liên quan đến Phật giáo tương đối lớn. Trước Cách mạng Tháng Tám, trên địa bàn tỉnh có đến 406 ngôi chùa lớn, nhỏ, 70% trong số đó được xây dựng vào thời Lê (1). Bài viết mô tả, phân tích, đánh giá những giá trị cảnh quan, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc của hệ thống di sản văn hóa Phật giáo nơi đây. Những giá trị văn hóa này vừa khẳng định vẻ đẹp sơn thủy hữu tình của vùng đất, vừa thể hiện đặc trưng văn hóa vùng miền và tài năng nghệ thuật của nghệ nhân xưa.

Bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc và nghệ thuật đình Trùng Hạ

Được công nhận là di tích cấp quốc gia, đình Trùng Hạ (xã Gia Tân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) là công trình có giá trị kiến trúc và nghệ thuật đặc sắc, phản ánh đặc trưng kiến trúc Việt Nam TK XVII. Trong bối cảnh các giá trị văn hóa ngày càng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, việc bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc và nghệ thuật của đình Trùng Hạ là một phương thức đưa di sản hòa nhập vào đời sống đương đại.

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Phật giáo Trúc Lâm gắn với phát triển bền vững

Di sản văn hóa Phật giáo Trúc Lâm (PGTL) là bộ phận của di sản văn hóa dân tộc, đã được xác định qua những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc. Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa PGTL là vấn đề cần đặt ra trong quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam, tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa về văn hóa, khi bản sắc và hiện đại là điều kiện tồn tại và phát triển của văn hóa dân tộc.

Bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng ở tỉnh Thanh Hóa

Di tích lịch sử cách mạng là một bộ phận cấu thành hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa, nơi lưu dấu ấn về truyền thống cách mạng vẻ vang của đất nước và con người Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; là bằng chứng sinh động nhất ghi lại những chiến công oanh liệt của dân tộc ta; góp phần tô điểm, làm sáng lên truyền thống yêu nước, đấu tranh vì độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Các di tích lịch sử cách mạng trên quê hương xứ Thanh thể hiện cốt cách, bản lĩnh, trí tuệ và sự hy sinh anh dũng của các thế hệ nhân dân Thanh Hóa trong đấu tranh chống xâm lược của các thế lực ngoại bang. Ngày nay, di tích lịch sử cách mạng không chỉ là nguồn lực để phát triển kinh tế, xã hội, mà còn là tư liệu vô giá trong giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng, hình thành và phát triển nhân cách, con người xứ Thanh.

Biến đổi văn hóa vật thể của người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên hiện nay

Hiện nay, ở Định Hóa có 43.367 người Tày chiếm 49,2% dân số toàn huyện. Văn hóa vật thể của người Tày huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên là thành tố quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa tộc người. Trong quá trình vận động, tiếp biến văn hóa Tày, các giá trị văn hóa vật thể truyền thống không nằm ngoài quy luật đó. Nhận diện biến đổi văn hóa Tày nói chung và văn hóa vật thể nói riêng là xác lập luận cứ khoa học, góp phần xây dựng, phát triển văn hóa trong phát triển kinh tế, xã hội của địa phương và quốc gia hiện nay.

Bảo tồn, phát huy nghệ thuật xòe Thái trước sự biến đổi về không gian, môi trường trình diễn

Xòe Thái là một loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian độc đáo của đồng bào dân tộc Thái ở vùng Tây Bắc nói chung, tỉnh Lai Châu nói riêng. Nghệ thuật múa xòe đã trở thành nếp sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của đồng bào dân tộc Thái ở tỉnh Lai Châu. Vấn đề di dân để xây dựng thủy điện Lai Châu, Huội Quảng, Bản Chát góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương, nhưng nó cũng đặt ra thách thức không nhỏ trong việc bảo tồn giá trị di sản văn hóa. Khi môi trường và không gian sống bị thay đổi sẽ tác động tiêu cực đến phong tục, tập quán, tín ngưỡng gắn với nghệ thuật dân vũ truyền thống. Đây là một trong những nguyên nhân làm mai một, biến dạng nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có nghệ thuật xòe Thái.

Hoàng Hoa Thám dưới góc nhìn văn hóa

Anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám được lịch sử và giới nghiên cứu đề cập đến với vai trò là người thủ lĩnh, linh hồn của cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Ông là một anh hùng quân sự kiệt xuất của dân tộc cuối TK XIX đầu TK XX. Những nghiên cứu về Hoàng Hoa Thám dưới góc nhìn văn hóa còn khá khiêm tốn, trong khi những đóng góp của ông với nền văn hóa dân tộc không hề nhỏ bé. Di sản văn hóa mà ông để lại cho hậu thế là tư tưởng độc lập dân tộc, là thái độ ứng xử với văn hóa truyền thống và các di sản (lễ hội, di tích) gắn với cuộc khởi nghĩa Yên Thế.