• Văn hóa > Di sản

Hoàng Hoa Thám dưới góc nhìn văn hóa

Anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám được lịch sử và giới nghiên cứu đề cập đến với vai trò là người thủ lĩnh, linh hồn của cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Ông là một anh hùng quân sự kiệt xuất của dân tộc cuối TK XIX đầu TK XX. Những nghiên cứu về Hoàng Hoa Thám dưới góc nhìn văn hóa còn khá khiêm tốn, trong khi những đóng góp của ông với nền văn hóa dân tộc không hề nhỏ bé. Di sản văn hóa mà ông để lại cho hậu thế là tư tưởng độc lập dân tộc, là thái độ ứng xử với văn hóa truyền thống và các di sản (lễ hội, di tích) gắn với cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

Đôi nét về lễ Bươn Xao của người Thái (nhóm Tày Mường) ở tỉnh Nghệ An

Người Thái ở Nghệ An có 4 nhóm địa phương: Tày Mường (còn gọi là Tày Xiềng, Hàng Tổng, Tày Dọ); Tày Thanh (còn gọi là Man Thanh, Tày Nhái); Tày Mười và Tày Khăng. Trong đó, nhóm Tày Mường mang nét đặc trưng riêng trong văn hóa tinh thần nói chung, trong đời sống tâm linh của cộng đồng nói riêng lại khá rõ rệt, mà lễ Bươn Xao là một trong những ví dụ khá điển hình. Đây là lễ cúng liên quan đến tập quán pháp của dòng họ (Đẳm, Xính, Chao) vẫn tồn tại phổ biến từ trước tới nay và được duy trì thực hành trong đời sống tâm linh của cộng đồng nhóm Tày Mường ở miền Tây Nghệ An. Trên cơ sở các tài liệu ít ỏi đã công bố, kết hợp với nguồn tư liệu mà chúng tôi thu thập được tại 6 địa phương người Thái (nhóm Tày Mường) gồm: Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Qùy Hợp và Qùy Châu, bài viết xin làm rõ thêm đôi nét về nghi lễ Bươn Xao.

Lễ hội thờ nhân vật lịch sử, trường hợp lễ hội Gò Tháp, tỉnh Đồng Tháp

Trong các di tích quốc gia đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, Gò Tháp là một di tích quốc gia đặc biệt nằm trên địa bàn hai xã Mỹ Hóa và Tân Triều thuộc huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, nơi đây có cả thành tố di sản vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. Thành tố di sản văn hóa vật thể của Gò Tháp đã được biết đến từ những năm cuối TK XIX, những thập niên đầu TK XX bởi một số nhà khảo cổ học người Pháp. Sau năm 1975, các nhà khảo cổ học của nước ta đã tiến hành khai quật nhiều lần và đi tới nhận định Gò Tháp là di tích gắn bó với vương quốc Phù Nam từ hàng ngàn năm trước. Cùng với di tích, Gò Tháp có di sản văn hóa phi vật thể là lễ hội rằm tháng 3 âm lịch với nhân vật thờ là Bà Chúa Xứ và lễ hội ngày 14, 15 tháng 11 âm lịch thờ hai nhân vật lịch sử: Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều và Thiên hộ Võ Duy Dương. Đã có một số công trình đề cập tới nội dung các lễ hội này ở nhiều khía cạnh, trong bài viết này, chúng tôi tiếp cận lễ hội Gò Tháp từ tín ngưỡng nhân vật lịch sử.

Vai trò của vốn xã hội trong việc hình thành và bảo lưu lễ hội truyền thống - nhìn từ lễ rước y trang nữ thần của người Chăm và Raglai (Ninh Thuận)

Người Chăm Bàlamôn và người Raglai Nam mặc dù có nhiều sự khác biệt về địa vực cũng như trình độ kinh tế, nhưng họ có một mối ràng buộc sâu sắc, đó là cùng nhau tổ chức lễ rước y trang nữ thần trong lễ hội kate. Do nhiều yếu tố khách quan, nên ngày nay, mặc dù lễ hội kate đã bị rút ngắn lại và phạm vi tổ chức cũng hẹp hơn, nhưng lễ rước xiêm y Thánh mẫu từ Phước Hà (địa bàn sinh sống của người Raglai) về Hữu Đức (địa bàn sinh sống của người Chăm) vẫn là một nghi lễ vô cùng quan trọng, khởi đầu cho mùa lễ hội kate. Để nhìn nhận sâu sắc và toàn diện hơn về nghi lễ độc đáo của hai cộng đồng trên, chúng tôi vận dụng lý thuyết nghiên cứu về vốn xã hội của một số học giả trong và ngoài nước, hy vọng có thể đưa ra những đánh giá và phân tích nhiều chiều, chân thực về cộng đồng Raglai, Chăm cũng như những mối liên hệ và ràng buộc chặt chẽ của họ.

Tiếp cận văn hóa Lạng Sơn từ chỉ báo phát triển bền vững văn hóa

Trong tàng thư của thế giới, hiện nay có hàng chục định nghĩa về phát triển bền vững (PTBV) đang được lưu hành. Trong đó, định nghĩa của Ủy ban Brundtland (1987) được coi là khái niệm khung mà các nước, các tổ chức căn cứ vào đó, kết hợp với bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, môi trường cụ thể của nước mình để đưa ra giới thuyết riêng về PTBV. Tuy nhiên, trong bài viết, chúng tôi chỉ quan tâm đến PTBV văn hóa từ chiều cạnh các chỉ báo PTBV.

Tín ngưỡng thờ Mẫu qua góc nhìn văn hóa

Tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng nội sinh của dân tộc, thể hiện sâu sắc tâm tư, tình cảm, đạo đức, trí tuệ của người Việt, thỏa mãn tâm lý của con người, cầu mong về một cuộc sống bình yên, no đủ. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, tín ngưỡng thờ Mẫu thể hiện khả năng tích hợp văn hóa, tôn giáo cao, tạo ra một hệ thống điện thần đa màu sắc, mang đậm bản sắc riêng của người Việt. Bài viết tập trung nghiên cứu những giá trị văn hóa, giá trị nhân văn cơ bản của tín ngưỡng thờ Mẫu ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

Bảo tồn di sản văn hóa Kinh Bắc trong hội nhập và phát triển

Kinh Bắc là vùng đất có nền văn hiến lâu đời, gồm hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Nơi đây có nhiều di sản văn hóa vật thể đặc sắc như: chùa Dâu, chùa Bút tháp, đền Vua Bà, đền Đô, văn miếu Bắc Ninh…; nhiều di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu như: nghệ thuật ca trù, tuồng, chèo… Do nằm ngay cửa ngõ thủ đô nên nơi đây đã sớm chuyển mình và phát triển theo xu hướng của thời đại, điều đó đặt ra nhiều vấn đề trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Bảo tồn và phát huy giá trị nhà cộng đồng vùng Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay

Nhà cộng đồng có vai trò quan trọng trong đời sống buôn làng của các tộc người thiểu số vùng Tây Nguyên, gắn bó mật thiết với cuộc đời của mỗi người. Đó là biểu tượng về sức mạnh, sự giàu có và tình đoàn kết của mỗi buôn làng. Trong những năm gần đây, giao lưu tiếp biến văn hóa cộng với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, chính sách của nhà nước, nhà cộng đồng vùng Tây Nguyên đã có nhiều biến đổi.

Những tiếp cận căn bản về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam hiện nay

Trong quá trình tồn tại và phát triển, tín ngưỡng thờ Mẫu ở nước ta đã và đang phát triển theo xu hướng “cung đình hóa”, thể hiện qua việc nâng cấp điện thờ, thay đổi trang phục, đổi mới diễn xướng, bổ sung lễ vật… Quá trình tâm linh hóa nghệ thuật và nghệ thuật hóa tín ngưỡng diễn ra đồng thời, thể hiện đức tin và sự kỳ vọng của các tín đồ đối với tín ngưỡng này. Tất cả đã tạo nên nét đặc sắc, sức hấp dẫn riêng của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam, một tài nguyên văn hóa quan trọng để có thể tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng.